Tình hình nghiên cứu bệnh phân trắng lợn con ở trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh phân trắng lợn con, biện pháp phòng trị tại xã xuân thành huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Tình hình nghiên cứu bệnh phân trắng lợn con ở trong và ngoài nước

TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

Trong chăn nuôi lợn, nhất là chăn nuôi lợn nái sinh sản thì bệnh PTLC là một bệnh gây thiệt hại không nhỏ, một bệnh truyền thống của ngành chăn nuôi lợn nái. Do đó mà đã từ lâu, có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh nhằm hạn chế, giảm bớt những thiệt hại do bệnh gây ra.

2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Các nhà khoa học trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh, tiêu biểu như:

Mouwen (1972) đã kết luận niêm mạc ruột non của lợn có sự biến đổi lớn trong trường hợp lợn con ỉa phân trắng do Rotavirus.

Theo Sokol et al. (1991) cho rằng vi khuẩn E. coli có vai trò cộng sinh thường trực trong đường ruột trở thành vi khuẩn gây bệnh là vì trong quá trình sống, cá thể vi khuẩn tiếp nhận được các yếu tố gây bệnh mà theo ông đó là các yếu tố gây dung huyết (HY), yếu tố cạnh tranh (Col), yếu tố bám dính (K88, K99), độc tố đường ruột (Enterotoxin), yếu tố kháng sinh R. Các yếu tố gây bệnh này không được truyền qua DNA của chromosome mà di truyền bằng DNA nằm ngoài chromosome được gọi là Plasmid, qua hiện tượng trao đổi di truyền bằng tiếp hợp. Chính nhờ các yếu tố gây bệnh này đã giúp cho vi khuẩn bám dính vào tế bào nhung mao ruột non, từ đó gây dung huyết, nhiễm độc huyết.

Theo Purvis G.M. (1985) thì phương thức cho ăn không phù hợp là nguyên nhân quan trọng gây tiêu chảy ở lợn.

Fairbrother J.M (1992) cho biết, độc tố Enterotoxin do E.coli sinh ra

Enterotoxinogenic Escherichia coli (ETEC) gây ỉa chảy trầm trọng cho lợn sơ

sinh từ 1 – 4 ngày tuổi.

Carter G.R et al. (1995) cho rằng các vi khuẩn đường ruột có khả năng bám dính vào tế bào nhung mao ruột. Các chủng không gây bệnh không có kháng nguyên bám dính.

2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Bệnh PTLC là một bệnh xảy ra đã rất lâu. Bệnh được chú ý theo dõi khoảng từ năm 1959 tại các cơ sở chăn nuôi tập trung: trại chăn nuôi và nông trường quốc doanh.

Theo Lê Văn Tạo và cs. (1993) đã nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của các chủng E.coli gây bệnh, chọn chủng E.coli để chế tạo vacxin chết dưới dạng cho uống. Vacxin dùng cho lợn con sau đẻ 2 giờ, uống với liều 1ml/con, liên tục trong 3- 5 ngày. Kết quả làm giảm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con từ 30- 35% so với đối chứng.

Bùi Thị Tho và Phạm Khắc Hiếu (1996) kiểm tra tính kháng thuốc của

E.coli phân lập từ lợn con bị bệnh phân trắng tại các tỉnh phía Bắc trong 20 năm

(1975 – 1995) cho thấy tính kháng thuốc tăng rất nhanh, tính kháng với nhiều loại kháng sinh cũng tăng rất cao.

Theo Đào Trọng Đạt và cs. (1996) chia nguyên nhân tiêu chảy là do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, thức ăn…Đặc biệt là sự có mặt của trực khuẩn đường ruột (Enterbacteriaceae). Các loại vi khuẩn này thường sống trong phân, các chất chứa trong ruột và hạch ruột. Khi sức đề kháng của con vật bị giảm sút điều kiện ngoại cảnh thay đổi thì các vi khuẩn này có cơ hội xâm nhập và trỗi dậy gây mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy.

Tỷ lệ mắc bệnh tới 50% và tỷ lệ chết tới 30- 45% (Nguyễn Như Thanh, 1997). Theo Cù Hữu Phú và cs. (2000) các tác giả đã phân lập vi khuẩn E.coli và

Salmonella. Ở lợn mắc bệnh tiêu chảy, đã xác định được các chủng E.coli mẫn

cảm cao với các loại kháng sinh Nitrofurazolidon (85%); Neomycine (80%), Sulfonamid (75%).

