Cơ cấu đàn lợn của trại lợn anh Quân Đào từ năm 2015 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh phân trắng lợn con, biện pháp phòng trị tại xã xuân thành huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 49)

Năm Tổng đàn (con) Lợn sinh sản Tổng số lợn con để nuôi (con) Tổng số lợn sinh sản (con) Lợn nái Lợn đực giống Tổng số (con) Trong đó Tỷ lệ nái hậu bị/nái sinh sản (%) Tổng số (con) Trong đó Hậu bị (con) Sinh sản (con) Hậu bị (con) Khai thác (con) (con) (con) 2015 2313 127 123 50 73 40,65 4 0 4 2186 2016 3622 197 192 78 114 40,63 5 1 4 3425 Từ 1/1 - 30/8/2017 3405 272 265 111 154 41,89 7 1 6 3133

Hiện nay, trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,25 lứa/năm. Số lợn con để nuôi bình quân là 11,3 con/ổ, số con cai sữa: 10,97 con/ổ. Cơ cấu đàn lợn từ năm 2015 – 2017 của trang trại được thể hiện qua bảng 4.2.

Qua bảng 4.2 thấy:

Trại chỉ sản xuất lợn thương phẩm F1, do đó cơ cấu của trại chỉ có lợn nái, lợn đực giống và lợn con. Trong năm 2015, tổng số lợn được nuôi tại trang trại là 2.313 con, trong đó, lợn nái có 127 con, lợn đực 4 con, lợn con 2186 con. Năm 2016, tổng số lợn được nuôi tại trang trại là 3622 con, trong đó, lợn nái có 197 con, lợn đực 5 con, lợn con 3425 con. Tính từ ngày 1/1/2017 đến 31/8/2017, tổng số lợn được nuôi tại trang trại là 3405 con, trong đó, lợn nái có 272 con, lợn đực 7 con, lợn con 3133 con.

Tỷ lệ lợn nái hậu bị/nái sinh sản từ năm 2015 – 2017 dao động từ 40,63% đến 41,89%. Số lượng lợn nái hậu bị này thay thế cho đàn nái già trên 7 lứa đẻ và nái loại thải. Tỷ lệ này tương đối phù hợp đối với trang trại chăn nuôi lợn nái.

Trang trại chăn của anh Quân Đào đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị để khai thác và bảo quản tinh lợn phục vụ công tác phối giống cho lợn nái. Lợn đực giống gồm các giống PiDu, Duroc, Pietrain được nuôi theo đúng quy trình, kỹ thuật để khai thác tinh và áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo để phối giống cho lợn nái. Bên cạnh đó, lợn đực giống còn được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục lợn nái và làm cho lợn nái mê ì khi phối tinh nhân tạo.

Trang trại thường cai sữa cho lợn con ở 21 ngày tuổi, sau đó xuất bán cho các trang trại chăn nuôi lợn thịt hoặc chuyển sang chuồng lợn sau cai sữa nuôi thêm đến 60 ngày tuổi rồi mới xuất bán tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Qua bảng 4.2 có thể thấy, từ năm 2015 đến 2017 trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại của anh Quân Đào có xu hướng ngày càng phát triển về quy mô đàn lợn. Cơ cấu đàn lợn tương đối phù hợp.

4.1.4. Thức ăn cho lợn nái

Lợn nái ở các giai đoạn khác nhau thì nhu cầu dinh dưỡng là khác nhau. Việc định mức thức ăn cho lợn nái đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định năng suất của lợn nái.

Trang trại lợn nái của anh Quân Đào sử dụng cám hỗn hợp do Công ty De Heus cung cấp, với các loại cám phù hợp với từng giai đoạn của lợn. Cụ thể: Loại cám 3100 dùng cho lợn đực giống, loại 3000 dùng cho lợn nái hậu bị, loại 3085 dùng cho lợn nái trước khi phối giống 5 – 7 ngày, loại cám 3010 cho lợn

nái mang thai, loại 3060 dùng cho lợn nái nuôi con, loại Romelko Blue dùng cho lợn con từ 5 ngày đến trước khi cai sữa 3 ngày, loại cám 3816 dùng cho lợn con từ cai sữa đến 20 kg. Định mức thức ăn cho lợn nái được trình bày tại bảng 4.3.

Bảng 4.3. Định mức thức ăn cho lợn nái (kg/ngày)

Giai đoạn Ngày Lượng thức ăn (kg/con/ngày)

Thời kỳ mang thai (Loại cám 3010) 1 - 34 ngày 2,5 (gầy: + 0,5) Ngày 35 – 83 2,5 (gầy: + 0,2) Ngày 84 – 112 3,0 (gầy: + 0,2) 113 ngày 2,5 114 ngày 2,0 115 ngày 1,5 Đẻ (Loại cám 3060) 0 1,0 Thời kỳ nuôi con (Loại cám 3060) Ngày 2 1,0 Ngày 4 3 Ngày 6 4,0 Ngày 8 5,0 Ngày 10 6,0 Ngày 12 Cho ăn tối đa 3 ngày trước khi cai sữa 4,0

Ngày cai sữa 1,0

Nguồn: Phòng kỹ thuật của trại

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy:

Với nái mang thai, cho ăn hai bữa/ngày, và bữa sáng ăn nhiều hơn bữa tối.

