C. PHỐI HỢP THỰC HIỆN 1 Đoàn trường
3.1.2.2. Hoạt động 2: Thực hành xử lí tình huống:
Đối tượng: Các đội thi trong buổi ngoại khóa
Hình thức: Sân khấu hóa
Nội dung: Dựng các tiểu phẩm về các tình huống bị BNTT và đưa ra cách ứng phó.
Để hoạt động giáo dục kĩ năng ứng phó với BNTT phát huy hiệu quả trong thực tiễn thì không chỉ giáo dục bằng cách đưa ra những nhận thức về BNTT dưới góc độ lí thuyết mà còn phải thực hành trải nghiệm bằng những tình huống cụ thể. Chính vì thế, chúng tôi cùng HS dựng những tiểu phẩm tình huống tái hiện lại những câu chuyện bị BNTT phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân. Những tình huống đưa ra giúp HS nhận diện, phân biệt được các hành vi BNTT để không trở thành kẻ đi BNTT người khác và biết được như thế nào là nạn nhân của BNTT. Với các tình huống, chúng tôi dựa vào hành vi bắt nạt để đưa ra những cách ứng phó cụ thể giúp HS từng bước thực hành và ghi nhớ các việc nên làm khi gặp phải những tình huống bị bắt nạt giống tiểu phẩm hoặc tương tự. Cuối cùng HS rút ra những thông điệp, bài học cho mình.
Ví dụ một tiểu phẩm tình huống HS xây dựng : Hà là một học sinh lớp 11 từ trường khác mới chuyển đến. Là nữ sinh vừa học giỏi vừa xinh xắn lại là nhân tố mới nên Hà thu hút sự chú ý và ngưỡng mộ của khá nhiều bạn. Điều này khiến một số bạn tỏ ra ghen ghét, đố kị với Hà. Những bạn này bàn nhau lập ra một trang facebook với tên gọi: “Hội những người ghét con Hà”. Trang này chuyên đăng bài nói xấu, đăng tải những thông tin không đúng sự thật về Hà, lôi kéo nhiều người tham gia bình luận chia sẻ nhằm mục đích bôi nhọ, xúc phạm danh dự Hà. Hà biết được điều này đã thực sự bị chấn động tâm lí. Từ một cô gái vui vẻ, giỏi giang Hà rất sợ đến trường, rơi vào khủng hoảng, trầm cảm. Vậy nếu là Hà bạn sẽ phải làm gì?
Sau khi nghe xong câu hỏi yêu cầu xử lí tình huống, HS tham gia đóng góp ý kiến trực tiếp. Ban cố vấn tổng hợp ý kiến và kết luận cách ứng phó hợp lí, đúng đắn nhất. Như trường hợp nữ sinh Hà trong tình huống trên, cách ứng phó là:
- Chụp màn hình bằng chứng bị bắt nạt (ai là quản trị viên nhóm, thời gian và nội dung đăng tải các bài viết?).
- Báo cáo và chặn trang chứa nội dung bắt nạt.
- Tìm kiếm sự giúp đỡ từ GVCN, thầy cô trong Tổ tư vấn tâm lí của trường. - Chia sẻ cảm xúc và khó khăn với bố mẹ, thầy cô.
21
Hình 9. Hình ảnh phần thi tiểu phẩm tình huống.