Mở kênh tư vấn tâm lí, hỗ trợ online

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO dục kỹ NĂNG ỨNG PHÓ với bắt nạt TRỰC TUYẾN CHO học SINH THPT MIỀN núi (Trang 32 - 37)

C. PHỐI HỢP THỰC HIỆN 1 Đoàn trường

3.2.2. Mở kênh tư vấn tâm lí, hỗ trợ online

Song song với hoạt động tư vấn trực tiếp tiến hành trong hoạt động ngoại khóa và xuyên suốt trong năm học thì hình thức tư vấn online là giải pháp tối ưu trong giai đoạn học online. Hình thức này vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch trong thời điểm dịch covid-19 bùng phát vừa phù hợp tâm lí của HS THPT miền núi vốn còn hạn chế về kĩ năng giao tiếp, tâm lí thường xấu hổ, e ngại.

HS tỏ ra thoải mái hơn khi chia sẻ những tình huống bị BNTT của mình qua những tin nhắn gửi đến cho GV. Có khi các em giấu mình qua các nick ảo để chia sẻ những khó khăn mình đang đối mặt và đề nghị được giúp đỡ. Các em gửi tin nhắn vào trang page “ Bắt nạt trực tuyến-THPT Tương Dương 1” hoặc gửi đến tài khoản facebook, zalo trực tiếp cho thầy cô trong tổ tư vấn tâm lí, GVCN, hoặc các thầy cô khác mà các em tin tưởng muốn chia sẻ.

Từ đầu năm học, GVCN, thầy cô tổ tư vấn cung cấp số điện thoại, tài khoản mạng xã hội để HS có thể liên lạc khi cần tư vấn. GV cần bày tỏ mong muốn được lắng nghe những chia sẻ của HS và sẵn sàng giúp đỡ HS khi các em gặp khó khăn. Từ thái độ cởi mở, thân thiện của GV nhất là GVCN mà HS sẽ cảm thấy dễ mở lòng hơn, thoải mái trong trò chuyện và an tâm khi tìm kiếm sự giúp đỡ từ thầy cô. Trong khi tư vấn, với những trường hợp phức tạp thì cần phải có sự trao đổi, phân tích, bàn

27

bạc đưa các phương án hợp lí nhất để hướng dẫn HS. Sự phối hợp giữa GVCN với Tổ tư vấn tâm lí là một cách làm hiệu quả, phát huy vai trò của các bên tạo nên sự đồng bộ trong giáo dục HS. Từ những ca tư vấn tâm lí mà bổ sung vào kinh nghiệm giáo dục các kĩ năng ứng phó BNTT cho HS

Nguyên tắc tư vấn:

Hình 14. Sơ đồ những yêu cầu cơ bản về đạo đức trong tư vấn, hỗ trợ HS

Thứ nhất, nguyên tắc bảo mật: Để giữ được bí mật vấn đề của học sinh, giáo

viên cần lưu ý:

- Cuộc tư vấn, trò chuyện được bố trí ở nơi kín đáo, người khác không nghe thấy và không quấy rầy.

- Lưu giữ hồ sơ học sinh an toàn, tránh để mất dữ liệu hoặc lộ dữ liệu trên máy tính. Những thông tin về học sinh không liên quan đến mục đích tư vấn thì không lưu.

- Giải thích cho học sinh ngay từ đầu về mục đích và quy trình tư vấn, vấn đề giữ bí mật và những ngoại lệ liên quan đến tính bảo mật (như thảo luận với đồng nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn). Giáo viên chỉ được tiết lộ bí mật khi học sinh đồng ý nói ra vấn đề của mình, khi vấn đề của học sinh đe dọa đến tính mạng của bản thân và những người khác, hay khi vấn đề của học sinh có liên quan đến khía cạnh pháp lý hoặc tòa án.

- Không tiết lộ nội dung của cuộc tư vấn, hỗ trợ học sinh cho bên thứ ba, trừ khi học sinh đồng ý.

- Bảo vệ những thông tin có liên quan đến thân nhân của học sinh trong các giấy tờ, hồ sơ, số liệu có liên quan đến học sinh.

Thứ hai, nguyên tắc tôn trọng học sinh: Những biểu hiện của sự tôn trọng học

sinh như:

Yêu cầu về đạo đức trong tư vấn, hỗ trợ học sinh

Trung thực và trách nhiệm Tôn trọng Bảo mật

28

- Giáo viên đặt học sinh ở vị trí là một nhân cách độc lập với những đặc điểm riêng về tình cảm, quan điểm, suy nghĩ và cá tính…

- Giáo viên coi trọng quyền tự chủ và tự quyết của học sinh cũng như cha mẹ, người đại diện cho các em.

- Công bằng trong đối xử và tôn trọng sự khác biệt cá nhân học sinh (về kinh nghiệm, tính cách, quan điểm, hoàn cảnh gia đình, văn hóa, giá trị, niềm tin ….).

- Tin tưởng vào khả năng và khẳng định giá trị của học sinh. Cùng với học sinh xây dựng kế hoạch hỗ trợ phù hợp với năng lực và hoàn cảnh của các em

- Không phán xét những hành vi, suy nghĩ, thái độ của học sinh.

Thứ ba, nguyên tắc trung thực và trách nhiệm: Thái độ trung thực và trách nhiệm được biểu hiện:

- Trợ giúp học sinh bằng tất cả khả năng của mình.

