Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP QUẢN lý dạy học TRỰC TUYẾN ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG (Trang 33)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC TRỰC TUYẾN

3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp

3.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông; khai thác, sử dụng sách giáo khoa, các nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị hoạt động giáo dục của nhà trường; đảm bảo tính dân chủ, công khai, thống nhất giữa các tổ chức trong nhà trường; phối hợp giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tại địa phương trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường

3.2.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng kế hoạch DHTT có ý nghĩa rất quan trọng vì tính phức tạp của công tác tổ chức lớp học cũng như các yếu tố kỹ thuật có liên quan. Kế hoạch giáo dục phải đề cập đến:

- Mục đích - Yêu cầu - Thời gian

- Đối tượng tham gia

- Hình thức tổ chức dạy học (Trực tuyến/Trực tiếp/ Hướng dẫn tự học). - Nội dung học tập

- Điều kiện cơ sở vật chất

- Hình thức đánh giá kết quả học tập

- Nhiệm vụ tổ chức thực hiện của các bộ phận liên quan: Đối với Ban giám hiệu, đối với tổ chuyên môn, đối với giáo viên chủ nhiệm, đồi với giáo viên bộ môn, đối với học sinh.

Kế hoạch dạy học cần có các phương án khác nhau, chi tiết cho từng tình huống cụ thể tương ứng với từng thời điểm của dịch bệnh. Tùy vào tình hình thực tiễn để có các kế hoạch dạy học phù hợp. Cần phải linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục theo từng tuần, tháng và được thực hiện hàng ngày.

3.2.3. Tổ chức thực hiện

- Đầu năm học BGH xây dựng khung chương trình các môn học và hoạt động giáo dục trong đó quy định số tiết dạy cho mỗi môn học/khối lớp, đảm bảo đầy đủ số tiết theo quy định.

- Trên cơ sở kế hoạch giáo dục nhà trường đã xây dựng, các nhóm CM xây dựng kế hoạch giáo dục năm học 2021-2022 theo hướng bám sát các Công văn chỉ

28 đạo của Bộ GD và ĐT và của Sở GDĐTNghệ An về việc tổ chức dạy học ứng phó dịch Covid-19 năm học 2021-2022. Trong quá trình thực hiện, các nhóm chuyên môn cần chủ động, linh hoạt trong thực hiện hình thức dạy học trực tiếp, trực tuyến phù hợp với tình hình địa phương, nhà trường, tận dụng tối đa khoảng thời gian HS đến trường để vừa đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo chất lượng trong triển khai thực hiện KHGD.

- Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, khi xây dựng kế hoạch giáo dục, các nhóm chuyên môn phải xác định các bài học có thể dạy học trực tuyến hoặc trực tiếp; các nội dung chỉ dạy học trực tiếp, các nội dung có thể hướng dẫn học sinh tự học … để chủ động triển khai, linh hoạt sử dụng nhiều giải pháp, hình thức tổ chức dạy học như dạy trực tuyến, trực tuyến kết hợp với trực tiếp, hay các giải pháp khác như giao bài trực tiếp, giao bài qua zalo, messenger…, để hoàn thành chương trình.

Trong thời gian học sinh học trực tuyến, lựa chọn các nội dung kiến thức cơ bản theo các mức độ nhận biết, thông hiểu (mức 1, mức 2) để giảng dạy, hướng dẫn học sinh tự học hoàn hoàn thành nội dung bài học. Các kỹ năng, mức độ còn lại cao hơn, tổ chức dạy cho học sinh khi học trực tiếp.

Đối với các bài giảng trực tuyến, để đảm bảo hiệu quả, bên cạnh lựa chọn nội dung phù hợp, GV cần thiết kế bài dạy đảm bảo phù hợp nội dung đã chọn, rõ các nhiệm vụ học tập của HS, phát huy khả năng tự học cho HS, đảm bảo sự tương tác trong quá trình dạy học. Nhiệm vụ giao cho HS cần rõ yêu cầu, cách thức thực hiện, sản phẩm, kết quả phải đạt được. Trong mỗi bài dạy, GV cần dành thời gian để giao nhiệm vụ học tập cho HS để phục vụ cho bài học tiếp theo.

