Việc quản lý hồ sơ dạy học trực tuyến

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP QUẢN lý dạy học TRỰC TUYẾN ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG (Trang 27 - 30)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

2.2. Thực trạng quản lý dạy học trực tuyến ở trường THPT Lê Viết Thuật và

2.2.5. Việc quản lý hồ sơ dạy học trực tuyến

Từ đầu năm học nhà trường đã có thông báo đến tận từng giáo viên quy định cụ thể các loại hồ sơ cần thiết của mỗi cá nhân, mỗi tổ, nhóm chuyên môn. Thành lập Ban kiểm tra hồ sơ do phó hiệu trưởng chuyên môn làm trưởng ban, các thành viên là các phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên cốt cán của các bộ môn. Ban kiểm tra hồ sơ làm việc theo kế hoạch đã dược xây dựng từ đầu năm của nhà trường hoặc kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu của Hiệu trưởng.

Hàng tuần các giám hiệu trực đã kiểm tra việc sử dụng sổ điểm, việc nhập và ký sổ đầu bài điện tử, cũng như việc lên lịch báo giảng của từng giáo viên trên phần mềm quản lý nhà trường.

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc vẫn còn có những tồn tại: Nhà trường chưa có các quy định cụ thể về quản lý, sử dụng SĐĐT, HBĐT; bên cạnh đó phần mềm LMS của VNPT đang còn có một số hạn chế, chưa tối ưu: thiếu một số chức năng đối với giáo viên để thực hiện nhiệm vụ dạy thay trong sổ đầu bài; các biểu mẫu thống kê, báo cáo và chức năng quản lý trên hệ thống dạy học trực tuyến chưa đầy đủ và sắp xếp chưa khoa học; chưa thống kê được thời điểm, thời gian học sinh bị mất kết nối với hệ thống; Việc quản lý hồ sơ giáo án của giáo viên, học liệu dạy học trực tuyến còn nhiều khó khăn do số lượng giáo viên quá đông, mỗi người dạy nhiều khối lớp...

Tiểu kết chƣơng 2

Qua việc đánh giá thực trạng về việc quản lý dạy học trực tuyến, những việc đã làm được, chưa làm được chúng tôi nhận thấy:

*Những mặt mạnh của hai trường:

- Ban giám hiệu của hai trường đã kịp thời cập nhật văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về công tác tổ chức dạy học trực tuyến. Đã tổ chức quán triệt, tập huấn đầy đủ cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về dạy học trực tuyến.

22 - Nhà trường đã thực hiện tuyên truyền về chủ trương và các giải pháp dạy học trực tuyến bằng nhiều hình thức (qua nhóm Zalo, Facebook, Website nhà trường và trên truyền hình...) với nội dung phù hợp; Nhà trường đã họp thống nhất với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh qua hình thức trực tuyến. Thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các trường đã tuyên truyền, vận động để giáo viên, phụ huynh, học sinh cố gắng khắc phục khó khăn, thực hiện tốt công tác dạy và học trực tuyến. Hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, trường đã vận động cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ủng hộ tối thiểu một ngày lương và kêu gọi phụ huynh, cựu học sinh, doanh nghiệp ủng hộ qua mạng xã hội và đã trao tặng thiết bị học trực tuyến cho nhiều học sinh gặp khó khăn.

- Công tác quản lý dạy học trực tuyến được các trường chú trọng: Đã ban hành Quy định về dạy học tại trường; Ban giám hiệu, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn thường xuyên dự giờ, theo dõi, đánh giá chất lượng giờ dạy của giáo viên và việc học của học sinh; thực hiện lên thời khóa biểu và lịch báo giảng trên phần mềm quản lý nhà trường. Đa số các trường theo dõi việc tổ chức dạy học trực tuyến qua sổ đầu bài trên phần mềm quản lý nhà trường và sổ theo dõi của học sinh - Các trường đã có phương án bổ sung kiến thức cho những học sinh bị thoát ra khỏi ứng dụng trong quá trình học trực tuyến bằng nhiều hình thức như gọi điện thoại, trao đổi qua Zalo; có phương án đối với các em chưa đủ điều kiện học tập trực tuyến là học ghép thiết bị với bạn khi đảm bảo an toàn phòng dịch hoặc gửi phiếu giao nhiệm vụ học tập.

- Trong quá trình tổ chức dạy học trực tuyến, giáo viên đã thực hiện kiểm tra thường xuyên qua các hình thức: học sinh trả lời câu hỏi, bài tập được giao khi học trực tuyến hoặc thực hiện sản phẩm ở nhà rồi gửi qua ứng dụng Zalo, Messenger để giáo viên đánh giá. Các học liệu được đưa lên hệ thống học trực tuyến chủ yếu gồm: hệ thống câu hỏi, bài tập; file trình chiếu nội dung bài học Powerpoint, Video.

- Nhà trường có hồ sơ quản lý về dạy học khá đầy đủ và đã có lưu trữ kịp thời.

*Những mặt hạn chế:

Việc xây dựng kế hoạch, chương trình dạy học trực tuyến cho học sinh còn chưa được tiêu chuẩn hóa cụ thể, mới ở bước đầu và triển khai trên một số giáo viên cốt cán. Việc giáo dục nhận thức về tầm quan trọng và ích lợi của dạy học trực tuyến cho giáo viên còn hạn chế; một bộ phận không nhỏ cho rằng không cần thiết phải tìm ra hình thức dạy học mới.

Chưa xây dựng được hệ thống nội quy, quy định trong dạy và học trực tuyến, dẫn đến việc chưa quản lý tốt giáo viên và học sinh trong nhà trường

Việc tổng hợp, kiểm tra đánh giá hiệu quả của dạy học trực tuyến còn chưa thực hiện bài bản, thậm chí là chưa tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm.

Chưa có kế hoạch dài hơi và mục tiêu cần đạt cho từng đối tượng học sinh, giáo viên dẫn đến việc mạnh ai nấy làm tạo ra dư luận không tốt về dạy học trực tuyến.

23 Việc quản lý hồ sơ dạy học trực tuyến còn lúng túng, chưa đồng bộ, chưa khoa học

*Nguyên nhân của những hạn chế

- Chưa có cơ chế dạy học trực tuyến qua mạng internet, việc dạy học trực tuyến nhằm ứng phó với đại dịch Covid, chương trình chưa rõ ràng.

- Năng lực tổ chức của lãnh đạo còn vừa làm vừa rút kinh nghiêm, vừa điều chỉnh. Một bộ phận không nhỏ giáo viên còn thờ ơ, nhận thức chưa đúng đắn về dạy học trực tuyến qua mạng internet cho học sinh.

- Do điều kiện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học trực tuyến còn chưa được đầu tư đúng mức, việc cập nhật tình hình công nghệ thông tin còn hạn chế.

24

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP QUẢN lý dạy học TRỰC TUYẾN ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)