Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP QUẢN lý dạy học TRỰC TUYẾN ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG (Trang 50)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

3.8. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Để khảo nghiệm về tính cấp thiết, tính khả thi của một số biện pháp quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông được đề xuất ở trên, tác giả đã lấy ý kiến đánh giá của 130 người bao gồm 30 cán bộ quản lý, giáo viên bao gồm: BGH, các tổ trưởng chuyên môn, trưởng nhóm chuyên môn của hai trường PT Hermann Gmeiner Vinh và trường THPT Lê Viết Thuật và 100 giáo viên của hai trường thông qua các phiếu điều tra về các biện pháp sau:

1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về dạy học trực tuyến ở trường phổ thông.

2. Xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp.

3. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp dạy học trực tuyến.

4. Xây dựng hệ thống văn bản quản lý dạy học trực tuyến.

5. Linh hoạt trong lựa chọn, tổ chức các mô hình lớp học trực tuyến, trực tiếp. 6. Kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến.

7. Quản lý và lưu trữ hồ sơ dạy học trực tuyến.

Trong quá trình khảo sát và trong mẫu khảo sát trên google biểu mẫu, các tác giả đã đưa vào nội dung biện pháp và các giải pháp cụ thể trong nhóm các giải pháp để làm rõ nghĩa hơn trong quá trình thu thập dữ liệu. Kết quả thu được như sau:

45 Tổng số người đã tham gia khảo sát: 130

Kết quả thể hiện ở bảng sau:

STT Các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi 1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ

quản lý, giáo viên và học sinh về dạy hoc trực tuyến ở trường phổ thông

112 18 0 112 18 0

2 Xây dựng kế hoạch dạy học trực

tuyến phù hợp 120 10 0 120 10 0

3 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp dạy học trực tuyến

110 20 0 110 20 0

4 Xây dựng hệ thống văn bản quản

lý dạy học trực tuyến 111 19 0 111 19 0

5 Linh hoạt trong lựa chọn, tổ chức các mô hình lớp học trực tuyến, trực tiếp.

117 13 0 117 13 0

6 Kiểm tra đánh giá trong dạy học

trực tuyến 105 12 13 105 12 13

7 Quản lý và lưu trữ hồ sơ dạy học

trực tuyến 78 52 0 78 52 0

Nhìn vào kết quả khảo sát ở trên chúng tôi nhận thấy ở các giải pháp 1, 2, 3, 4, 5, 7 tất cả những người tham gia khảo sát đều nhận định có tính cần thiết và có tính khả thi, trong đó số người cho rằng rất cần thiết và có tính khả thi cao chiếm đa số (Từ 60% đối với biện pháp 7 đến 92,3% đối với biện pháp thứ 2). Riêng đối với giải pháp thứ 6 về kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến thì 90 % người được hỏi thấy cần thiết. Tuy nhiên vẫn còn 10 % thấy chưa cần thiết và chưa có tính khả thi. Đây cũng là vấn đề đòi hỏi các nhà trường cần phải làm tốt hơn nữa trong thời gian tới để đánh giá đúng, khách quan chất lượng dạy học trực tuyến trong thời gian tới.

Tiểu kết chƣơng 3.

Trên cơ sở nghiên cứu về cơ sở lý luận của quản lý hoạt động DHTT và về thực trạng quản lý hoạt động DHTT tại trường THPT Lê Viết Thuật và trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh trong giai đoạn hiện nay, tại chương 3 này, chúng tôi đã đề xuất 07 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về dạy hoc trực tuyến ở trường phổ thông.

46 Biện pháp 3: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp dạy học trực tuyến.

Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống văn bản quản lý dạy học trực tuyến.

Biện pháp 5: Linh hoạt trong lựa chọn, tổ chức các mô hình lớp học trực tuyến, trực tiếp.

Biện pháp 6: Kiểm tra đánh giá trong dạy học trực tuyến. Biện pháp 7: Quản lý và lưu trữ hồ sơ dạy học trực tuyến.

Khi đề xuất các biện pháp, chúng tôi dựa trên các nguyên tắc cơ bản như: nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ, nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. Trong mỗi biện pháp, chúng tôi đều chỉ rõ mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện. Thông qua phân tích kết quả khảo nghiệm, khẳng định các biện pháp đề xuất là rất cần thiết và rất khả thi. Việc triển khai đồng bộ các biện pháp trên góp phần nâng cao chất lượng DHTT tại trường THPT Lê Viết Thuật và trường phổ thông Hermann Gmeiner Vinh.

47

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên đây là một số biện pháp quản lý dạy học trực tuyến mà chúng tôi đã triển khai trong hai năm học này. Trên cơ sở bước đầu nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động dạy- học trực tuyến, chúng tôi đã lấy đó làm căn cứ khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng của hai nhà trường, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý dạy học trực tuyến ở trường phổ thông trong thời kỳ đại dịch Covid 19 và trong những thời gian học sinh không đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng. Việc áp dụng các biện pháp quản lý đã có tác dụng thúc đẩy quá trình dạy học trực tuyến của nhà trường, làm cho nó đi đúng hướng và đạt được những kết quả nhất định.