Nguyễn Như Thanh và cs. (2001) thì bệnh phân trắng lợn con là một hội chứng hay nói cách khác là một trạng thái lâm sàng rất đa dạng, đặc biệt là dạng viêm dạ dày ruột, tiêu chảy và gầy sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, ngoài ra có sự tham gia của Salmonella và vai trò thứ yếu là

Proteus, Streptococcus. Bệnh xảy ra quanh năm ở những nơi tập trung nhiều

gia súc, bệnh thường phát mạnh từ mùa đông sang mùa hè (tháng 11 đến tháng 5) đặc biệt khi thời tiết thay đổi đột ngột từ oi bức chuyển sang mưa rào, từ khô ẩm chuyển sang rét.

chủng E.coli gây bệnh tiêu chảy cho lợn con. Tác giả cho rằng các chủng K88

sinh độc tố ruột LT và ST; K99 và 987P sinh độc tố ruột ST, độc tố ruột ST trở nên rất độc khi sức đề kháng của vật chủ giảm, gây tiêu chảy cho lợn con đang bú mẹ, phổ biến ở 1 đến 2 tuần tuổi.

Theo Đỗ Ngọc Thuý và Cù Hữu Phú (2002), các chủng Enterotoxinogenic

Escherichia coli (ETEC) gây bệnh cho lợn con ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam

thuộc về 5 tổ hợp các yếu tố gây bệnh và 5 nhóm serotyp kháng nguyên O (O149: K91, O8: G7, O8, O101, O64). Trong đó chủng O149: K91 mang các yếu tố gây bệnh F4/STa/STb/LT là chủng phổ biến nhất gây bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa.

Đặng Xuân Bình và Trần Thị Hạnh (2002) công bố lợn con theo mẹ đều phân lập được E.coli và Cl.perfigens ở hầu hết các cơ quan phủ tạng, trong đó sự có mặt của E.coli luôn chiếm một tỷ lệ cao và rất phổ biến, vi khuẩn yếm

khí Cl.perfingens chỉ được phát hiện ở gan, và ruột non với một tỷ lệ khá cao.

Khi sử dụng các sinh phẩm E.coli-sữa, Cl.perfrigfens-toxoit trong quy trình phòng bệnh tiêu chảy cho lợn con, kết quả thu được bước đầu cho thấy tác dụng và hiệu quả khá rõ rệt: đã giảm được số lợn con bị mắc bệnh xuống 28,12% so với 55,5%, số ngày điều trị cho mỗi lợn bệnh cũng rút ngắn từ 3 ngày xuống còn 1,8 ngày và khống chế được tỷ lệ lợn con chết do bị tiêu chảy (7,4% so với đối chứng). Ngoài ra, các sinh phẩm còn cho thấy hiệu quả kinh tế khi khối lượng bình quân lúc cai sữa của lợn con được nâng lên 0,46 kg/con và 1,37 kg/con so với đối chứng.

Đoàn Thị Kim Dung (2003) dùng Apramycin hoặc Apramycin phối hợp với Bioseptin có tác dụng tốt nhất đối với bệnh tiêu chảy ở lợn con, khi dùng riêng tỷ lệ khỏi là 80%, dùng phối hợp khỏi 98%. Bên cạnh đó các phác đồ điều trị đều không thể thiếu được việc bổ sung các chất điện giải cho lợn bệnh vì nó nâng cao hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian điều trị.

Trịnh Quang Tuyên (2005) qua nghiên cứu cho rằng, tỷ lệ nhiễm vi khuẩn môi sinh trong các trại chăn nuôi tập trung cao và có liên quan đến tình hình dịch bệnh của đàn lợn. Trong đó E.coli có tỷ lệ nhiễm từ 28,5% đến 44,1%, Staphylococcus spp.từ 29,8% đến 38,9%, Streptococcus spp. từ 24,3% đến 41,3%, giảm xuống khi cơ sở chăn nuôi được cải tạo chuồng trại và nguồn nước cấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh phân trắng lợn con, biện pháp phòng trị tại xã xuân thành huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)