mẹ ở các lứa khác nhau là khác nhau. Cụ thể:
Lợn mẹ lứa thứ 1, mới được chuyển lên từ chuồng hậu bị, thể trạng lợn còn nhỏ, chưa phát triển hoàn chỉnh. Khả năng thích ứng của cơ thể với việc sinh sản là chưa cao. Do đó, lợn nái ở giai đoạn này thường đẻ với số lượng con/ổ thấp, lượng sữa tiết ra còn ít, chất lượng sữa chưa hoàn thiện, do vậy mà sức khỏe của lợn con bị ảnh hưởng, sức đề kháng không cao so với các lứa khác. Vì vậy tỷ lệ mắc bệnh PTLC cao.
Khi lợn mẹ sang lứa thứ 2 đến lứa thứ 6, đây là giai đoạn cơ thể mẹ phát triển hoàn thiện nhất, sức sinh sản tốt nhất và cũng là thời gian khai thác hiệu quả nhất đối với người chăn nuôi. Trong giai đoạn này, lợn nái sản xuất với lượng sữa đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng để nuôi con, chính vì vậy mà lợn con luôn được đảm bảo về dinh dưỡng về sức đề kháng. Do đó mà tỉ lệ mắc bệnh ở giai đoạn này là thấp.
Ở lợn nái từ lứa 7, 8 trở đi, lúc này cơ thể đã già, các chức năng sinh sản kém dần, sức khoẻ cũng như sức đề kháng của lợn mẹ giảm, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới lợn con qua lượng sữa. Lúc này lượng sữa tiết ra thường giảm về số lượng, xuất hiện nhiều vú lép, không có sữa. Về chất lượng thì sữa ở những giai đoạn này thường kém hơn so với giai đoạn lứa 3, 4. Vì vậy mà không đảm bảo cho lợn con sinh trưởng phát triển bình thường, ảnh hưởng đến sức đề kháng của lợn con. Vì vậy mà tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Tại trang trại anh Quân Đào, xã Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa, thường loại thải lợn nái từ 8 lứa tuổi trở lên nhằm đảm bảo lợi nhuận cho kinh doanh, do lợn con của những đàn lợn nái từ 8 lứa trở lên có khối lượng cai sữa thường nhỏ, chi phí cho 1 kg lợn con thường cao, cũng như chi phí thú y cũng cao hơn những đàn có lứa từ 2 – 6 lứa.
4.3. KẾT QUẢ THEO DÕI TRIỆU CHỨNG CỦA LỢN CON MẮC BỆNH PHÂN TRẮNG PHÂN TRẮNG
Để chẩn đoán nhanh và chính xác, từ đó đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả cao thì cần phải xác định các triệu chứng lâm sàng của lợn con khi mắc bệnh phân trắng. Trong thời gian thực hiện đề tài, chúng tôi đã theo dõi những triệu chứng lâm sàng đặc trưng của 80 lợn mắc PTLC. Kết quả được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của lợn mắc PTLC STT Triệu chứng Số theo dõi (con) Số có biểu hiện (con) Tỷ lệ (%)
1 Giảm ăn, bỏ ăn (bú) 80 69 86,25
2
Ỉa chảy, phân tanh khẳm, phân lúc đầu màu trắng trắng sau
chuyển sang màu trắng đục 80 80 100,00 3 Ủ rũ, mệt mỏi, chậm chạp, đi đứng siêu vẹo 80 65 81,25 4 Niêm mạc nhợt nhạt, khô 80 54 67,50 5 Mắt lõm sâu 80 33 41,25 6 Lông xù 80 45 56,25 7 Thở nhanh, thở yếu 80 50 62,50 8 Sút cân, gày gò 80 73 91,25 9 Thân nhiệt bình thường 80 66 82,50
Qua bảng 4.9, chúng tôi thấy lợn mắc bệnh PTLC có những triệu chứng điển hình như:
Những lợn mắc PTLC thường giảm ăn hoặc bỏ ăn, chiếm tỷ lệ 86,25%. Theo chúng tôi, nguyên nhân là do khi lợn con ăn phải thức ăn, sữa mẹ không đảm bảo vệ sinh đặc biệt quá trình bảo quản thức ăn không tốt làm cho thức ăn bị nấm mốc sinh độc tố Aflatoxin hoặc đôi khi do thay đổi đột ngột loại thức ăn của lợn mẹ làm thức ăn ở đường tiêu hoá không tiêu bị lên men sinh hơi do đó con gây đầy bụng, con vật không có cảm giác thèm ăn.