Ở giai đoạn lợn nái mang thai từ 1 – 83 ngày (giai đoạn I), lượng thức ăn hỗn hợp là 2,5 kg/con/ngày. Từ 85 – 112 ngày (giai đoạn II), lượng thức ăn hỗ hợp là 3 kg/con/ngày). Nguyên nhân của sự tăng lượng thức ăn cho lợn nái mang thai ở giai đoạn 2 so với giai đoạn 1 là do giai đoạn này thai đã phát triển do đó nhu cầu dinh dưỡng càng phải nâng cao để nuôi thai và năng lượng dự trữ cho nái đẻ đi vào giai đoạn đẻ.

Khối lượng thức ăn cho nái giảm dần ở những ngày gần đẻ, từ 3 ngày trước khi đẻ thì khối lượng thức ăn hỗn hợp cho lợn nái giảm dần 0,5 kg/con/ngày và giảm xuống mức 1,0 kg/con/ngày vào ngày lợn nái đẻ. Mục đích của việc này là làm giảm áp lực xoang bụng cho lợn ở những ngày sắp đẻ.

Sau khi đẻ, lượng cám lại được tăng dần lên. Lượng cám tăng cho lợn nhằm đảm bảo cho lợn nuôi con sản xuất lượng sữa đủ đảm bảo nhu cầu cho việc nuôi con, tạo điều kiện cho lợn con phát triển tốt. 3 ngày trước khi cai sữa, trang trại đã giảm lượng thức ăn của lợn nái xuống cong 4 kg/con/ngày và ngày cai sữa xuống chỉ còn 1 kg/con/ngày nhằm mục đích khiến lợn nái giảm tiết sữa.

4.1.5. Công tác vệ sinh phòng bệnh

Quy trình phòng bệnh tại trại lợn nái của anh Quân Đào được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy trình kỹ thuật. Việc phòng bệnh được tập trung chủ yếu vào hai khâu: Vệ sinh phòng bệnh và phòng bệnh bằng vaccine.

* Vệ sinh phòng bệnh

Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng không đặc hiệu cho đàn lợn. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước uống, vệ sinh thân thể cho lợn thì việc tạo bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi thuận lợi cho lợn là một việc rất quan trọng.

Trang trại có trang thiết bị hiện đại, thiết kế phù hợp với việc vệ sinh thú y. Khi công nhân vào chuồng đều phải sát trùng tại nhà sát trùng và thay quần áo. Quần áo bên ngoài không được mang vào chuồng và ngược lại, quần áo lao động trong chuồng không được sử dụng bên ngoài.

Hình thức chăn nuôi của trại là chăn nuôi kín hoàn toàn, không cho người lạ, khách mua lợn vào trong. Trong chuồng chỉ có chủ trại, công nhân và cán bộ kiểm dịch của huyện được vào. Tất cả công nhân đều sống tại khu riêng, hạn chế ra ngoài trại.

Ở trong chuồng được vệ sinh sạch sẽ, chuồng được định kỳ tiêu độc bằng Biocid vào thứ 6 hàng tuần, pha Biocid với tỷ lệ 1,5ml Biocid: 1 lít nước sạch, phun vào không khí. Các hành lang giữa các dãy chuồng thường xuyên được rắc vôi bột. Gầm chuồng thường xuyên được xịt rửa vào mùa hè, và 2 ngày xịt rửa một lần vào mùa đông.

Các ô chuồng cai sữa, sau khi bán lợn con, lợn mẹ được chuyển sang chuồng cho nái mang thai. Các đan chuồng này được tháo ra, mang ra ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10%, nhâm trong 1 ngày, sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ rửa sạch bằng xà phòng, sau đó được xịt dung dịch sát trùng Biocid, nền chuồng được dội rửa bằng nước vôi. Sau khi sát trùng kỹ, rửa sạch đan chuồng tiến hành nắp đan. Sau khi nắp xong các đan, tiến hành quét vôi lên các đan, để khô sau 1 ngày thì chuyển lợn chờ đẻ vào.

Bảng 4.4. Lịch tiêm phòng vacxin cho đàn lợn nái nuôi tại trang trại anh Quân Đào

Thuốc, Vacxin Lợn con Lợn nái hậu bị Lợn nái chửa Lợn nái nuôi con Lợn đực giống

Fertran – B12 hoặc Phar – F.B 1080

1 – 3 ngày tuổi. Tiêm lần 2 sau 2 tuần

ADE - Bcomplex 1 – 3 ngày tuổi. Tiêm

lần 2 sau 2 tuần 4 – 5 tháng tuổi Ngày chửa 84 và 100 Ngày tách con

COCCI - ZIONE 50 suspension

(Phòng cầu trùng)

3 – 4 ngày tuổi, liều 1 ml/con

Vacxin phó thương hàn Lần 1: 20 ngày tuổi.

