Biện pháp hình thành, củng cố kiến thức về thể loại qua hoạt động đọc mở rộng.

Một phần của tài liệu Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo chương trình 2018 (Trang 58 - 59)

3. Biện pháp hình thành, củng cố kiến thức về thể loại qua việc khám phá các phương diện giá trị của văn bản

2.2.5 Biện pháp hình thành, củng cố kiến thức về thể loại qua hoạt động đọc mở rộng.

mở rộng.

Vấn đề dạy cách đọc cho HS là điều vô cùng quan trọng. Bởi vì số lượng văn bản HS được học trong nhà trường là quá ít. Nếu như HS chỉ được đóng khung trong một số tác phẩm giới hạn thì không có giá trị gì cả. Ngoài những tác phẩm đó ra, HS sẽ không hiểu biết gì thêm. Thực tế dạy học đó dẫn đến vốn đọc của HS là rất ít. Mà vốn đọc ít là do không được ai chỉ bày cho cách đọc. Số lượng văn bản trong nhà trường rất ít ỏi, nếu như vốn liếng về văn học của HS chỉ có chừng ấy, chắc chắn sẽ không tạo được vốn văn học và văn hóa cần thiết cho mỗi con người, không đủ để sống, để trưởng thành và hoàn thiện bản thân. Cho nên mỗi người cần phải đọc thêm để mở rộng vốn đọc. Mà muốn mở rộng vốn đọc phải nắm được cách đọc để có thể tự đọc. “Làm thế nào để HS biết cách đọc?” là câu hỏi đặt ra cho người GV.

Như vậy để giúp HS mở rộng vốn đọc, GV phải dạy cho HS biết cách đọc, GV phải trang bị cho HS hình thức về cách đọc, tri thức về cách đọc. Kĩ năng đọc một khi đã được trang bị đầy đủ vững chắc, HS sẽ tự đọc lấy, sẽ tự tìm các loại sách phù hợp với chuyên môn, phù hợp với sở thích, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của mình ở một lĩnh vực nào đó. Đồng thời, trong quá trình tìm đọc, HS sẽ tự biết loại bỏ sách nào không cần thiết, biết trân quý và tìm tòi những sách nào có ý nghĩa gối đầu giường. Vấn đề này liên quan đến kĩ năng, vì vậy nếu không có kĩ năng đọc, HS không làm được điều đó.

Dạy cách đọc không phải là dành ra một tiết học riêng để chỉ bày cho HS cách đọc, mà phải dạy dần dần trong mỗi giờ dạy học văn bản, bên cạnh việc cắt nghĩa, giải thích những nội dung của nó thì đồng thời phải gài lồng vào đó ý thức làm sao để tìm ra được ý nghĩa đó. Đây mới là điều quan trọng nhằm hình thành ý thức đọc cho HS.

Biện pháp tổ chức đọc mở rộng

Trong một năm học, HS sẽ đọc mở rộng tối thiểu 35 VB. GV tùy đối tượng HS cụ thể hoặc giới thiệu các VB có độ dài tương đương với các văn bản đã học, hoặc cung cấp các đường “link” chỉ dẫn đến các trang web của các tác giả tin cậy đã được GV kiểm định, hoặc các chuyên mục của các tờ báo, tạp chí điện tử để HS lựa chọn các VB và tự đọc theo định hướng triển khai đọc mà GV hướng dẫn thông qua giờ dạy VB trên lớp. Để kiểm tra tính khả thi của hoạt động đọc mở rộng, GV cũng cần xây dựng mục tiêu, YCCĐ, phương án kiểm tra đánh giá của hoạt động này để kiểm tra, đánh giá mức độ đạt được của HS khi tự đọc các VB cùng kiểu

loại đã được học. Trên đây là những biện pháp được đề xuất trong quy trình tổ chức chuỗi hoạt động đọc một VB. Để quy trình tiến hành hiệu quả, GV cần hiểu rõ ý nghĩa của từng bước trong quy trình, nắm vững bài học; hướng dẫn HS thực hiện tốt bước chuẩn bị ở nhà, triển khai từng bước đi trên lớp vững vàng, nhịp nhàng và linh hoạt; khích lệ HS tích cực, chủ động và tự tin tham gia các hoạt động trước, trong và sau giờ học.

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VỀ HÌNH THÀNH VÀ CỦNG CỐ KIẾN THỨC THỂ LOẠI TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU NGỮ VĂN 10 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO CHƯƠNG TRÌNH 2018.

Một phần của tài liệu Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo chương trình 2018 (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w