Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện thọ xuân, Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh phân trắng lợn con, biện pháp phòng trị tại xã xuân thành huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa (Trang 32)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.4. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện thọ xuân, Thanh Hóa

XUÂN, THANH HÓA

Huyện Thọ Xuân - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá - cách thành phố Thanh Hoá (đi theo quốc lộ 47) 36 km về phía tây và nằm ngay bên hữu ngạn sông Chu - con sông lớn thứ hai của Thanh Hoá, hàm chứa nhiều huyền thoại đẹp về lịch sử, văn hoá...

Huyện Thọ Xuân là một huyện bán sơn địa, có diện tích tự nhiên 295,885 km². Phía đông giáp huyện Thiệu Hóa, phía đông nam và phía nam giáp huyện Triệu Sơn, phía tây nam giáp huyện Thường Xuân, phía tây bắc giáp huyện Ngọc Lặc, phía đông bắc giáp huyện Yên Định.

Hình 2.1. Bản đồ địa lý huyện Thọ Xuân – tỉnh Thanh Hóa

Là vùng tiếp giáp giữa hai vùng khí hậu của đồng bằng Bắc bộ và khu Bốn cũ và sự tiếp nối giữa đồng bằng Trung du miền núi, nên khí hậu huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa vẫn là nền khí hậu nhiệt đới – gió mùa. Ngoài ra, khí hậu tại

đây cũng có một số đặc điểm riêng biệt, hàng năm có 10 – 15 ngày có gió Tây khô nóng. Sương muối xảy ra trung bình từ 1 – 3 ngày trong mùa đông. Nhiệt độ không khí trung bình tại huyện là 23,40 C, lượng mưa 1.911,3mm, độ ẩm không khí 86%, bốc hơi 788 mm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân: 11,1%/năm. Thu nhập bình quân đầu người: 371,5 USD/năm.Bình quân lương thực: 495 kg/người/năm. Nông nghiệp, ngoài cây lúa, huyện còn là một vùng sản xuất cây công nghiệp mía đường và phát triển chăn nuôi.

Tỷ trọng ngành chăn nuôi tại huyện Thọ Xuân chiếm 42,35% giá trị sản xuất nông nghiệp. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm thay đổi theo hướng năng xuất, chất lượng. Đàn bò lai hướng thịt, đàn lợn siêu nạc, gà – vịt siêu trứng đã góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi tại huyện.

Trong những năm qua, Trạm Thú y huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa đã làm tốt công tác phòng trừ dịch bệnh như tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh lở mồm, long móng, phòng bệnh tụ huyết trùng cho đàn gia súc, gia cầm. Triển khai các đợt phun thuốc sát trùng đáp ứng nhu cầu tiêu độc, khử trùng cho các điểm tập kết gia súc, điểm giết mổ công cộng. Ở những xã vùng sâu, vùng xa, đã cắt cử các cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra thực tế để phát hiện, phòng trừ các loại dịch bệnh kịp thời, hiệu quả. Đồng thời, tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Vì vậy, trên địa bàn huyện Thọ Xuân – Thanh Hóa không có dịch xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Lợn con giai đoạn theo mẹ từ 1 – 21 ngày.

3.1.2. Nguyên liệu nghiên cứu

Các thuốc sử dụng để điều trị bệnh phân trắng lợn con: Nova – Colispec, Emitan, Dufafloxacin 10% Oral, Nova – Gentasul, B.complex, đường Glocose 5%.

Một số thông tin về những loại thuốc được sử dụng để phòng, trị bệnh PTLC trong đề tài.

Vacxin Rokovac Neo: Được sản xuất tại Công ty Bioveta thuộc Cộng Hòa Sec, được Công ty Cổ phần dược phẩm xanh Việt Nam nhập khẩu và phân phối ở nước ta. Vacxin Rokovac Neo phòng bệnh PTLC do Rotavirus và E. Coli. Thành phần chứa Rotavirus suis vô hoạt, E. Coli vô hoạt và tá dược vừa đủ. Công dụng tạo miễn dịch chủ động cho lợn nái mang thai và truyền kháng thể cho lợn con, giúp lợn con phòng được bệnh tiêu chảy do Rotavirus và E. Coli trong thời gian theo mẹ.

