Biện pháp hình thành, củng cố kiến thức về thể loại qua hoạt động viết ngắn.

Một phần của tài liệu Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo chương trình 2018 (Trang 51 - 58)

3. Biện pháp hình thành, củng cố kiến thức về thể loại qua việc khám phá các phương diện giá trị của văn bản

2.2.4. Biện pháp hình thành, củng cố kiến thức về thể loại qua hoạt động viết ngắn.

ngắn.

Viết là một hoạt động quan trọng và cơ bản của môn Ngữ văn ở trường phổ thông, nằm trong chuỗi hoạt động có mối liên kết với nhau chặt chẽ là đọc, viết, nói và nghe. Không thực hành viết, những kết quả thu nhận được qua việc đọc sẽ không được cố định lại và chuyển hoá thành vốn riêng của người học và tiếp đó, việc thực hành nói và nghe cũng khó triển khai. Từ lâu, việc hướng dẫn viết cho học sinh vẫn được xem là nhiệm vụ trung tâm của phân môn Làm văn.

Trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn 10 hiện hành tích hợp ra đời (2006) tuy nội dung của phân môn Làm văn đã được cấu trúc lại nhưng việc hướng dẫn cách thức viết một đoạn văn hay một bài văn vẫn là nội dung thiết yếu của hoạt động dạy học.

Đến Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018, việc hướng dẫn viết được đề cao hơn nữa và nội dung của nó đã được cải tạo một cách cơ bản. Thực tế này đòi hỏi giáo viên Ngữ văn khi thực hiện chương trình và SGK mới phải tìm hiểu sâu hơn về cách thức tổ chức hoạt động Viết cho HS, nhằm đưa đến kết quả vững chắc cho việc học tập môn Ngữ văn nói chung.

Để giúp HS vừa rèn luyện kĩ năng viết vừa củng cố kiến thức về thể loại sau hoạt động đọc hiểu văn bản, trong những năm gần đây, bắt nhịp với yêu cầu dạy học phát triển năng lực và phẩm chất của người học, chúng tôi vận dụng hoạt động viết ngắn ở mỗi bài đọc hiểu văn bản và thu được những kết quả tốt.

SGK Ngữ văn 10 Trong chương trình hiện hành được xây dựng theo nguyên tắc tích hợp cả 3 phân môn Van học, Tiếng Việt và Làm văn. Các phân môn được xây dựng thành các bài học độc lập nối tiếp nhau còn SGK Ngữ văn 10 chương trình mới 2018 được xây dựng theo trục hoạt động Đọc-Viết- nói-Nghe vì thế các hoạt động được tích hợp nối tiếp nhau trong cùng một bài học. Điều quan trọng khác là qua đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt trên cơ sở ngữ liệu lấy từ chính văn bản vừa đọc, HS sẽ dần hoàn thiện khả năng sử dụng tiếng Việt của mình. Với SGK Ngữ văn 10 mới, HS sẽ được thực hành viết nhiều kiểu văn bản thông dụng, đặc biệt là văn bản nghị luận, tuân theo một quy trình viết chặt chẽ nhưng có tác dụng phát huy khả năng sáng tạo của người học. Sau khi tìm hiểu yêu cầu của kiểu bài và cách triển khai để đáp ứng yêu cầu đó qua một bài viết tham khảo, HS sẽ được hướng dẫn cụ thể, tường tận từ khâu chuẩn bị viết, tìm ý và lập dàn ý, viết bài văn/đoạn văn đến chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết, GV sẽ giúp các em vượt qua thách thức của hoạt động viết một cách thuận lợi. Dựa trên những kiến thức và kĩ năng có được nhờ đọc và viết, các em sẽ thực hành nói và nghe theo các đề tài và đặc trưng kiểu bài được thiết kế hợp lí, bảo đảm sự thống nhất cao giữa các hoạt động.

