Hình thành, củng cố kiến thức về thể loại trong hoạt động đọc văn bản

Một phần của tài liệu Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo chương trình 2018 (Trang 35 - 36)

3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung của học sinh

2.1.3. Hình thành, củng cố kiến thức về thể loại trong hoạt động đọc văn bản

SGK Ngữ văn 10 chương trình mới 2018 có 9 bài học, mỗi bài đều được tổ chức xoay quanh trục đọc – viết – nói và nghe, với những yêu cầu cụ thể, phù hợp, vừa lặp lại, vừa biến đổi, mở rộng theo hướng nâng cao dần. Việc sắp xếp các phần ở từng bài về cơ bản tuân thủ cấu trúc chung của bài học.

Ví dụ: Trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 thuộc bộ Kết nối tri thức với cuộc

sống, nhằm bảo đảm tính nhất quán và triết lí riêng của bộ sách, nhan đề các bài

học trong Ngữ văn 10 không đặt theo tên từng loại, thể loại văn bản hay theo nội dung, chủ đề của các cụm văn bản được chọn, mà theo một số vấn đề hay yếu tố nổi bật của loại, thể loại đòi hỏi chúng ta phải nắm vững khi thực hành đọc, viết, nói và nghe. Trọng tâm của mỗi bài học là các văn bản thuộc cùng một loại, thể loại đã được gợi mở từ nhan đề bài học. Các văn bản này có mối liên hệ nhất định với nhau về nội dung và không nhất thiết phải cùng ra đời trong một thời kì hay cùng thuộc về một nền văn học. GV nắm được cách tổ chức hệ thống văn bản như vậy sẽ giúp HS ý thức được phần nào sự phát triển của mỗi thể loại qua các văn bản đọc hiểu.

Tôi may mắn ở trong nhóm Góp ý bản mẫu SGK Ngữ văn 10 của Sở GD& ĐT Nghệ An nên được tiếp cận sớm với cả 3 bộ Sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Bộ Cánh Diều, Bộ Chân trời sáng tạo. Bản thân tôi đã Đọc, nghiên cứu và nhận thấy điểm nổi bật của 3 bộ SGK Ngữ văn 10 đặc biệt quan tâm tuyển chọn những văn bản có thể phục vụ tốt nhất cho việc rèn luyện, phát triển đồng bộ các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe của người học, theo đúng yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn ban hành năm 2018. GV và HS sẽ gặp ở đây những văn bản mang hơi thở của cuộc sống hiện đại đầy hấp dẫn, lần đầu tiên được đưa vào sách Ngữ văn cấp Trung học phổ thông. Bên cạnh đó là không ít văn bản từng quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh nhưng có diện mạo mới do cách giới

thiệu, cung cấp thông tin, hướng dẫn tìm hiểu,... có tính chất mở, chú trọng mục tiêu phát triển năng lực và bám sát Yêu cầu cần đạt của mỗi bài học.

Thông qua thực hành đọc hiểu các văn bản văn học có giá trị của văn học Việt Nam và một số nền văn học trên thế giới, HS vừa tích luỹ được cho mình nhiều tri thức văn hoá, văn học và đời sống bổ ích, mà quan trọng hơn, còn nắm vững cách đọc các loại, thể loại văn bản khác nhau. Việc làm chủ cách đọc có liên quan mật thiết với việc tự xây dựng cho mình thói quen đọc, niềm đam mê đọc suốt cuộc đời, vốn là đòi hỏi thiết yếu đối với con người sống trong thế giới của những kết nối đa chiều.

Ví dụ về bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, SGK Ngữ văn 10 gồm 2 tập. Tập một có 5 bài học: Sức hấp dẫn của truyện kể, Vẻ đẹp của thơ ca, Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận, Sức sống của sử thi, Tích trò sân khấu dân gian. Những bài học này sẽ giúp các em củng cố và bổ sung kiến thức về đặc điểm của một số loại, thể loại văn bản quen thuộc như: truyện (gồm thần thoại, sử thi, truyện ngắn); thơ trữ tình; kịch bản văn học chèo, tuồng; văn bản nghị luận;... đồng thời

Một phần của tài liệu Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo chương trình 2018 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w