Kháng thể HN – LBS IgG 40%: Là sản phẩm được sản xuất trên nguyên liệu nhập khẩu Mỹ với công thức độc quyền do Công ty Cổ phần Hải Nguyên sản xuất. Kháng thể HN – LBS IgG 40% có tác dụng tăng ngay lượng kháng thể IgG cho đường ruột và đường hô hấp khi uống vào; Hiệu quả trong khi trị tiêu chảy, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm đường hô hấp, viêm và các bệnh nhiễm trùng đường ruột: TGE, PED, Salmonella, E.Coli 88; Bù ngay lượng IgG thiếu hụt do hệ miễn dịch suy giảm nên phòng hiệu quả các nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu hóa; Bổ sung hiệu quả IgG cho lợn sơ sinh và lợn con theo mẹ khi đang trong giai đoạn "Khoảng trống miễn dịch". Sẽ giảm ngay tần suất bệnh tật do thiếu hụt miễn dịch khi cơ thể lợn con chưa sản xuất được; Ngoài ra, trong thành phần HN – LBS IgG 40% có bổ sung vi sinh vật có lợi: Bacillus subtilis... 2.1010 CFU, kích thích tiêu hóa, bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa.

Chế phẩm Emitan: Được sản xuất tại cơ sở sản xuất Minh Tuấn, tại Thị Trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm – Hà Nội. Đây là loại chế phầm do tiến sĩ Nguyễn Khắc Tuấn nghiên cứu thành công. Emitan được sản xuất trên nền cơ chất sinh học có sự phối chế một cách khoa học với nhiều thành phần khác nên đã đạt

được hiệu quả phòng trị bệnh PTLC rất cao. Tác dụng chính của chế phẩm Emitan: Tăng cường tiêu hoá hấp thụ thức ăn, tăng sức đề kháng cho nên phòng và hỗ trợ điều trị tốt bệnh đường ruột ở động vật nuôi; Phòng bệnh PTLC gián tiếp qua mẹ đạt tỷ lệ con không bị bệnh trên 95%; Điều trị bệnh khỏi nhanh chỉ sau 1-2 lần uống thuốc. Sau khi khỏi bệnh lợn snh trưởng tốt, long da bóng mượt không bị chậm lớn. Dùng phòng bệnh còn có tác dụng kích thích sinh trưởng, tăng sức đề kháng nhiều bệnh khác cho cả mẹ và con.

Nova – Colispec: Là sản phẩm của công ty liên doanh TNHH Anova được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế WHO- GMP, nguyên liệu được nhập khẩu chủ yếu từ châu Âu. Thành phần chứa Spectinomycine, Colistin sulfate. Công dụng: Đặc trị tiêu chảy, phân vàng, phân trắng, phân xanh hoặc phân có máu trên heo con, bê nghé, dê cừu con.

Dufafloxacin 10% Oral: được sản xuất tại Công ty Dutch Farm International b.v. nieuw walden 112, p.o. box nederhorst den berg thuộc Hà Lan, được Công ty Cổ phần kinh doanh thuốc thú y Amavet nhập khẩu và phân phối tại Việt Nam. Thành phần chứa Enrofloxacin, Butanol, Sodium hydroxide, nước pha vừa đủ. Công dụng: trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và dạ dày-ruột ở lợn và gia cầm do vi khuẩn mẫn cảm với Enrofloxacin gây ra như: Campylobacter, E.coli, Haemophilus spp, Mycoplasma spp, Pasteurella spp và Salmonella spp.

Nova – Gentasul: Là sản phẩm của công ty liên doanh TNHH Anova được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế WHO- GMP, nguyên liệu được nhập khẩu chủ yếu từ châu Âu. Thành phần chứa Gentamycin, Sulfamethoxazol. Công dụng đặc trị viêm ruột tiêu chảy phân trắng, phân xanh, phân vàng hoặc phân có máu trên heo con, bê, nghé, dê cừu con.

B.complex, đường Glocose 5%: là những sản phẩm được sản xuất tại các công ty thuốc thú y ở Việt Nam. Sử dụng nhằm hỗ trợ điều trị bệnh hoặc phục hồi cơ thể.

3.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm nghiên cứu: tại xã Xuân Thành – Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong đó, tập trung nghiên cứu tại trang trại anh Quân Đào – Thôn 6, xã Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa.

3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại anh Quân Đào – Xã Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa

- Khái quát về trại lợn của anh Quân Đào – Xã Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa.

- Cơ cấu đàn lợn tại trang trại - Thức ăn cho lợn nái

- Công tác vệ sinh phòng bệnh

3.2.2. Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con tại trại

- Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con trên đàn lợn con theo mẹ từ năm 2015 đến tháng 8/2017

- Tình hình mắc bệnh phân trắng theo các tháng trong năm - Tình hình mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi của lợn con - Tình hình mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa đẻ của lợn mẹ.