Mặc dù luôn được xem trọng nhưng vì sao việc hướng dẫn hoạt động viết cho HS lâu nay còn thiếu hiệu quả, dẫn đến tình trạng nhiều HS không biết cách tổ chức bài văn, thường có hình dung khá mơ hồ về yêu cầu của các kiểu bài, gặp nhiều lúng túng trong việc tìm ý, lập dàn ý? Vì sao trong khi GV không ngớt nhắc nhở HS về sự sáng tạo mà HS vẫn cứ hì hục tìm văn mẫu để sao chép? Vì sao HS thường khó tự mình nghĩ ra một đề tài viết phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu viết rất đa dạng của cuộc sống?... Đó quả là những vấn đề nóng mà mỗi người Gv dạy bộ môn Ngữ văn phải cố gắng tìm được câu trả lời để cải thiện tình hình.

Theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân thuộc loại quan trọng nhất đưa đến tình trạng nói trên là trong khi dạy học viết, GV chưa chú ý thích đáng việc hướng dẫn quy trình viết cho HS và chọn vấn đề đưa ra để viết chưa thực sự chú trọng đặc trưng thể loại của văn bản để củng cố kiến thức cho các em. Chúng tôi thực sự muốn chú trọng vấn đề này, trên cơ sở đó vừa nâng cao chất lượng của hoạt động Viết vừa củng cố tri thức thể loại cho HS được tốt nhất..

Hoạt động viết ngắn là hoạt động thường xuyên ở mỗi bài học luôn cần GV duy trì và hướng dẫn quy trình viết cho HS. Quy trình viết ngắn cũng bao gồm các bước như hoạt động viết kiểm tra nhưng mô hình nhỏ thu gọn hơn.

- Hướng dẫn HS đọc yêu cầu đề để định hướng rút ra yêu cầu viết của bài học.

- Hoạt động viết ngắn thường phù hợp với hình thức viết một đoạn văn. - Thực hành luyện kĩ năng viết đoạn văn cũng theo qui trình các bước tạo ra một văn bản: chuẩn bị; tìm ý, lập dàn ý; viết và kiểm tra, chỉnh sửa.

* Chú ý:

- Đảm bảo hình thức một đoạn văn. Bám sát yêu cầu cần đạt về hoạt động viết trong chương trình.

- Trong mỗi bước, tổ chức cho HS thực hành theo gợi ý của sách để hoàn thành nốt các nội dung chưa nêu; khuyến khích HS phát hiện, bổ sung, sáng tạo nội dung và hình thức trình bày; tránh học thuộc và chép lại văn mẫu.

- Cần phân bổ bài thực hành viết ngắn(đoạn văn) cho phù hợp.

Yêu cầu cần đạt về viết trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 đòi hỏi HS không chỉ biết viết các loại văn bản nghị luận (VBNL), mà còn phải biết viết văn bản thông tin (VBTT).Quy trình viết các loại văn bản (VB) này có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có nét khác biệt. Có thể thấy, ở cấp Trung học phổ thông, nội dung đánh giá hoạt động viết của học sinh chủ yếu tập trung vào thực hành tạo lập các kiểu văn bản và thể loại: văn bản nghị luận và văn bản thông tin, với các yêu cầu và mục tiêu cụ thể nhằm phát triển năng lực vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống của học sinh.

Trong phạm vi của đề tài sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi chỉ đề cập phạm vi ở việc hướng dẫn viết các loại VBNL và VBTT thông thường: viết trong phạm vi của hoạt động đọc văn bản.

Khi hướng dẫn HS thực hiện viết đoạn văn nghị luận cần đạt: - Yêu cầu về hình thức:

+ Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng theo yêu cầu đề bài.

+ Diễn đạt mạch lạc, ngắn gọn, không mắc các lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả.

+ Biết kết hợp lý lẽ với dẫn chứng một cách hợp lý, đúng mức. - Yêu cầu về nội dung:

Học sinh có thể trình bày suy nghĩ riêng của mình về vấn đề cần nghị luận nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

+ Đảm bảo đúng nội dung mà đề bài yêu cầu.