Lần 2: 7 ngày sau

Nếu dịch xảy ra, tiêm cho nái chửa trước khi đẻ

ít nhất 15 ngày

2 lần/năm

Vacxin dịch tả lợn 30 – 45 ngày tuổi 4 – 5 tháng tuổi 3 – 4 tuần trước khi đẻ

hoặc sau đẻ trên 15 ngày

2 lần/năm

Vacxin tụ huyết trùng 55 – 60 ngày tuổi 3 – 4 tuần trước khi đẻ

hoặc sau đẻ trên 15 ngày 2 lần/năm

Vacxin phòng bệnh phân trắng lợn con

14 ngày tuổi 1 – 2 tuần trước khi đẻ

V. Farrowsure (phòng Lepto, thai gỗ, đóng dấu)

6 và 2 tuần trước khi phối giống

5 – 15 ngày sau đẻ 2 lần/năm

V. Lở mồm long móng 45 – 50 ngày tuổi 2 tuần trước khi

phối giống Trước đẻ 20 ngày 3 lần/năm

V. Rối loạn sinh sản và hô hấp (JIXA1 – R)

Lần 1: 14 ngày tuổi. Lần 2: Sau 28 ngày

4 tháng tiêm 1 lần

Hệ thống chuồng nuôi tại trại được thiết kế là hệ thống chuồng kín, do đó thuận lợi cho việc tạo bầu tiểu khí hậu thuận lợi cho lợn phát triển.

+ Về mùa hè, ban ngày giàn mát luôn được bật cho nước chảy, đồng thời bật toàn bộ 4 quạt trong chuồng, nhằm hạ nhiệt độ trong chuồng và lưu thông khí trong chuồng. Về ban đêm, khi thời tiết mát thì tắt hệ thống nước của giàn mát và chỉ để 2 quạt gió hoạt động. Nhiệt độ trong chuồng luôn được đảm bảo 25 – 32oC và độ ẩm 65 – 75%. Nếu thời tiết quá nóng thì bật hệ thống phun mưa cho lợn nái, với lợn nái nuôi con thì chỉ bật ở mức độ nhỏ giọt.

+ Về mùa đông, khi thời tiết quá lạnh, có gió mùa đông bắc thì phía các giàn mát được che kín bằng bạt, chỉ sử dụng 4 quạt thông gió để đảm bảo lưu thông khí. Tại các ô chuồng, các lồng úm được lắp hệ thống đèn hồng ngoại để đảm bảo độ ẩm cho lợn con. Mỗi lồng úm được đặt một bóng hồng ngoại 250W. Về mùa đông, nhiệt độ trong chuồng luôn duy trì từ 18 – 28oC.

* Phòng bệnh bằng vaccine

Ngoài việc vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, trại lợn nái của anh Quân Đào - Xã Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa luôn thực hiện công tác tiêm phòng cho lợn rất nghiêm ngặt, nhằm thực hiện mục đích tạo miễn dịch thụ động cho lợn nái và thông qua lợn nái tạo miễn dịch cho lợn con qua sữa đầu của lợn nái.

4.2. TÌNH HÌNH MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG LỢN CON TẠI TRANG TRẠI 4.2.1. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn con theo mẹ từ 4.2.1. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn con theo mẹ từ năm 2015 đến tháng 8/2017

Trong các trang trại chăn nuôi lợn, nhất là các trại chăn nuôi lợn nái sinh sản thì bệnh PTLC là một bệnh gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Tuy được đề phòng tốt, nhưng bệnh vẫn xảy ra trong trại với tỷ lệ không nhỏ.

Để làm rõ được tình hình mắc bệnh PTLC trong trại, chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh PTLC tại trại từ đầu năm 2015 đến tháng 8/2017. Kết quả được trình bày tại bảng 4.5.

Qua bảng 4.5 cho thấy, từ năm 2015 đến hết tháng 8/2017, tỷ lệ mắc bệnh PTLC theo đàn tại trang trại lợn của anh Quân Đào ở mức cao. Cụ thể, năm 2015 là 78,77%; năm 2016 là 77,11% và 8 tháng đầu năm 2017 là 75,33%.

Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh PTLC và tỷ lệ chết do mắc bệnh này tính theo con chỉ ở mức thấp. Tỷ lệ mắc bệnh PTLC theo con ở trang trại là 19,90% năm 2015; 17,14% năm 2016 và 16,41% trong 8 tháng đầu năm 2017. Tỷ lệ lợn con

bị chết do mắc bệnh PTLC lần lượt là 4,35% năm 2015; 3,09% năm 2016 và 2,87% của 8 tháng đầu năm 2017.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh phân trắng lợn con, biện pháp phòng trị tại xã xuân thành huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)