3.2.3. Kết quả theo dõi triệu chứng lâm sàng của lợn con mắc bệnh phân 3.2.4. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp phòng trị bệnh phân trắng 3.2.4. Kết quả thử nghiệm một số biện pháp phòng trị bệnh phân trắng lợn con

- Thử nghiệm một số biện pháp phòng bệnh phân trắng lợn con.

- Kết quả thử nghiệm một số biện pháp điều trị bệnh phân trắng lợn con.

3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM

- Nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn, tình hình mắc bệnh PTLC tại trại bằng phương pháp điều tra hồi cứu dựa vào số liệu qua sổ theo dõi của chủ trại.

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng qua các năm và giữa các tháng trong năm qua điều tra hồi cứu dựa vào số liệu qua sổ theo dõi của chủ trại, kết hợp với quan sát, ghi chép số liệu trong thời gian nghiên cứu tại trang trại.

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh lợn con phân trắng theo lứa tuổi của lợn con qua phương pháp trực tiếp theo dõi trên những đàn lợn con đồng đều nhau, có cùng thời điểm sinh, cùng lứa đẻ, giống nhau về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và theo dõi trong các giai đoạn: Từ 1 – 7 ngày tuổi, Từ 8 – 14 ngày tuổi, từ 15 – 21 ngày tuổi.

tiêu chảy phân trắng với các triệu chứng điển hình của bệnh.

- Xác định tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con theo lứa đẻ của lợn mẹ qua theo dõi tỷ lệ mắc bệnh PTLC trên những đàn lợn đẻ từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 7. Những đàn này sinh cùng một thời điểm hoặc chỉ chênh lệch 1 – 2 ngày, có cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Mỗi lứa chúng tôi chọn ra 5 đàn để nghiên cứu.

- Những đàn này có cùng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng là như nhau và đều được theo dõi trong cùng một thời điểm. Chúng tôi tiến hành quan sát trạng thái, sức khoẻ của lợn, nhìn tổng thể trong chuồng nuôi xem có thấy phân trắng ở nền chuồng không, nếu ở nền chuồng có phân trắng thì trong đàn lợn có con bị tiêu chảy phân trắng.

- Theo dõi triệu chứng lâm sàng của lợn con mắc bệnh qua theo dõi trực tiếp trên 80 lợn con đã mắc bệnh. Quan sát tỉ mỉ và đếm chính xác những con có biểu hiện bệnh và sử dụng phương pháp mô tả các triệu chứng lâm sàng đặc trưng.

- Nghiên cứu biện pháp phòng bệnh phân trắng lợn con tại trại theo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm phân lô có đối chứng:

+ Phân 4 lô lợn con theo mẹ từ 0 đến 21 ngày tuổi, mỗi lô 4 đàn. Các lô thí nghiệm này có độ tuổi tương đương nhau, có cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y phòng bệnh như nhau. Trong đó:

+ Lô thứ nhất, chúng tôi tiến hành tiêm vacxin phòng bệnh phân trắng lợn con cho cả lợn mẹ và lợn con, tiêm Rokovac Neo cho lợn mẹ 85 – 90 ngày trước khi đẻ, lần hai nhắc lại trước khi đẻ 14 ngày; Tiêm cho lợn con vào ngày tuổi thứ 14.

+ Lô thứ 2, cho lợn con sơ sinh uống kháng thể HN – LBS IgG 40% liên tục trong 3 ngày.

+ Lô thứ 3: Sử dụng chế phẩm Emitan trộn thuốc vào thức ăn cho lợn mẹ và lợn con. Lợn mẹ bổ sung 7-10 ngày trước khi đẻ và sau khi đẻ 3 ngày lại cho dùng tiếp 7 -8 ngày nữa. Liều lượng gói (10g) cho 90 kg trọng lượng lợn mẹ. Lợn con ăn được: trộn thuốc với liều 1 gói(10g)/ 2kg thức ăn.

+ Lô thứ 4: Hoàn toàn không áp dụng các biện pháp phòng bệnh để làm đối chứng.

với 3 phác đồ điều trị.

Thử nghiệm được thực hiện trên 3 lô lợn con. Các lợn con trong cùng 1 lô có thể nuôi ở các ô chuồng khác nhau, theo nái mẹ khác nhau. Mỗi lô thí nghiệm sử dụng một phác đồ điều trị khác nhau.