- Đối với trường phổ thông Hecmann Gmeiner, tổ chuyên môn xây dụng các kế hoạch dạy học phù hợp với đặc điểm của trường có 3 cấp học, phù hợp với tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp. Cụ thể như:

+ Trực tuyến 100%;

+ Trực tuyến, trực tiếp theo từng lớp học; + Trực tiếp + Trực tuyến.

Căn cứ vào các đặc điểm, tình hình cụ thể đó các tổ chuyên môn cần phải xây dựng rõ ba kế hoạch dạy học tương ứng với các hình thứ dạy học. Từ đó, bố trí, sắp sếp thời khóa biểu phù hợp cho từng lớp học, khối học và cấp học. Thời khóa biểu phải linh hoạt, đảm bảo đúng số lượng, thời lượng và thời gian để tránh quá tải, thiếu trang thiết bị học tập cho học sinh và đặc biệt là đối tượng học sinh cấp 1 cần phải có phụ huynh kèm. Ví dụ: Trực tuyến 100%: bố trí 1 buổi tối đa 3 môn – 4 tiết. Phần chia thời gian học phù hợp với tùng cấp học, ưu tiên học sinh cấp 1 học vào thời gian buổi tối để có được sự hỗ trợ của phụ huynh.

- Đối với nhân viên quản lí cơ sở vật chất luôn không ngừng kiểm tra các điều kiện cơ sở vật chất, tính toán kinh phí để lắp đặt hệ thống mạng tới từng lớp học.

29 Bên cạnh đó cần phải phối hợp chặt chẽ với GVCN, hội cha mẹ học sinh nhằm vận động tài trợ mua sắp thêm một số thiết bị như Camera, míc thu,… để có thể dạy học trực tuyến + trực tiếp.

Hình 3.2. Một số hình ảnh về triển khai kế hoạch dạy học trực tuyến 3.3. Biện pháp 3: Tăng cƣờng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ quản lý, giáo viên về phƣơng pháp dạy học trực tuyến

3.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo 100% số cán bộ quản lí, giáo viên trong nhà trường nắm chắc các quy trình thực hiện DHTT, có đủ kiến thức, kỹ năng và làm chủ việc sử dụng, khai thác các thiết bị, phần mềm được cung cấp, trang bị.

Triển khai sâu rộng hoạt động DHTT tới các tổ chuyên môn và từng giáo viên trong đổi mới phương pháp dạy học, hướng học sinh tự học thông qua mạng Internet.

3.3.2. Nội dung của biện pháp

Trên thực tế các cán bộ quản lý, giáo viên của hai trường đều đã có trình độ tối thiểu về CNTT&TT, có trình độ và kỹ năng sử dụng máy tính cho công việc, có khả năng khai thác thông tin trên Internet phục vụ công tác giảng dạy. Do vậy, việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên về phương pháp dạy học trực tuyến cần tập trung vào những nội dung sau:

30 - Bồi dưỡng, tự bồi dưỡng về ứng dụng CNTT&TT trong dạy học trực tuyến như cách soạn giáo án powerpoint; bài giảng E-learning; đưa bài tập lên trang học liệu của hệ thống LMS, cách sử dụng các phần mềm

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ nội dung đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn sử dụng thiết bị, phần mềm đã được tập huấn và chỉ đạo của nhà trường.

3.3.3. Tổ chức thực hiện

- Ban giám hiệu lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, chọn lựa cá nhân có năng lực, có trình độ, kỹ năng tốt về ứng dụng CNTT&TT trong mỗi tổ, nhóm chuyên môn. Coi đây là những hạt nhân, đầu mối để triển khai công tác DHTT.

- Tổ chức tập huấn, phổ biến cho 100% giáo viên, nhân viên các chủ trương, quy định của Bộ, của Sở, của nhà Trường liên quan tới ứng dụng CNTT&TT trong DHTT.

- Mời các chuyên gia ứng dụng nền tảng dạy học trực tuyến qua LMS về tập huấn cho giáo viên. Bên cạnh đó, Chỉ đạo chi đoàn Giáo viên đóng vai trò tiên phong về ứng dụng CNTT&TT, quay các Videos hỗ trợ, hướng dẫn giáo viên tăng cường sử dụng đa dạng các hình thức dạy học cũng như kiểm tra đánh giá trực tuyến.

