CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN
3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về
sinh về dạy hoc trực tuyến ở trƣờng phổ thông
3.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò và ý nghĩa của dạy học trực tuyến, hiểu đúng bản chất DHTT như là một phương pháp hỗ trợ hoặc thay thế dạy học trực tiếp một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học trong tình hình dịch bệnh phức tạp.
Tạo sự nhất trí cao của toàn thể cán bộ, giáo viên trong DHTT tất cả các môn học để hỗ trợ cho chương trình dạy học ở trường phổ thông. Từ đó góp phần hoàn thành mục tiêu chung của giáo dục phổ thông trong tình hình phải ngỉ học vì đại dịch.
Tạo sự hứng thú, chủ động và tích cực ở mỗi học sinh khi tham gia học trực tuyến, vận dụng CNTT để giải quyết được các vấn đề khó khăn trong học tập cũng như việc áp dụng nó vào bài toán thực tế ở trong các hoàn cảnh cụ thể. Trên cơ sở đó đẩy mạnh nội dung học tập và lôi cuốn học sinh.
3.1.2. Nội dung của biện pháp
Dạy học trực tuyến được xem như là một giải pháp thay thế cần thiết khi không thể triển khai dạy học tại trường, giúp học sinh thực hiện chương trình học tập trong thời gian nghỉ học tại trường để phòng chống Covid-19 với phương châm
“tạm dừng đến trường, không dừng việc học”. . Nhận thức được các vấn đề đó, mỗi cán bộ quản lý, giáo viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, đặc biệt là BGH cần có chiến lược phù hợp nhằm phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho học sinh, tạo điều kiện để học sinh được học ở mọi nơi, mọi lúc.
Đối với mỗi giáo viên, tâm huyết, nghiêm túc với nghề là yếu tố cực kỳ quan trọng. Chỉ khi có những phẩm chất này, người giáo viên mới thực sự tận tâm để đem đến những giờ học chất lượng vàcách dạy học trực tuyến hiệu quả. Hơn nữa, khi hình thức học trực tuyến còn khá mới mẻ, nếu không thực sự tâm huyết và nghiêm túc với bản thân thì rất khó để giáo viên có thể thích nghi và vượt qua khó khăn trong quá trình giảng dạy.
Học sinh là chủ thể rất quan trọng quyết định tới sự thành công trong việc triển khai hoạt động DHTT. Tổ chức truyền thông các chủ trương, kế hoạch của nhà Trường về việc DHTT là rất cần thiết, cần cụ thể hoá các chủ trương, kế hoạch bằng các chương trình cụ thể trong từng thời điểm khác nhau. Từ đó, tạo điều kiện
25 cho học sinh được vận dụng, rèn luyện một cách phù hợp nhất, đồng thời xây dựng các quy định đánh giá ý thức tự giác, tự nguyện tham gia học tập.
Việc trang bị và nâng cao nhận thức trong việc tiếp cận với CNTT&TT để phục vụ học tập, tự học, tự nghiên cứu của học sinh cũng là một nội dung cần quan tâm. Bởi lẽ, người học chưa thấy sự hứng thú trong HTTT, một phần là do kỹ năng, hiểu biết về sử dụng thiết bị CNTT&TT hay sử dụng phần mềm bị hạn chế. Do vậy khi học sinh làm chủ được các thao tác thì sẽ nảy sinh mong muốn khám phá, nhận thấy sự cần thiết của việc chủ động, tự giác trong chiếm lĩnh tri thức, tận dụng tối đa những điều kiện hiện có để học tập, tìm kiếm những nguồn thông tin trên mạng Internet nhằm củng cố kiến thức và nâng cao trình độ.
3.1.3. Tổ chức thực hiện
Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng đã kịp thời cập nhật và triển khai đến tận từng cán bộ quản lý, giáo viên các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về công tác tổ chức dạy học trực tuyến, như: Thông tư 09/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GD&ĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên; Công văn 1712/SGDĐT-GDTH, GDTrH ngày 26/8/2021 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn dạy học trực tuyến năm học 2021-2022; Công văn 1732/SGDĐT-VP ngày 29/8/2021 về tổ chức dạy học ứng phó dịch Covid-19 năm học 2021-2022; Công văn 1899/SGDĐT-VP ngày 17/9/2021 về việc hướng dẫn xây dựng phương án dạy học ứng phó dịch Covid-19.
Tổ chức tuyên truyền và cử các giáo viên có kiến thức tốt về CNTT tham gia các chương trình hội thảo, các lớp bồi dưỡng về ứng dụng CNTT&TT trong giáo dục, về DHTT v.v.. nhằm nâng cao hiểu biết về triển khai và ứng dụng CNTT&TT trong đổi mới phương pháp quản lý, dạy học, sau đó các giáo viên được tham gia sẽ về trường phổ biến những kiến thức, hiểu biết về DHTT cho giáo viên và cán bộ trong toàn trường.
Tổ chức các buổi tập huấn cho giáo viên. Các buổi tập huấn được phân rõ các nội dung riêng từng phần để giáo viên dễ tiếp cận hơn, vận dụng chúng vào thực tiễn dạy học trực tuyến, quản lý việc ứng dụng CNTT&TT trong nhà trường hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, các buổi tập huấn được tô chức bằng hình thức trực tuyến để giáo viên trực tiếp thực hiện các thao tác như học sinh để nhìn nhận các vấn đề một cách khách quan nhất.
Mời chuyên gia trao đổi kinh nghiệm triển khai DHTT để học hỏi kinh nghiệm, vận dụng thực tiễn. Nhà trường cần tổ chức các buổi tọa đàm cho chi đoàn giáo viên để chia sẻ kinh nghiệm thực hiện vì đây là nguồn lực rất tiềm năng của nhà trường. Từ đó, tổ chức các buổi họp hội đồng sư phạm nhằm rút kinh nghiệm triển khai một cách nghiêm túc nhằm điều chỉnh phù hợp các quy định cũng như kiểm điểm trách nhiệm tham gia tổ chức lớp học của các cá nhân, các tổ chuyên môn có liên quan.
26 Tổ chức hướng dẫn cho toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh cách sử dụng, thao tác trên hệ thống phần mềm dạy học trực tuyến. Thành lập nhóm lớp trưởng để các kỹ thuật viên hướng dẫn các em sử dụng thành thục các thao tác mở phòng học, tạo nhóm học.
- Đối với cán bộ lớp: Đây là cầu nối giữa giáo viên và toàn thể học sinh nên cần phải được định hướng, tấp huấn đầy đủ các nội dung, cách thức khai thác CNTT để thu được các phản ánh về chất lượng tốt nhất.
- Đối với hội cha mẹ HS và phụ huynh: Luôn vận động tuyên truyền và tìm mọi cách để phụ huynh hiểu tầm quan trọng của việc dạy học trực tuyến. Để đảm bảo được số lượng học sinh tham gia học đầy đủ nhất nhà trường đã xây dựng kế hoạch phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh và các ban ngành đoàn thể địa phương như phụ nữ, khối trưởng, để đến từng hộ gia đình. Chi đoàn giáo viên phối hợp với GVCN đến từng nhà học sinh để mang tài liệu vở học tập cho học sinh không thể ra ngoài mua dụng cụ học tập được.
Xây dựng và áp dụng các quy định, quy chế đánh giá ý thức tham gia học tập đối với học sinh, trách nhiệm đôn đốc học tập của giáo viên chủ nhiệm, của cán bộ lớp phụ trách.
27