Tất cả lợn thí nghiệm đều cùng độ tuổi cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và quy trình phòng bệnh. Lợn con bị tiêu chảy được đánh dấu từng con để theo dõi và điều trị. Hằng ngày theo dõi lợn vào buổi sáng sớm và buổi chiều trước và sau khi dùng thuốc. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm nhiệt độ, ăn uống, thể trạng con vật, tình trạng phân, thời gian khỏi bệnh của từng con và các bệnh khác.Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: Tỷ lệ khỏi bệnh, thời gian điều trị, tỷ lệ tái phát, giá thành điều trị.

* Phác đồ 1:

- Nova – Colispec. Liều lượng: Lợn con dưới 5kg: 1 ml/ con /lần. Lợn con trên 5kg: 2 ml/ con/lần. Cho uống trực tiếp, ngày 2 lần, trong 3-4 ngày liên tục.

- Emitan cho uống trực tiếp, liều lượng gói (10g) dùng cho 10 – 20kg trọng lượng cơ thể/lần/ngày.

- Kết hợp điều trị toàn thân bằng B.complex, đường Glocose 5%.

* Phác đồ 2:

- Dufafloxacin 10% Oral. Liều lượng: 1 ml/40kg thể trọng dùng trong 3 – 5 ngày.

- Emitan cho uống trực tiếp, liều lượng gói (10g) dùng cho 10 – 20kg trọng lượng cơ thể/lần/ngày.

- Kết hợp điều trị toàn thân bằng B.complex, đường Glocose 5%.

* Phác đồ 3:

- Nova – Gentasul. Cho uống trực tiếp, ngày 2 lần, trong 3-4 ngày. Liều lượng: Lợn con dưới 5 kg: 1 ml/ con/ lần. Lợn con trên 5 kg: 2 ml/ con/ lần.

- Emitan cho uống trực tiếp, liều lượng gói (10g) dùng cho 10 – 20kg trọng lượng cơ thể/lần/ngày.

- Kết hợp điều trị toàn thân bằng B.complex, đường Glocose 5%.

Tuân thủ các nguyên tắc sử dụng kháng sinh kết hợp các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

khuôn, ăn uống trở lại bình thường, các dấu hiệu mất nước không còn, thân nhiệt ổn định… được coi là khỏi bệnh.

3.4. CÔNG THỨC TÍNH TOÁN VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU Công thức tính các chỉ tiêu theo dõi: Công thức tính các chỉ tiêu theo dõi:

Tỷ lệ lợn con mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh

Tổng số con theo dõi x 100

Tỷ lệ lợn con mắc bệnh (%) = Tổng số con mắc bệnh

Tổng số con theo dõi x 100 Tỷ lệ đàn mắc bệnh (%)

=

Số đàn mắc bệnh

Tổng số đàn theo dõi x 100 -Phương pháp xác định các chỉ tiêu theo dõi kết quả điều trị bệnh : Tỷ lệ khỏi (%) = Tổng số con khỏi

Tổng số con điều trị x100

Tỷ lệ tái phát (%) = Tổng số con mắc lại

Tổng số con điều trị khỏi x100 Tỷ lệ chết (%) = Tổng số con chết

Tổng số con theo dõi x100

Thời gian điều trị khỏi trung bình = N n x n i i i  1 i x : Số ngày điều trị ni: Số con điều trị khỏi N: Tổng số con điều trị khỏi

a: Số tiền mỗi liều điều trị (đồng)

b: Thời gian điều trị khỏi trung bình (ngày)

Xử lý số liệu

Toàn bộ số liệu thu thập, được tổng hợp và xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel và Minitab 16. Các tham số thống kê bao gồm dung lượng mẫu (n), giá trị trung bình (X), độ lệch chuẩn (SD), sai số trung bình (mx).

Hiệu quả điều trị của các phác đồ được so sánh thống kê bằng phương pháp X2 (Khi bình phương).

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TẠI XÃ XUÂN THÀNH, THỌ XUÂN, THANH HÓA

4.1.1. Tình hình chăn nuôi lợn nái tại xã Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa

Tình hình chăn nuôi lợn tại xã Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa được trình bày cụ thể tại bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn nái tại xã Xuân Thành, Thọ Xuân, Thanh Hóa Năm Tổng đàn (con) Tổng đàn lợn nái Số hộ nuôi (hộ)

Quy mô đàn nái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu một số đặc điểm bệnh phân trắng lợn con, biện pháp phòng trị tại xã xuân thành huyện thọ xuân tỉnh thanh hóa (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)