Thiết lập kênh thông tin với gia đình về vấn nạn bắt nạt trực tuyến

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO dục kỹ NĂNG ỨNG PHÓ với bắt nạt TRỰC TUYẾN CHO học SINH THPT MIỀN núi (Trang 37 - 39)

C. PHỐI HỢP THỰC HIỆN 1 Đoàn trường

3.2.3. Thiết lập kênh thông tin với gia đình về vấn nạn bắt nạt trực tuyến

tuyến

Việc thiết lập, vận hành kênh thông tin gián tiếp phụ thuộc khá nhiều vào các phương tiện hỗ trợ. Có năm loại phương tiện phổ biến được sử dụng để thiết lập, vận hành kênh thông tin gián tiếp giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, gồm: sổ liên lạc điện tử, bảng thông tin, nội san điện tử, thư gửi cha mẹ học sinh và mạng xã hội. Xuất phát từ điều kiện thực tế của trường THPT Tương 1, chúng tôi lựa chọn sử dụng các phương tiện sau:

Thứ nhất: Sổ liên lạc điện tử Vnedu.vn

Sổ liên lạc điện tử là một ứng dụng của dịch vụ truyền thông đa phương tiện giúp nhà trường kết nối, chia sẻ hoặc thông báo mọi thông tin cần thiết tới gia đình học sinh. Bằng sổ liên lạc điện tử, các thông tin hữu ích liên quan đến những khó khăn của học sinh về học tập, rèn luyện, sức khỏe, cảm xúc, thói quen, hành vi… có thể được chuyển tải đến cha mẹ học sinh một cách đầy đủ, chính xác và nhanh chóng. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, bởi vì mối quan hệ giữa cha mẹ học sinh và giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí, tình cảm của học sinh. Nếu mối quan hệ này tích cực, cha mẹ sẽ hiểu hơn về con cái, có thể dễ dàng thống nhất quan điểm giáo dục với nhà trường, từ đó những khó khăn trong đời sống học đường của học sinh được trợ giúp, tư vấn một cách hiệu quả hơn.

Chúng tôi căn cứ vào ưu, nhược điểm của sổ liên lạc điện tử, vận dụng khéo léo nhằm kết nối với gia đình HS thực hiện công tác phối hợp giáo dục.

Trường THPT Tương Dương 1 sử dụng phần mềm Vnedu.vn là một phần mềm phổ biến trong quản lí giáo dục HS. Sổ liên lạc điện tử trong phần mềm này được thiết kế rất tiện lợi, dễ sử dụng cho cả GV, phụ huynh, HS. Ngay từ buổi họp phụ huynh đầu năm học, BGH nhà trường thông qua GVCN để phổ biến việc đăng kí sử dụng sổ liên lạc điện tử đến tận Phụ huynh HS ở tất cả các lớp. Qua sổ liên lạc điện tử, Phụ huynh nắm bắt được những thông tin về hoạt động học tập, rèn luyện

Hình 17. Sơ đồ các phương tiện để thiết lập, vận hành kênh thông tin gián

tiếp giữa giáo viên và gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh trung học phổ thông

32

của HS một cách thường xuyên. Như vậy, khi HS gặp tình trạng bị BNTT, đây là một kênh liên lạc để GV thông tin tới các bậc phụ huynh vấn đề của con em mình đang gặp phải. Ví dụ thông báo chung đến PH về tình trạng BNTT đang gia tăng, đề nghị các bậc PH để ý con em mình, hay cảnh báo PH về việc một số kẻ chuyên đi ăn cắp tài khoản, giả mạo tài khoản HS để nhắn tin xin tiền, vay tiền, hoặc một số tài khoản lạ gửi những hình ảnh, clip đen đến tài khoản HS...Tuy nhiên, vì là kênh thông tin một chiều nên sổ liên lạc điện tử chỉ có thể phổ biến những thông tin chung, còn những trường hợp HS trực tiếp bị BNTT thì phải sử dụng thêm một số kênh liên lạc khác.

Thứ hai: Mạng xã hội

Với sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, gần như các bậc phụ huynh đều có tài khoản facebook hay zalo. Căn cứ vào phụ huynh của từng lớp mà GV lựa chọn thành lập hội nhóm Phụ huynh HS bằng ứng dụng phù hợp nhất. Ở hội nhóm chung, GV phối hợp Phụ huynh giáo dục HS kĩ năng ứng phó BNTT trước tiên là giúp Phụ huynh có các nhận thức về BNTT tương tự như với HS. GVCN là người đăng tải, chia sẻ các thông tin về BNTT lên hội nhóm Phụ huynh. GV hướng dẫn Phụ huynh nhận biết các dấu hiệu cho thấy con em mình có thể đang rơi vào tình trạng bị BNTT và các bước cụ thể để giúp HS ứng phó.

Giải pháp này thực sự có hiệu quả với những HS thường xuyên chia sẻ, tâm sự với bố mẹ những khó khăn của bản thân. Ở những HS này, nếu bố mẹ được trang bị những hiểu biết về BNTT và kĩ năng giúp con ứng phó BNTT thì sẽ hỗ trợ thậm chí làm thay GV trong việc tư vấn, giúp đỡ HS.

Tuy nhiên, do hoàn cảnh điều kiện của HS miền núi Tương Dương còn nhiều khó khăn nên không phải phụ huynh nào cũng thường xuyên gần gũi, quan tâm sâu sát được con em mình. Đa số bố mẹ HS đi làm ăn xa nhà, một số HS có bố mẹ bỏ nhau, nhận thức của phụ huynh trong các bản làng còn hạn chế. HS phần lớn trọ học xa gia đình. Đó là những lí do khiến sự kết nối ở một số HS với bố mẹ chưa thường xuyên. Một số Phụ huynh chưa đủ tin cậy để các em tìm kiếm sự tư vấn cho những khó khăn của bản thân. Ở những HS này nếu lựa chọn ứng phó bằng cách chia sẻ thì các em sẽ tìm đến thầy cô, bạn bè và hình thức các em chọn tư vấn chủ yếu là nhắn tin tới thầy cô trong tổ tư vấn tâm lí hoặc nhắn tin về trang page đề nghị tư vấn.

Tóm lại, việc thiết lập, vận hành kênh thông tin phối hợp với gia đình trong tư vấn, hỗ trợ học sinh có ý nghĩa rất quan trọng để có thể đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường (giáo viên) và gia đình (cha mẹ học sinh) trong quá trình giáo dục các em. Để thực hiện hiệu quả công việc này, giáo viên nên lưu ý lựa chọn các phương thức, phương tiện kết nối sao cho phù hợp với nội dung và điều kiện trao đổi thông tin theo hướng phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức, phương tiện đó.

33

Hình 18. Hoạt động tuyên truyền ứng phó BNTT trên nhóm PH, nhóm HS

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO dục kỹ NĂNG ỨNG PHÓ với bắt nạt TRỰC TUYẾN CHO học SINH THPT MIỀN núi (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)