Đối với bệnh PTLC, một triệu chứng điển hình để phát hiện bệnh, đó là triệu chứng ỉa chảy, phân loãng, tanh, khẳm, màu trắng, vàng hay nâu, có lẫn bọt khí lổn nhổn ở phân, sau chuyển sang mà trắng đục. Tỷ lệ này chiếm 100% số lợn mắc bệnh. Phân có thể lỏng hay sền sệt, phân thường dính vào đuôi, hậu môn hay mông lợn. Phân lợn con lỏng là do tác động của độc tố vi khuẩn trong đường ruột, nước không được hấp thu vào cơ thể mà nước còn được đưa từ cơ thể ra ruột. Tại ruột, do lên men sinh hơi của vi khuẩn làm xuất hiện những bọt khí lổn nhổn ở phân. Với những lợn con mắc PTLC, hầu hết thức ăn chưa được tiêu hoá hết, dưới tác động của vi khuẩn, tạo ra các sản phẩm trung gian làm cho phân có nhiều màu sắc khác nhau và có mùi rất khó chịu, khi gần những chuồng nuôi lợn nái có lợn con mắc bệnh, người ta có thể dễ dàng phát hiện bệnh nhờ mùi của phân và màu của phân.
Hình 4.5. Đàn lợn con bị bệnh phân trắng
Hình 4.6. Phân của lợn bị mắc bệnh PTLC
Con vật ủ rũ, mệt mỏi, hoạt động chậm chạp chiếm 81,25% số con theo dõi. Khi con vật bị bệnh, con vật bị mất nước, mất chất điện giải, gây rối loạn quá trình trao đổi chất, làm cho con vật tiêu hao năng lượng, luôn ở trạng thái ủ rũ, mệt mỏi. tăng tần số hô hấp.
Với những lợn con mắc PTLC, con vật bị mất nước do ỉa chảy nhiều, gây rối loạn trao đổi chất trong cơ thể, gây thiếu máu, vì vậy với lợn mắc bệnh thường gặp những triệu chứng: Niêm mạc nhợt nhạt, khô chiếm 67,50% số con theo dõi, mắt lõm sâu chiếm 41,25%, lông xù chiếm 56,25%.
Theo Sử An Ninh (1995) số lượng hồng cầu và huyết sắc tố ở lợn con bình thường và mắc bệnh phân trắng đều có quy luật chung là giảm dần theo lứa tuổi từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi. Tuy nhiên ở lợn con mắc bệnh mức độ giảm hồng cầu và huyết sắc tố mạnh hơn.
Với những lợn con mắc bệnh, do mất nước, mất chất điện giải, gây thiếu máu, làm cho con vật sút cân nhanh sinh trưởng và phát triển chậm làm cho con vật gầy gò. Tỷ lệ lợn sút cân, gầy gò cũng chiếm rất cao: 91,25%. Với những lợn con này khi cai sữa, xuất chuồng thì khối lượng cai sữa thường thấp hơn so với lợn con không bị bệnh.
Về thân nhiệt: Theo quan sát của chúng tôi thấy đa số lợn mắc bệnh PTLC thân nhiệt đều không tăng, chiếm 82,50%. Có vài trường hợp thân nhiệtlợncó tăng nhẹ ở mức 40 đến 410C trong những ngày đầu của bệnh, nhưng sau đó giảm dần và bình thường những ngày sau đó.