- Giáo viên cũng cần thể hiện trách phù hợp với năng lực của bản thân, những trường hợp giáo viên thấy vượt quá khả năng của mình thì cần chủ động giới thiệu học sinh đến các giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lí hoặc các chuyên gia có chuyên môn.

- Sử dụng những kiến thức, hiểu biết khoa học, được kiểm chứng để trợ giúp cho học sinh đúng hướng.

- Có trách nhiệm với học sinh, với công việc mình đang làm thông qua việc hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ các em thực hiện những hành vi đúng đắn, hợp chuẩn.

- Chủ động tự tìm hiểu về pháp luật, qui định, chính sách có liên quan đến học sinh và đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho các em.

Mô tả một trường hợp chúng tôi đã tư vấn online cho HS khi bị BNTT:

K.N là một HS nữ của lớp 11C đã nhắn tin đề nghị được giúp đỡ giải quyết tình trạng bị BNTT của bản thân em.

Nội dung cần tư vấn : Năm lớp 9, K.N có quen HS tên Đ. Hai em có thích nhau một thời gian, sau đó lên cấp 3, K.N chia tay Đ. Bắt đầu từ đó Đ luôn tìm cách nói xấu, bình luận những lời tục tĩu, đăng những thông tin không đúng sự thật về K.N (trong đó có hành vi đăng tải, lan truyền tin giả là em K.N từng đi viện phá thai...) thậm chí Đ còn lôi kéo thêm nhiều bạn hùa theo hành vi của mình như D, C... K.N có nhắn tin đề nghị dừng lại nhưng các bạn vẫn tiếp tục, thậm chí còn chụp tin nhắn của K.N để đăng khắp nơi cho mọi người vào bình luận. Không chỉ trên mạng mà gặp nhau ngoài đời, các bạn đó cũng có hành vi tương tự. Vấn đề này khiến K.N rơi vào khủng hoảng tâm lí, có biểu hiện trầm cảm và không muốn đến trường học. Sau khi nhận được đề nghị tư vấn của K.N, chúng tôi đã thực hiện tư vấn theo các bước như sau:

29

- Tìm hiểu kĩ sự việc, tình huống bị BNTT của Ngân và những hình thức Ngân đã sử dụng để ứng phó với các bạn đi nói xấu mình trên mạng (K.N đã trực tiếp đề nghị các bạn chấm dứt hành vi nói xấu trên mạng, hủy kết bạn).

- Hướng dẫn K.N chụp lại các bằng chứng nói xấu của D, Đ...

- Trấn an tâm lí cho K.N bằng khẳng định: Em hoàn toàn không có lỗi mà các bạn đó làm vậy là sai, cam kết với K.N sẽ trao đổi với các đối tượng đang

BNTT để yêu cầu chấm dứt hành vi BNTT đối với em.

- Liên lạc với bố mẹ của K.N để thông báo về tình trạng của HS. Hướng dẫn phụ huynh cách nói chuyện, động viên con.

- Trao đổi với các HS đi BNTT để đề nghị các em chấm dứt hành vi BNTT với K.N.

Mặc dù các đối tượng HS đi BNTT đối với K.N đã cam kết không thực hiện hành vi BNTT nữa nhưng tổn thương tâm lí của K.N không phải nhanh chóng nguôi ngoai. Em vẫn còn cảm thấy xấu hổ, ngại ngùng và chưa thực sự thoải mái khi đến trường. Lúc này với vai trò là giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi đã hỗ trợ tâm lí cho HS bằng cách:

- Trực tiếp lên KTX, nơi HS ở trong quá trình học tập ở trường để trò chuyện, tâm sự, giải tỏa tâm lí cho HS.

- Kết hợp với một số HS trong lớp là bạn bè thân thiết của K.N để gần gũi, động viên em.

- Đưa ra một số lời khuyên cho K.N để hạn chế những nguy cơ bị BNTT như tình huống vừa xảy ra, đồng thời chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đối mặt và ứng phó khi bị BNTT cho HS bởi nguy cơ này luôn tiềm ẩn trong thời đại công nghệ số mà đối tượng không chỉ là HS trong trường.

- Giao cho em một số nhiệm vụ học tập để em dành thời gian học nhiều hơn thay vì suy nghĩ tiêu cực.

Với các HS thực hiện hành vi BNTT đối với K.N, chúng tôi đã liên lạc và thực hiện các nội dung:

- Tìm hiểu rõ thêm sự việc bằng các câu hỏi về mối quan hệ của các HS này với K.N.

- Đưa ra bằng chứng BNTT mà K.N chụp lại để các em nhận rõ hành vi BNTT của mình đã bị phát hiện.

- Đề nghị các HS đó chấm dứt hành vi BNTT trên tinh thần hợp tác: gỡ bỏ các bài đăng xuyên tạc về K.N, xóa các bình luận nói xấu, tục tĩu, bày tỏ lời xin lỗi K.N. - Giáo dục để HS nhận ra hành vi sai trái của mình có thể gây hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho nạn nhân mà còn cả bản thân khi đi BNTT người khác bằng cách đưa

30

ra các điều luật quy định xử phạt khi thực hiện những hành vi BNTT.

- Khi các em sẵn sàng hợp tác, chúng tôi xử lí theo hướng nhân văn như giữ kín nội dung sự việc cho các em.

Hình 15. Hình ảnh đoạn tư vấn online cho HS

31

Một phần của tài liệu SKKN GIÁO dục kỹ NĂNG ỨNG PHÓ với bắt nạt TRỰC TUYẾN CHO học SINH THPT MIỀN núi (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)