- Bồi dưỡng, tập huấn giáo viên trong việc quản trị, làm chủ công nghệ khi triển khai các nền tảng dạy học trực tuyến mới được tiếp cận. Trong các buổi tập huấn phải đảm bảo yêu cầu là 100% giáo viên phải tự mình thực hiện được các nội dung như: Quản trị các thao tác quản lí phòng học zoom; GVCN quản lí, kiểm tra được tiến độ hoàn thành các nội dung học tập trên LMS; GV bộ môn ngoài việc quản lí được học sinh thì cần phải tạo được các bài giảng điện tử, tạo được bài kiểm tra và chấm bài kiểm tra trên hệ thống LMS; Tập huấn ứng dụng CNTT vào dạy học như: Quizizz, Azota, Shub classroom, phần mềm viết bảng điện tử, vẽ hình Scrble Ink, công cụ chụp màn hình Snipping tool. Bên cạnh đó, BGH đã chỉ đạo chi tiết đến từng bộ phận và từng vị trí đảm nhiệm cụ thể như:

+ Đối với các cán bộ quản lý, admin của các nền tảng trực tuyến đó là quản trị cơ sở dữ liệu, cổng thông tin điện tử, nền tảng học trực tuyến LMS,…

+ Đối với đội ngũ giáo viên, đó là các nền tảng dạy học trực tuyến, các công cụ hỗ trợ dạy học cũng như kiểm tra đánh giá trực tuyến và quy trình quản trị hồ sơ điểm thành phần, kết nối với từ nhóm lớp, nhóm tổ chuyên môn.

+ Đối với chi đoàn giáo viên cùng với GVCN đảm nhận nhiệm vụ tập huấn các kĩ thuật, thao tác cơ bản cho đội ngũ cán bộ lớp quản trị lớp học, hướng dẫn các bạn tham gia học tập trực tuyến.

+ Đối với ban an ninh trường học cùng phối hợp với nhân viên y tế trường học tuyên truyền, nhắc nhở GV, HS và PH thực hiện tốt các quy định phòng dich. Bên cạnh đó ban an ninh trường học phải tham gia tập huấn các kĩ thuật dạy học, xử lý các sự cố khi triển khai dạy học vừa trực tiếp vừa trực tuyến.

31 - Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho 100% Ban cán sự các lớp cách sử dụng cổng thông tin điện tử của nhà Trường để tiếp nhận, trao đổi và phản ánh thông tin có liên quan tới công tác học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh. Ban cán sự các lớp là hạt nhân, là cầu nối của giáo viên với toàn thể học sinh của các lớp khi tham gia quá trình triển khai DHTT.

- Hướng dẫn, chỉ đạo về việc trong các buổi họp phụ huynh GVCN cần phải đổi mới về nội dung và hình thức để có mối liên hệ, tương tác qua lại giữa GV với PH, giữa PH với HS, và giữa PH với nhà Trường để từ đó góp phần nâng cao hiệu quả DHTT và giảm áp lực các dư luận xã hội.

32

https://www.youtube.com/watch?v=FFUsnHJf3M4 https://www.youtube.com/watch?v=t2YXfSJQ9p8

https://www.youtube.com/watch?v =S845WRV9k8g https://www.youtube.com/watch?v=LT4B4Mea0Uc

Hình 3.3. Một số hình ảnh và link Videos về triển khai TH bồi dƣỡng năng lực dạy học trực tuyến cho giáo viên

3.4. Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống văn bản quản lý dạy học trực tuyến

3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm có được một hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn tổ chức thực hiện DHTT trong nhà trường một cách đồng bộ và đầy đủ. Hệ thống văn bản quản lý này bao gồm các quy định có liên quan về: Cung cấp thông tin lớp học trực tuyến, địa chỉ quản lí giáo án điện tử, tổ chức giảng dạy, trao đổi, giải đáp trên mạng, kiểm tra đánh giá và lưu trữ hồ sơ.

Có được chính sách đồng bộ về tổ chức DHTT, các lớp học trực tuyến thay vì chỉ có các quy định về việc tổ chức giờ học trực tuyến và một số quy định, hướng dẫn được áp dụng đơn lẻ. Từ đó tạo được sự thay đổi về nhận thức và hành động về việc triển khai tổ chức DHTT.