Các biện pháp mà chúng tôi tiến hành đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau, có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau. Trong suốt quá trình quản lý chúng tôi đều không xem nhẹ biện pháp nào bởi mỗi cái đều có tác dụng đối với hoạt động dạy học trực tuyến ở trường phổ thông và đều cùng hướng tới mục đích chung là thực hiện kỷ cương, nề nếp, nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường. Việc thực hiện đồng bộ, sáng tạo, nhịp nhàng các biện pháp đã nêu thật sự đã cụ thể hóa một phần quan trọng trong nhiệm vụ chung toàn ngành về việc đẩy mạnh đổi mới công tác quản lý giáo dục đang được xác định là nhiệm vụ then chốt hiện nay ở các nhà trường phổ thông.

Tuy nhiên, đây chỉ mới là những kết quả bước đầu trong quá trình đầy khó khăn và lâu dài của hai trường để thực hiện mục tiêu của ngành Giáo dục và Đào tạo Nghệ An trong bản Kế hoạch tổng thể về việc thích ứng với tình hình dịch COVID-19, đó là “Bảo đảm tổ chức các hoạt động dạy và học thích ứng an toàn với dịch COVID-19, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh, củng cố và duy trì chất lượng giáo dục và đào tạo”.

Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí quản lý có nhiều kinh nghiệm để chúng tôi ngày càng hoàn thiện hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, góp phần vào thành công chung của nền giáo dục tỉnh nhà. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

2. Kiến nghị, đề xuất

2.1. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo Nghệ An

- Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra thực hiện dạy học trực tuyến và bảo đảm an toàn trường học ứng phó tình hình dịch Covid-19 tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Tổ chức tập huấn cho giáo viên về xây dựng các bài giảng trực tuyến, đặc biệt là các bài giảng theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 để cung cấp cho các nhà trường tổ chức dạy học trực tuyến; hỗ trợ các nhà trường trong việc triển

48 khai các nền tảng dạy học trực tuyến, quản trị nhà trường, xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin quản lý giáo dục.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả Chương trình “Sóng và Máy tính cho em” nhằm hỗ trợ thiết bị học trực tuyến, dịch vụ viễn thông cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

- Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tác động tiêu cực của việc học trực tuyến để có giải pháp hỗ trợ kịp thời, ổn định tâm lý cho học sinh và phụ huynh.

- Tổ chức rà soát, nghiên cứu xây dựng và đề xuất chính sách hỗ trợ đặc thù đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cơ sở giáo dục ngoài công lập bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.

2.2. Đối với các nhà trường:

- Quan tâm chỉ đạo thực hiện việc tổ chức dạy học trực tuyến theo Thông tư 09/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GD&ĐT Quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên và các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Theo dõi, cập nhật và triển khai đầy đủ các văn bản mới của Ngành và các đơn vị khác có liên quan về công tác dạy học trực tuyến và bảo đảm an toàn trường học ứng phó tình hình dịch Covid-19.

- Tạo mọi điều kiện để tất cả cán bộ, giáo viên được tham dự các hội thảo, tập huấn về các chuyên đề bồi dưỡng phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá trực tuyến, kỹ năng thiết kế bài học, xây dựng bài giảng E-learning, giao nhiệm vụ học tập, lập kế hoạch dạy học hàng tuần một cách linh động, kết hợp nhuần nhuyễn giữa dạy học trực tiếp với việc duy trì dạy học trực tuyến có hiệu quả.

- Thường xuyên theo dõi việc tổ chức dạy học của giáo viên và sĩ số tham gia học tập của từng lớp học đến từng tiết học; sắp xếp, bố trí các phương án để dạy bổ sung kiến thức cho học sinh, đảm bảo tất cả học sinh được học đồng đều kiến thức mới.

- Chỉ đạo các nhóm chuyên môn tham gia viết sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học trong dạy học trực tuyến; đăng ký thi các bài giảng E- learning, thường xuyên phát động phong trào thi đua nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến giữa các tổ, các cá nhân trong mỗi tổ chuyên môn. Có biện pháp và hình thức thưởng phạt cụ thể nhằm tạo động lực cho giáo viên quyết tâm phấn đấu

49

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số vấn đề về QLGD, Trường Cán bộ Quản lý GD & ĐT, Hà Nội.

2. Trần Hữu Cát- Đoàn Minh Duệ (1999), Đại cương về Khoa học quản lý, Tập bài giảng dành cho lớp cao học QLGD, ĐH Vinh.

3. Đào Quang Chiêu, Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến tại Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục, 2010.

4. Nguyễn Tiến Dũng, Quản lý dạy học trực tuyến tại trường đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà nội, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục, Đại học Giáo dục, 2013.

5. Kế hoạch số 734/ KH-SGD&ĐT ngày 18 tháng 4 năm 2022 của Sở GD - ĐT Nghệ An về kế hoạch tổng thể của ngành Giáo dục và Đào tạo thích ứng với tình hình dịch COVID-19, bảo đảm tố chức dạy và học an toàn, chất lượng

6. Thái Văn Thành (2012), Đề cương bài giảng Quản lý Giáo dục và Quản lý Nhà trường, ĐH Vinh.

7. Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GD - ĐT quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến trong cơ sở GDPT và cơ sở GDTX

8. Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về dạy học trực tuyến ở trường phổ thông của Bộ giáo dục và Đào tạo, của Sở GD và ĐT Nghệ An.

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP QUẢN lý dạy học TRỰC TUYẾN ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)