+ Thể hiện được ý kiến và quan điểm cá nhân về nội dung cần làm rõ.

*Ví dụ 1. Từ nội dung văn bản Đọc hiểu Độc Tiểu Thanh kí- Nguyễn Du, anh/chị

hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo

cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự thấu cảm trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của sự thấu cảm đối với cá nhân và xã hội. Có thể theo hướng sau:

- Sự thấu cảm bồi đắp lòng nhân ái, giúp con người biết sống yêu thương, biết chia sẻ và có trách nhiệm.

- Sự thấu cảm tạo nên mối quan hệ thân thiện giữa người với người, giúp cho xã hội tốt đẹp hơn.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng

Việt.

e. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị

luận. Ở chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở, các em đã nắm được khái niệm, đặc điểm của đoạn văn. “Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ chữ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành". Lên lớp 10 bậc THPT các em lại tiếp tục rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn.

- Đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. Từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ, đại từ, các từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt. Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hoặc cuối đoạn văn.

- Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, quy nạp, song hành,...

Như vậy, việc cập nhật các quy định về tạo lập văn bản (viết đoạn văn) để việc bài làm đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của đề ra một cách chính xác và hiệu quả là rất quan trọng.

VD 2 viết đoạn văn nghị luận xã hội sau khi đọc hiểu văn bản Bình Ngô đại cáo. Phác thảo dàn ý một chủ đề nghị luận xã hội

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, hoàn thành dàn ý cho chủ đề sau: “Từ văn bản Bình Ngô đại cáo, anh/chị hãy viết bài luận ngắn bàn về lòng yêu nước của giới trẻ ngày nay”.

* Hoạt động 3. Thực hành viết một số đoạn nghị luận theo dàn ý đã lập Chuyển giao nhiệm vụ học tập

+ Viết phần mở đầu

+ Viết một đoạn luận điểm

+ Viết kết luận Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS làm việc độc lập, viết đoạn văn bản nghị luận tự chọn Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: Đại diện 4 HS lên bảng ghi lại đoạn văn vừa viết thực hành của mình.

* Những điểm cần lưu ý về quan điểm dạy viết theo tiến trình:

GV cần tập trung từng bước tạo lập từng đoạn VB và tiến trình này cho phép những sai sót, và từ những sai sót này, HS có thể tiến đến một VB tốt hơn bằng cách viết, suy ngẫm về cái đã viết, thảo luận và viết lại nhiều lần các bản nháp của một VB. Dạy viết theo tiến trình đòi hỏi phải có thời gian và những phản hồi tích cực (của GV và bạn học) để tạo ra bài viết tốt hơn. GV cần nhấn mạnh việc tổ chức hoạt động dạy viết dựa trên các bước của quá trình tạo lập VB và các hoạt động tư duy xẩy ra trong quá trình đó, vai trò của sự tương tác giữa GV và HS – người viết, giữa những HS – người viết khác trong lớp học đối với hoạt động tạo lập VB.

Các biện pháp hướng dẫn HS tạo lập VB dựa trên tiến trình Trước khi viết: GV tổ chức cho HS động não, thu thập thông tin, ghi chép, phác thảo dàn ý, …

-Viết: Cho HS viết tự do các ý tưởng nảy sinh trong đầu lên trên giấy.

- Phản hồi về bản nháp: GV/HS phản hồi, thảo luận về các ý tưởng, tổ chức VB và phong cách ngôn ngữ.

- Chỉnh sửa: GV hướng dẫn HS tái cấu trúc VB, phong cách, điều chỉnh phù hợp với người đọc, chắt lọc các ý tưởng.

- Phản hồi về chỉnh sửa: GV/HS phản hồi, thảo luận về các ý tưởng, cấu trúc và phong cách ngôn ngữ của VB.