3.4.2. Nội dung của biện pháp

Hệ thống văn bản quản lý DHTT sẽ bao gồm các nội dung được thể hiện trong các văn quản quản lý, hướng dẫn sau:

33 - Quy định (hoặc hướng dẫn) về quản lý, trao đổi và cung cấp thông tin trên mạng Internet. Văn bản này phải thể hiện được trách nhiệm của các bộ phận quản trị, admin của các nền tảng, các tổ chuyên môn, đoàn thể trong việc trao đổi, trả lời, cung cấp thông tin trên mạng Internet đối với cả 3 cấp học trong cả năm học.

- Quy định (hướng dẫn) về phát triển hệ thống học liệu điện tử và tổ chức các buổi học trực tuyến. Việc phát triển học liệu điện tử cần được coi là một nội dung bắt buộc được quy định cụ thể đối với từng tổ, nhóm chuyên môn cụ thể.

- Các điều khoản quy định (hướng dẫn) về tổ chức quản lý điểm, thi kiểm tra giữa kì và cuối kì bằng cả 2 hình thức trực tiếp và trực tuyến để phù hợp với tình hình dịch bệnh.

- Các buổi học trực tuyến với các hình thức giảng dạy trực tuyến khác nhau cũng được coi như giờ học chính khóa hiện hành.

- Quy định về tính chế độ, thanh toán kinh phí đối các hoạt động liên quan tới DHTT trong quá trình tổ chức quản lý, tập huấn, giảng dạy trong nhà trường.

Các nội dung của biện pháp cần được triển khai đồng bộ và được theo dõi, chỉ đạo thực hiện một cách xuyên suốt sẽ tạo được một hàng lang pháp lý và các văn bản, quy trình hướng dẫn thực hiện tương đối đầy đủ tại cho nhà trường.

3.4.3. Tổ chức thực hiện

- Hiệu trưởng cần nghiên cứu, xây dựng và đưa nội dung về DHTT vào Bản kế hoạch giáo dục nhà trường trong năm học 2021 – 2022 để khẳng định sự quan tâm và định hướng ứng dụng mạnh mẽ CNTT&TT trong việc đổi mới hoạt động giáo dục của nhà trường phù hợp với tình hình dịch bệnh đang diễn tiến phức tạp.

- Nhà trường đưa ra Quy định về quản lý, trao đổi và cung cấp thông tin trên mạng Internet áp dụng đối với tất cả các quy trình từ tuyển sinh tới khi cấp bằng tốt nghiệp cho tất cả 3 cấp học, đảm bảo 100% thông tin liên quan tới người học đều được cung cấp trên mạng Internet.

- Chỉ đạo xây dựng Nội quy dạy – học trực tuyến áp dụng đối với tất cả giáo viên và học sinh. Trong đó có quy định về nhiệm vụ của giáo viên trước, trong và sau khi thực hiện nhiệm vụ giảng dạy trực tuyến; quy định những điều học sinh phải làm và không được làm trong quá trình học tập.

Thực hiện chỉ đạo của Sở GD và ĐT Nghệ An, trường chúng tôi đã triển khai dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh phải nghỉ học ở trường để phòng, chống dịch Covid-19. Khi tham gia lớp học trực tuyến giáo viên và học sinh cần phải tuân thủ các nội quy để đạt hiệu quả tốt nhất. Nhà trường đề nghị giáo viên và học sinh thực hiện một số quy định sau đây:

Ngoài ra, nhà trường cũng đã yêu cầu tổ chức Đoàn thanh niên có văn bản hướng dẫn, định hướng cho thanh niên khi tham gia các diễn đàn trên mạng. Hiện nay, nhu cầu trao đổi giao lưu của học sinh là rất lớn, hiện có nhiều trang tin, diễn

34 đàn hay nhóm kín của học sinh tự lập ra, nhưng do thiếu sự quản lý và định hướng nên hoạt động của các diễn đàn này thường khá lộn xộn và không được có người quản lí chính thức ảnh hưởng tới dư luận.

- Tổ văn phòng kiểm tra, báo cáo tình hình cơ sở vật chất để đề xuất nhà trường bổ sung sửa chữa. Lập kế hoạch lắp đặt hệ thống mạng Internet tới từng lớp học và hệ thống điểm danh thông minh. Đặc biệt, xây dựng, điều chỉnh, bổ sung

Quy chế chi tiêu nội bộ, trong đó điển hình là việc đưa bổ sung các khoản chi mới, liên quan tới việc triển khai các hoạt động DHTT.

Một phần của tài liệu SKKN một số BIỆN PHÁP QUẢN lý dạy học TRỰC TUYẾN ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG (Trang 33)