4.2.1. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn con theo mẹ từ năm 2015 đến tháng 8/2017
Trong các trang trại chăn nuôi lợn, nhất là các trại chăn nuôi lợn nái sinh sản thì bệnh PTLC là một bệnh gây thiệt hại không nhỏ cho người chăn nuôi. Tuy được đề phòng tốt, nhưng bệnh vẫn xảy ra trong trại với tỷ lệ không nhỏ.
Để làm rõ được tình hình mắc bệnh PTLC trong trại, chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh PTLC tại trại từ đầu năm 2015 đến tháng 8/2017. Kết quả được trình bày tại bảng 4.5.
Qua bảng 4.5 cho thấy, từ năm 2015 đến hết tháng 8/2017, tỷ lệ mắc bệnh PTLC theo đàn tại trang trại lợn của anh Quân Đào ở mức cao. Cụ thể, năm 2015 là 78,77%; năm 2016 là 77,11% và 8 tháng đầu năm 2017 là 75,33%.
Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh PTLC và tỷ lệ chết do mắc bệnh này tính theo con chỉ ở mức thấp. Tỷ lệ mắc bệnh PTLC theo con ở trang trại là 19,90% năm 2015; 17,14% năm 2016 và 16,41% trong 8 tháng đầu năm 2017. Tỷ lệ lợn con
bị chết do mắc bệnh PTLC lần lượt là 4,35% năm 2015; 3,09% năm 2016 và 2,87% của 8 tháng đầu năm 2017.
Bảng 4.5. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con qua các năm Chỉ tiêu
Năm
Tỷ lệ mắc theo đàn Tỷ lệ mắc theo con
Tổng số đàn (đàn) Số đàn mắc (đàn) Tỷ lệ (%) Tổng số con (con) Mắc bệnh Chết Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) 2015 212 167 78,77 2186 435 19,90 95 4,35 2016 332 256 77,11 3425 587 17,14 106 3,09 Từ 1/1 - 31/8/2017 304 229 75,33 3133 514 16,41 90 2,87 Nguồn: Phòng kỹ thuật
Qua đây, có thể nhận thấy tình hình mắc bệnh PTLC tại trang trại có xu hướng giảm dần cả về tỷ lệ mắc theo đàn, tỷ lệ mắc bệnh theo con và tỷ lệ chết.
Theo tác giả Đào Trọng Đạt và cs. (1996) tỷ lệ mắc bệnh ở các trại chăn nuôi tập trung là 20 – 30%. Cù Hữu Phú và cs. (2001) cho biết: Tỷ lệ mắc bệnh PTLC của các trại tại TP Hà Nội là 23,45%, Hà Tây là 30,49%, Thái Nguyên là 33,49%, Hải Phòng 29,28%. Cũng theo kết quả điều tra về tình hình tiêu chảy của lợn con theo mẹ ở một số trại lợn ở miền Bắc của Đoàn Thị Kim Dung (2003) cho thấy: tỷ lệ lợn con mắc tiêu chảy của trại thành phố Hà Nội là 23,45%; Hà Tây là 30,49%; Thái Nguyên là 33,08%; Hải Phòng là 24,37% - 29,28%. Theo Nguyễn Quang Tuyên và Trần Đức Tâm (2007) khi điều tra và phân lập vi khuẩn E.coli ở lợn con theo mẹ tại tỉnh Vĩnh Phúc cho biết lợn con theo mẹ mắc hội chứng tiêu chảy với tỷ lệ 29,28% và tỷ lệ lợn con chết do tiêu chảy là 5,12%. Nhất là vào các tháng có nhiệt độ thấp và độ ẩm cao thì tỷ lệ mắc bệnh lên tới 37,96% đến 41,92%. Tác giả Trần Thị Hoài Quyên (2010) khi nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh PTLC tại một số trang trại chăn nuôi lợn tại Hoài Đức – Hà Nội cho biết tỷ lệ mắc bệnh này theo đàn dao động từ 77,43% đến 83,33%; tỷ lệ mắc theo con dao động từ 34,92% đến 45,96%.
Như vậy, tỷ lệ mắc bệnh PTLC trong theo dõi của chúng tôi có phần thấp hơn so với kết quả của các tác giả nêu trên.Điều đó chứng tỏ trang trại đã ngày càng quan tâm đến việc phòng và điều trị bệnh PTLC. Để hạn chế bệnh PTLC, trại đã không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, các trang thiết bị nhằm nâng cao năng xuất, hiệu quả chăn nuôi. Thực hiện tốt các khâu vệ sinh phòng bệnh, đồng
thời tiêm vacxin, bổ sung kháng thể IGY pro One, men tiêu hóa sữanhằm tạo sức đề kháng cho lợn con. Trang trại luôn quan tâm đến việc phát hiện sớm bệnh và điều trị tích cực sẽ rút ngắn được thời gian bệnh, giảm được tỷ lệ còi cọc do điều trị dài ngày và tỷ lệ tử vong, giảm được tổn thất cho trại.
