dao động trong khoảng từ 2,68% đến 2,99%.
Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh PTLC qua các tháng trong năm 2016 Tháng Tháng Tổng con/ tháng (con) Mắc bệnh Chết do mắc PTLC Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Tháng 1 280 45 16,07 8 2,86 Tháng 2 272 49 18,01 10 3,68 Tháng 3 301 56 18,60 11 3,65 Tháng 4 261 43 16,48 7 2,68 Tháng 5 294 48 16,33 8 2,72 Tháng 6 312 52 16,67 9 2,88 Tháng 7 297 50 16,84 8 2,69 Tháng 8 288 48 16,67 8 2,78 Tháng 9 293 53 18,09 11 3,75 Tháng 10 272 52 19,12 10 3,68 Tháng 11 268 44 16,42 8 2,99 Tháng 12 287 47 16,38 8 2,79 Tổng 3,425 587 17,14 106 3,09 Nguồn: Phòng kỹ thuật
Diễn biến tình hình nắc bệnh LCPT được làm sáng tỏ ở hình 4.2.
Theo chúng tôi, nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết do bệnh PTLC tăng ở những tháng nêu trên là do bệnh PTLC là một bệnh thường xuyên bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ và độ ẩm. Do đặc điểm sinh lý của lợn con, đặc biệt là hệ thống tiêu hoá, trung khu điều hoà thân nhiệt rất kém trước những thay đổi của môi trường.
Vào tháng 2, tháng 3 là giai đoạn chuyển mùa từ mùa đông sang mùa xuân, nhiệt độ trung bình xuống thấp, biên độ chênh lệch giữa ban ngày và đêm lớn. Thường kèm theo gió bấc và mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Mặc dù là trại kín nhưng vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ của các yếu tố khí hậu bên ngoài. Khi nhiệt độ thấp, độ ẩm cao làm trở ngại quá trình điều hoà thân nhiệt của lợn con, cơ thể mất nhiều nhiệt. Lợn rơi vào trạng thái stress nhiệt độ, quá trình toả nhiệt lớn hơn quá trình sản nhiệt. Do đó làm giảm sức đề kháng của con vật. Hơn nữa, khi độ ẩm không khí cao, làm cho chuồng nuôi luôn ẩm, khung chuồng, máng ăn của lợn con cũng bị ẩm, việc dọn vệ sinh gặp khó khăn. Khi độ ẩm cao tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, do đó con vật càng dễ mắc bệnh. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm tỷ lệ mắc bệnh phân trắng lợn con cao.
Vào tháng 9, 10 tỷ lệ mắc bệnh cao là do vào những tháng này, thời tiết chuyển mùa, thời tiết thay đổi liên tục, làm cho lợn con không kịp thích nghi là nguyên nhân gây cho tỷ lệ mắc bệnh trong các tháng này rất cao.
Các tháng còn lại tỷ lệ bệnh thấp hơn là do trong các tháng này, nhiệt độ thường ổn định, độ ẩm không khí không cao.
Theo Lê Thị Ngọc Diệp (2012) thì tỷ lệ lợn mắc bệnh còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Vụ đông xuân tỷ lệ lợn mắc bệnh cao hơn vụ hè thu, trong đó tỷ lệ lợn mắc bệnh tập trung cao nhất vào tháng 2 và tháng 3. Tháng 3, tỷ lệ lợn con bị bệnh là cao nhất: 42,93%.Trần Thị Hoài Quyên (2010) cho biết, trong 6 tháng đầu năm thì tỷ lệ mắc PTLC tại các trang trại lợn nái ở tháng thứ 2 là 39,75%, tháng 3 là 43,03% và tỷ lệ chết cho bệnh PTLC ở tháng 2 (2,52% )và tháng thứ 3 (2,735) cao hơn các tháng còn lại.
Như vậy, kết quả tỷ lệ mắc bệnh PTLC và tỷ lệ chết do lợn con mắc bệnh PTLC ở các tháng trong năm trong theo dõi của chúng tôi thấp hơn nhiều so với các nghiên cứu của các tác giả trước đây. Song về tình hình mắc bệnh PTLC theo các tháng trong năm trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các tác giả nêu trên.
nghĩa thống kê (P > 0,05). Điều này chứng tỏ rằng quy trình phòng bệnh tại trang trại được thực hiện tốt đã hạn chế được ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đến tỷ lệ mắc bệnh PTLC. Trong thực tế tại trại đã thực hiện công tác phòng bệnh tương đối tốt. Về mùa hè có hệ thống làm mát, mùa đông có hệ thống sưởi ấm cho lợn con bằng đèn hồng ngoại 250W.
4.2.3. Tình hình mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi của lợn con
Nhằm tìm hiểu, đánh giá về mức độ mắc PTLC ở từng lứa tuổi của lợn con tại trại, chúng tôi đã tiến hành theo dõi 75 lợn con thuộc 5 đàn có cùng ngày đẻ, lứa đẻ (lứa 3) có cùng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng. Tiến hành theo dõi liên tục từ khi sơ sinh đến 60 ngày tuổi qua các giai đoạn khác nhau. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 4.7.