Hoạt động 3: Phối hợp Tổ tư vấn tâm lý nhà trường trực tiếp tư vấn cho HS:

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO dục kỹ NĂNG ỨNG PHÓ với bắt nạt TRỰC TUYẾN CHO học SINH THPT MIỀN núi (Trang 27 - 31)

C. PHỐI HỢP THỰC HIỆN 1 Đoàn trường

3.1.2.3. Hoạt động 3: Phối hợp Tổ tư vấn tâm lý nhà trường trực tiếp tư vấn cho HS:

vấn cho HS:

Đầu năm học 2021-2022, hiệu trưởng Nhà trường đã thông qua quyết định thành lập Tổ tư vấn tâm lí phụ trách mảng tư vấn học đường [Phụ lục 03]. Hướng dẫn HS ứng phó với BNTT là một trong những nội dung tư vấn trọng tâm. Bởi năm

22

học 2021-2022 diễn ra trong bối cảnh dạy-học online kéo dài nên những ca tư vấn về cách ứng phó với BNTT gia tăng. Chúng tôi đã phối hợp cùng Tổ tư vấn tâm lí để trực tiếp đối thoại, giải đáp cho HS những thắc mắc xung quanh vấn đề BNTT. Hành động này bên cạnh việc hướng dẫn cho HS những cách ứng phó BNTT một cách cụ thể, rõ ràng ở quy mô toàn trường thì còn gia tăng sự tin cậy của HS đối với thầy cô khi các em gặp khó khăn. HS thấy thầy cô luôn sẵn sàng lắng nghe, sát cánh cùng HS đối mặt giải quyết với các tình huống bị BNTT không chỉ trong buổi tuyên truyền mà còn trong suốt quá trình học tập của HS tại trường. Chính sự cởi mở, thân thiện của thầy cô đã khích lệ HS nhất là các em là dân tộc thiểu số vốn rụt rè, e ngại có thể yên tâm, mạnh dạn chia sẻ những khó khăn của mình. Sự tư vấn kịp thời của thầy cô trước hết giúp HS tránh những hình thức ứng phó tiêu cực đồng thời hướng dẫn HS những bước cụ thể để thoát ra tình trạng bị BNTT.

HS hỏi trực tiếp thầy cô hoặc ghi vào giấy nhờ Ban tổ chức chuyển đến thầy cô nhờ giải đáp. Trong hoạt động tư vấn trực tiếp này, chúng tôi đã nhận được một số câu hỏi như:

- Có một bạn nam từng thích em nhưng em không thích bạn. Bạn đó thường xuyên vào bình luận trên trang facebook của em với ngôn ngữ bậy bạ, xúc phạm. Bạn đó còn rủ các bạn khác comment nói xấu em dưới những status em đăng lên. Em phải làm gì?

- Ngoại hình em không được xinh đẹp. Em bị một số bạn chụp hình và đăng ảnh em lên và bình luận. Như vậy họ có phải đang BNTT đối với em không và em phải làm gì để họ chấm dứt hành động đó?

- Em thích một bạn. Em bày tỏ tình cảm với bạn ấy qua tin nhắn Messenger. Một ngày em thấy đoạn tin nhắn đó của mình bị chụp lại và đăng công khai lên facebook. Em rất xấu hổ. Giờ em phải làm gì?

- Tài khoản facebook của em bị hack. Họ lấy tài khoản của em để mạo danh đi vay tiền anh em, bạn bè xung quanh em. Một số người đã bị lừa và chuyển khoản cho tài khoản giả mạo đó. Giờ em phải xử lí như thế nào?

- Những kẻ đi BNTT người khác có bị phạt không? Căn cứ nào để xử lí? … Đứng trước những tình huống bị BNTT cần tư vấn của HS, chúng tôi đã thực hiện các bước:

Đầu tiên là trấn an HS về mặt tâm lí. GV giúp HS bình tĩnh để ứng phó bằng cách khẳng định: đây hoàn toàn không phải do lỗi của em.

Thứ hai, phân tích tình trạng HS bị BNTT.

Thứ ba, nhận diện hành vi BNTT HS đang đối mặt.

Thứ tư, chỉ ra tuần tự các bước HS cần làm để ứng phó với từng tình huống cụ thể.

23

Hình 10. Thầy Phan Trọng Hào - thành viên tổ tư vấn tâm lý giải đáp thắc mắc xung quanh chủ đề BNTT

24

Hình 11. Một số hình ảnh toàn cảnh hoạt động buổi tuyên truyền

Hình 12. Thầy Hồ Văn Thanh - Hiệu trưởng, thầy Phan Văn Đài - Phó hiệu trưởng nhà trường tặng quà cho các đội thi đạt giải

Chương trình hoạt động giáo dục BNTT nêu trên khi thực hiện đã tác động vào nhận thức của HS một cách sâu sắc. Việc tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho HS về BNTT phải được thực hiện thường xuyên, có được sự đồng thuận, góp sức và chia sẻ, hỗ trợ về nguồn lực của nhà trường, HS, phụ huynh và xã hội. Giải pháp cho vấn đề này có thể thực hiện theo quy mô toàn trường và lớp học.

25

Qui mô toàn trường: Tuyên truyền cổ động trực quan trong các buổi chào cờ đầu tuần, tập huấn cán bộ lớp, qua phương tiện thông tin loa phát thanh nhà trường, viết khẩu hiệu.

Qui mô lớp học: Thông qua những buổi sinh hoạt lớp để chuyển tải và nâng cao nhận thức về BNTT; tổ chức lớp học hướng dẫn kĩ năng sử dụng Internet an toàn, văn hóa.

Với các hình thức và qui mô trên, hoạt động tuyên truyền hướng dẫn HS ứng phó với BNTT sẽ diễn ra thường xuyên liên tục, trở thành một nội dung trọng tâm trong giáo dục HS về phòng chống bạo lực học đường, sử dụng mạng an toàn.

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO dục kỹ NĂNG ỨNG PHÓ với bắt nạt TRỰC TUYẾN CHO học SINH THPT MIỀN núi (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)