Tình hình mắc bệnh PTLC tại trang trại lợn của anh Quân từ năm 2015 đến tháng 8/2017 được minh họa qua hình 4.1.
Hình 4.1. Tình hình mắc bệnh PTLC qua các năm 4.2.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng theo các tháng trong năm
Một trong những nguyên nhân quan trọng tạo điều kiện thuận lợn cho bệnh phân trắng lợn con phát triển là yếu tố khí hậu. Với thời tiết 4 mùa đặc trưng của miền Bắc nước ta, liệu rằng trại lợn quy mô khép kín của anh Quân Đào, bệnh PTLC có bị ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh bên ngoài hay không?
Để xác định rõ vấn đề này, chúng tôi tiến hành điều tra tình hình mắc bệnh PTLC ở các tháng trong năm 2016 tại trang trại. Kết quả thu được trình bày ở bảng 4.6.
Qua bảng 4.6 chúng tôi nhận thấy:
Tỷ lệ lợn con mắc bệnh PTLC có xu hướng tăng cao vào các tháng 2, 3 và 9, 10. Cụ thể, tỷ lệ này ở tháng 2 là 18,01%; tháng 3 là 18,60%; tháng 9 là 18,09% và cao nhất ở tháng 10: 19,12%. Ở các tháng còn lại, tỷ lệ lợn con mắc bệnh PTLC thấp hơn và dao động không nhiều, từ 16,07% đến 16,84%.
10 (3,68%), ở các tháng còn lại, tỷ lệ chết do lợn con mắc bệnh PTLC thấp hơn, dao động trong khoảng từ 2,68% đến 2,99%.
Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh PTLC qua các tháng trong năm 2016 Tháng Tổng con/ tháng (con) Mắc bệnh Chết do mắc PTLC Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Tháng 1 280 45 16,07 8 2,86 Tháng 2 272 49 18,01 10 3,68 Tháng 3 301 56 18,60 11 3,65 Tháng 4 261 43 16,48 7 2,68 Tháng 5 294 48 16,33 8 2,72 Tháng 6 312 52 16,67 9 2,88 Tháng 7 297 50 16,84 8 2,69 Tháng 8 288 48 16,67 8 2,78 Tháng 9 293 53 18,09 11 3,75 Tháng 10 272 52 19,12 10 3,68 Tháng 11 268 44 16,42 8 2,99 Tháng 12 287 47 16,38 8 2,79 Tổng 3,425 587 17,14 106 3,09 Nguồn: Phòng kỹ thuật
Diễn biến tình hình nắc bệnh LCPT được làm sáng tỏ ở hình 4.2.
Theo chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do bệnh PTLC tăng ở những tháng nêu trên là do bệnh PTLC là một bệnh thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm. Do đặc điểm sinh lý của lợn con, đặc biệt là hệ thống tiêu hoá, trung khu điều hoà thân nhiệt rất kém trước những thay đổi của môi trường.
Vào tháng 2, tháng 3 là giai đoạn chuyển mùa từ mùa đông sang mùa xuân, nhiệt độ trung bình xuống thấp, biên độ chênh lệch giữa ban ngày và đêm lớn. Thường kèm theo gió bấc và mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Mặc dù là trại kín nhưng vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ của các yếu tố khí hậu bên ngoài. Khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao làm trở ngại quá trình điều hoà thân nhiệt của lợn con, cơ thể mất nhiều nhiệt. Lợn rơi vào trạng thái stress nhiệt độ, quá trình toả nhiệt lớn hơn quá trình sản nhiệt. Do đó làm giảm sức đề kháng của con vật. Hơn nữa, khi độ ẩm không khí cao, làm cho chuồng nuôi luôn ẩm, khung chuồng, máng ăn của lợn con cũng bị ẩm, việc dọn vệ sinh gặp khó khăn. Khi độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, do đó con vật càng dễ mắc bệnh. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con cao.
Vào tháng 9, 10 tỷ lệ mắc bệnh cao là do vào những tháng này, thời tiết chuyển mùa, thời tiết thay đổi liên tục, làm cho lợn con không kịp thích nghi là nguyên nhân gây cho tỷ lệ mắc bệnh trong các tháng này rất cao.
