Việc quản lý nề nếp học tập trực tuyến của học sinh

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP QUẢN lý dạy học TRỰC TUYẾN ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG (Trang 26)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

2.2. Thực trạng quản lý dạy học trực tuyến ở trường THPT Lê Viết Thuật và

2.2.3. Việc quản lý nề nếp học tập trực tuyến của học sinh

Trường THPT Lê Viết Thuật và trường phổ thông Hecmann Gmeiner là hai trường ở thành phố Vinh đi lên từ công tác an ninh nề nếp. Tuyển sinh đầu vào của hai trường khá thấp thua so với nhiều trường khác trong thành phố, tuy nhiên kết quả thi tốt nghiệp của hai trường lại không thua kém các trường bạn. Để có được những thành tích đáng ghi nhận, Ban giám hiệu luôn quan tâm chỉ đạo công tác quản lý nề nếp, lấy đó làm nòng cốt để chỉ đạo công tác dạy học. Trong thời gian dạy học trực tuyến, BGH đã yêu cầu GVCN khảo sát số lượng học sinh có máy tính, điện thoại ở gia đình và được kết nối mạng internet, phối hợp với phụ huynh học sinh bảo đảm các thiết bị trong quá trình học, kiểm tra cũng như đường truyền mạng (kiểm tra bật camera, bật mic). Đối với số học sinh chưa có thiết bị hoặc có nhưng không kết nối mạng ban giám hiệu nhà trường có những giải pháp để huy động từ các nguồn tài trợ để giúp đỡ như kêu gọi sự hỗ trợ từ phụ huynh trong lớp, các mạnh thường quân... để các em có được thiết bị tối thiểu phục vụ cho việc hoc trực tuyến.

Căn cứ vào tình hình thực tế BGH chỉ đạo giáo viên bộ môn gửi bài bằng văn bản đến nhà cho học sinh hoặc chụp ảnh bài dạy gửi qua zalo, facebook. Với tiêu chí: tất cả học sinh đều được học tập, được quan tâm, yêu thương. BGH nhà trường chỉ đạo giáo viên tận tậm, tận lực để vượt qua khó khăn giúp học sinh tiếp thu kiến thức và ổn định tâm lý.

Tuy nhiên trong quá trình dạy học trực tuyến vẫn còn một số khó khăn, bất cập trong quản lý nề nếp học tập của các em học sinh. Nhiều học sinh không chịu vào học, vào học nhưng không ghi bài, không chú ý nghe giảng, không bật mic để trả lời câu hỏi của giáo viên, cho người ngoài sử dụng tài khoản của mình để vào phá rối giờ dạy, khi học không bật camera, ... . Điều này dẫn đến chất lượng giờ dạy và học đều không đảm bảo. Một số học sinh lợi dụng dịch bệnh để nghỉ học lâu dài. Một số phụ huynh chưa thực sự tin tưởng vào việc dạy học trực tuyến, sợ con mải mê với điện thoại, máy tính, mê chơi game nên hạn chế cho con dùng máy để học... Đây thực sự là những trở ngại trong việc quản lý nề nếp học trực tuyến của hai trường chúng tôi.

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP QUẢN lý dạy học TRỰC TUYẾN ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)