Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu SKKN góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc nguyễn đình chiểu trong chương trình ngữ văn 11 trung học phổ thông (Trang 32 - 34)

3. Giải pháp thực hiện

3.4. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề

PPDH giải quyết vấn đề là phương pháp rất hữu hiệu để phát triển năng lực của HS. Đối với văn bản Văn tế nghĩa sĩCần Giuộc, tơi đã sử dụng phương pháp

32 này bằng cách đặt HS trong những tình huống cĩ vấn đề như tình huống tìm nguyên nhân, tình huống sáng tạo…Thời điểm sử dụng phương pháp này cũng rất linh hoạt (cĩ thể sử dụng trong hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập, vận dụng, mở rộng)

* Trước hết là tình huống tìm nguyên nhân. Tình huống này, GV sử dụng trong hoạt động hình thành kiến thức mới khi tìm hiểu về hình tượng tiếng khĩc. Cách thức tổ chức hoạt động: Tình huống này được thực hiện với quy trình 4 bước như sau:

Bước 1: GV đặt vấn đề: Vì sao cĩ thể nĩi rằng tiếng khĩc dành cho những người nơng dân nghĩa sĩ là tiếng khĩc bi thương mà khơng hề bi lụy?

Bước 2: Lập kế hoạch giải quyết vấn đề: HS đề xuất phương án giải quyết vấn đề. Nếu HS gặp khĩ khăn, GV cĩ thể hỗ trợ HS lập kế hoạch giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra hệ thống câu hỏi hướng dẫn như sau: Đĩ là tiếng khĩc của những ai? Tiếng khĩc ấy thể hiện tâm trạng gì của những người ở lại?...

Bước 3: Thực hiện kế hoạch: HS tiến hành trả lời câu hỏi, từ đĩ rút ra được nguyên nhân: Nới đĩ là tiếng khĩc bi thương vì sự ra đi của những người nơng dân nghĩa sĩ để lại nỗi đau, sự trống vắng rất lớn cho quê hương, những người thân trong gia đình của họ. Nhưng sự ra đi ấy khơng hề làm cho người ở lại trở nên yếu đuối mà ngược lại họ như được tiếp thêm sức mạnh của lịng quyết tâm, của ý chí đánh giặc. Vì vậy mà nĩ khơng hề bi lụy.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá, kết luận. GV đáng giá theo các mức độ sau:

Nội dung yêu cầu

Mức đánh giá

(1) (2) (3)

HS nêu đúng được nguyên nhân đầu tiên

HS nêu đúng được hai nguyên nhân nhưng chưa

phân tích, chững minh qua các câu

văn HS nêu đúng hai nguyên nhân; Phân tích sâu sắc; Chứng minh sáng rõ. Lưu ý: GV chấp nhận nếu HS cĩ những ý mới hợp lí.

Như vậy, với tình huống trên, GV đã tạo cơ hội cho HS tư duy, phân tích vấn đề. Học sinh cần phải huy động kiến thức để phát hiện, nhìn nhận ra bản chất của vấn đề. Quá trình tìm nguyên nhân đã giúp các em hình thành kĩ năng giải quyết vấn đề và sáng tạo để diễn đạt.

33 Đây là tình huống nâng cao, địi hỏi học sinh phải sáng tạo ra những sản phẩm nhất định. Tình huống này sẽ tạo cơ hội lớn nhất cho các em sử dụng kiến thức nhuần nhuyễn và sáng tạo, để tái tạo kiến thức mới. Trong quá trình sáng tạo, học sinh cũng rèn được những năng lực khác. Trong phạm vi bài học này, tơi đã đưa ra cho HS một tình huống để các em sáng tạo như sau: Viết một đoạn văn ngắn 10-15 dịng trình bày về vấn đề sau: Từ tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, em cĩ suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của dân tộc ta trong giai đoạn hiện nay?Tình huống này GV sẽ giao cho HS về nhà làm vì nĩ khá tốn thời gian. Để làm tốt được bài tập trên, HS sẽ phải huy động kĩ năng làm văn cũng như kiến thức thực tế về xã hội để giải quyết vấn đề.

Một phần của tài liệu SKKN góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề và năng lực sáng tạo cho học sinh qua dạy học bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc nguyễn đình chiểu trong chương trình ngữ văn 11 trung học phổ thông (Trang 32 - 34)