Các tháng còn lại tỷ lệ bệnh thấp hơn là do trong các tháng này, nhiệt độ thường ổn định, độ ẩm không khí không cao.
Theo Lê Thị Ngọc Diệp (2012) thì tỷ lệ lợn mắc bệnh còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Vụ đông xuân tỷ lệ lợn mắc bệnh cao hơn vụ hè thu, trong đó tỷ lệ lợn mắc bệnh tập trung cao nhất vào tháng 2 và tháng 3. Tháng 3, tỷ lệ lợn con bị bệnh là cao nhất: 42,93%.Trần Thị Hoài Quyên (2010) cho biết, trong 6 tháng đầu năm thì tỷ lệ mắc PTLC tại các trang trại lợn nái ở tháng thứ 2 là 39,75%, tháng 3 là 43,03% và tỷ lệ chết cho bệnh PTLC ở tháng 2 (2,52% )và tháng thứ 3 (2,735) cao hơn các tháng còn lại.
Như vậy, kết quả tỷ lệ mắc bệnh PTLC và tỷ lệ chết do lợn con mắc bệnh PTLC ở các tháng trong năm trong theo dõi của chúng tôi thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu của các tác giả trước đây. Song về tình hình mắc bệnh PTLC theo các tháng trong năm trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả nêu trên.
nghĩa thống kê (P > 0,05). Điều này chứng tỏ rằng quy trình phòng bệnh tại trang trại được thực hiện tốt đã hạn chế được ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến tỷ lệ mắc bệnh PTLC. Trong thực tế tại trại đã thực hiện công tác phòng bệnh tương đối tốt. Về mùa hè có hệ thống làm mát, mùa đông có hệ thống sưởi ấm cho lợn con bằng đèn hồng ngoại 250W.
4.2.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi của lợn con
Nhằm tìm hiểu, đánh giá về mức độ mắc PTLC ở từng lứa tuổi của lợn con tại trại, chúng tôi đã tiến hành theo dõi 75 lợn con thuộc 5 đàn có cùng ngày đẻ, lứa đẻ (lứa 3) có cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Tiến hành theo dõi liên tục từ khi sơ sinh đến 60 ngày tuổi qua các giai đoạn khác nhau. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 4.7.
Bảng 4.7. Tình hình mắc bệnh PTLC theo lứa tuổi lợn con
Giai đoạn (Ngày tuổi) Số lợn con theo dõi Mắc bệnh PTLC Chết do mắc PTLC Số con Tỷ lệ (%) Số con Tỷ lệ (%) 1 – 7 75 16 21,33b 3 4,00b 8 – 14 73 21 28,77a 4 5,48a 15 – 21 74 13 17,57c 2 2,70c
Ghi chú: Theo cột dọc, các giá trị có chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)
Qua bảng 4.7 và biểu đồ 4.3, cho thấy ở độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do bệnh phân trắng lợn con cũng khác nhau. Cụ thể, ở giai đoạn 8 – 14 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh PTLC là cao nhất: 28,77%, sau đó đến giai đoạn từ 1 – 7 ngày tuổi: 21,33%, giai đoạn 15 – 21 ngày tuổi: 17,57% và ở giai đoạn từ 22 – 60 ngày tuổi. Cùng với tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết ở lợn con cũng cao nhất ở giai đoạn 8 – 14 ngày tuổi: 5,48%, thấp hơn là giai đoạn từ 1 – 7 ngày tuổi:4,00%, thấp nhất giai đoạn 15 – 21 ngày tuổi: 2,7%.
Theo Phạm Ngọc Thạch và Đỗ Thị Nga (2006), bệnh PTLC đã có từ rất lâu và phổ biến ở các trại chăn nuôi tập trung và các nông hộ trên lợn từ 5 – 25 ngày tuổi dễ mắc nhất. Tác giả Bùi Thị Ngọc Diệp (2012) cho biết, lợn con ở 2 tuần tuổi có tỷ lệ mắc bệnh PTLC cao hơn so với lợn con 1 và 3 tuần tuổi. Theo Trần Thị Hoài Quyên (2010), tỷ lệ mắc PTLC ở lợn con nuôi tại các trang trại tại huyện Hoài Đức – Hà Nội cao nhất ở giai đoạn 8 – 14 ngày tuổi là 14,86%, sau đó đến giai đoạn từ 1 – 7 ngày tuổi (l7,14%) và thấp nhất ở giai đoạn 15 – 21 ngày tuổi (13,00%). Như vậy, kết quả nghiên cứu về tình hình mắc bệnh PTLC theo lứa tuổi lợn con trong theo dõi của chúng tôi tương đối phù hợp với các tác giả nêu trên.
Theo chúng tôi nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do bệnh PTLC ở lợn trong các giai đoạn khác nhau là khác nhau là do:
Ở giai đoạn 1 – 7 ngày tuổi, lợn con có tỷ lệ mắc thấp hơn so với giai đoạn từ 2 – 14 ngày tuổi. Bởi vì đây là giai đoạn lợn con hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ, nên tác động xấu của vi sinh vật không phải là chủ yếu. Tác động chủ yếu của lợn con lúc này là khí hậu, thời tiết, các điều kiện xung quanh, thức ăn và đặc biệt là sữa mẹ. Mặt khác, hàm lượng kháng thể có trong sữa đầu là rất cao, lợn con ngay sau khi sinh ra được bú sữa đầu nên được cơ thể mẹ truyền cho yếu tố miễn dịch bị động, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường. Hơn nữa, sắt được tích luỹ trong cơ thể từ trong thời kỳ bào thai, sắt từ sữa mẹ và sắt cấp thêm (thông qua tiêm bổ sung) đủ cung cấp cho cơ thể lợn con. Do đó mà sức đề kháng của lợn con tốt hơn, ổn định hơn so với giai đoạn 2 tuần tuổi. Tuy nhiên, những bất thường của thời tiết tác động rất lớn tới cơ thể lợn con, nếu lợn con sinh ra ở những chỗ thoáng gió hoặc không được sưởi ấm hay sữa mẹ kém có thể dẫn đến tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do bệnh PTLC cao hơn.
và hàm lượng kháng thể giảm đi rất nhiều so với sữa mẹ ở giai đoạn 1 – 7 ngày tuổi. Lúc này lợn con không còn được sữa mẹ cung cấp chất dinh dưỡng và kháng thể như sữa đầu nữa. Do đó, cơ thể mất đi yếu tố miễn dịch tiếp thu thụ động do mẹ truyền sang. Mặt khác, hệ cơ quan miễn dịch của lợn con lúc này chưa đủ khả năng sinh ra kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Điều này làm cho sức đề kháng và sức chống chịu bệnh tật của cơ thể kém, lợn con dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh phân trắng lợn con ở giai đoạn lợn còn theo mẹ. Cũng có thể ở giai đoạn này lợn con hoạt động nhanh nhẹn, sinh trưởng nhanh, nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng nhiều hơn, do đó lợn con bắt đầu liếm láp những thức ăn rơi vãi và thức ăn bổ sung… Đây là điều kiện thuận lợi để vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể nhất là vi khuẩn E.coli luôn tồn tại trong môi trường. Những nguyên nhân trên đã làm cho sức đề kháng của lợn con ở tuần tuổi thứ 2 giảm sút.
Ở giai đoạn 15 – 21 ngày tuổi, tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết do bệnh PTLC thấp hơn hẳn so với giai đoạn từ 8 – 14 ngày tuổi. Thời điểm này, lợn con đã dần dần thích ứng với điều kiện môi trường, sức đề kháng của cơ thể được củng cố và nâng cao. Mặt khác sang tuần tuổi thứ 3 lợn con đã bắt đầu biết ăn bù đắp dần sự thiếu hụt dinh dưỡng, hệ thần kinh cũng phát triển hơn. Chính vì vậy mà hạn chế được nguyên nhân gây ra bệnh phân trắng ở lợn 3 tuần tuổi.
Đến giai đoạn từ 22 – 60 ngày tuổi, khi lợn đã được cai sữa, lúc này lợn con không bị ảnh hưởng tác động từ sữa mẹ, hệ tiêu hóa của lợn đã hoàn thiện, sức đề kháng tốt, thức ăn cho lợn đảm bảo chất lượng thì gần như lợn không còn mắc bệnh và bị chết do bệnh PTLC.
4.2.4. Tình hình mắc bệnh PTLC theo lứa đẻ của lợn mẹ
Để xác định tình hình mắc bệnh PTLC theo lứa đẻ của lợn mẹ, chúng tôi theo dõi tỷ lệ mắc bệnh PTLC trên những đàn lợn đẻ từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 7. Những đàn này sinh cùng một thời điểm, chỉ chênh lệch 1 – 2 ngày, có cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Mỗi lứa chúng tôi chọn ra 5 đàn để nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8 và hình 4.4.