- Kiểm tra và sửa chữa: hình thức, cách trình bày, minh chứng,… - Đánh giá: GV đánh giá những tiến bộ của HS qua suốt tiến trình. - Công bố: Đọc hoặc trình bày trên lớp, trên website,…

- Các nhiệm vụ tiếp theo: xác định tiến trình viết của bản thân để tiếp tục điều chỉnh. Trong suốt tiến trình tạo lập VB, GV có thể sử dụng các biện pháp dưới đây để trợ giúp HS trong mỗi giai đoạn HS tạo lập VB theo tiến trình:

a. Giai đoạn trước khi viết: sử dụng biện pháp động não để kích hoạt kiến thức

nền của HS về vấn đề mà bài viết yêu cầu và về thể loại bài viết. GV hướng dẫn HS xác định yêu cầu bài viết bằng các câu hỏi: Viết về vấn đề gì? Cần tìm những thông tin nào? Ở đâu? Người đọc của tôi có thể là ai? Họ cần biết gì về vấn đề này?... Mỗi HS ghi ra bất kì một ý tưởng nào nảy sinh về chủ đề bài viết. Thảo luận trong nhóm để chọn lựa ý tưởng phù hợp, lọc bỏ những ý tưởng không phù hợp, thể hiện thành sơ đồ ý tưởng bằng cách trả lời các câu hỏi: Các ý nên được phân loại như thế nào? Sắp xếp các ý theo trình tự như thế nào?

b. Giai đoạn viết: GV có thể trợ giúp HS hoạt động thể hiện những ý tưởng đã

phác thảo thành bài viết bằng các biện pháp sau: 51 Tổ chức cho HS viết đoạn theo hình thức cá nhân hoặc nhóm. Có thể cho HS viết bài trên lớp hoặc ở nhà bằng cách điền vào phiếu sau:

c. Giai đoạn chỉnh sửa

- Tổ chức cho các nhóm trao đổi đoạn/bài đã viết.

- Hướng dẫn HS tự đánh giá lẫn nhau bằng các phiếu học tập hoặc rubric. - Để đánh giá hoạt động viết trong giờ dạy học VBNL, GV cần tập trung vào yêu cầu học sinh tạo lập kiểu văn bản nghị luận.

- Việc đánh giá kĩ năng viết cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội dung, kết cấu bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngôn ngữ và trình bày. Như vậy, để đảm bảo mục tiêu, YCCĐ của tổ chức hoạt động viết trong dạy học VB, GV cần tuân thủ các nguyên tắc thực hành viết theo các bước và đặc điểm kiểu loại VB; dạy viết VB dựa trên tiến trình.

RUBRIC ĐÁNH GIÁ ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN Họ tên học sinh …. ....Lớp: … ...

Hướng dẫn sử dụng rubric: Đoạn văn của em sẽ được đánh giá dựa trên các tiêu chí

trong phiếu đánh giá này. Vì vậy, em hãy sử dụng phiếu như một sự hướng dẫn khi viết đoạn; và như một công cụ để tự đánh giá đoạn văn của mình. (Lưu ý: Mức

độ 4 là mức độ em cần quan tâm và cố gắng để đạt được). Tiêu chí đánh giá:

Tiêu chí đánh gi Mức độ Mức độ đạt được Câu chủ đề - Diễn đạt một cách hấp dẫn, rõ ràng về luận điểm - Được đặt ở vị trí phù hợ Diễn đạt rõ ràng về luận điểm - Được đặt ở vị trí phù hợ - Diễn đạt không rõ ràng về luận điểm - Được đặt ở vị trí không phù hợp Không diễn đạt được luận điểm

Các câu làm rõ chủ đề Có từ ba câu trở lên trình bày được các luận cứ làm rõ luận điểm - Ý của các câu không trùng lặp - Có hai câu trình bày được các luận cứ làm rõ luận điểm. - Ý của các câu không trùng lặp Có một câu trình bày được luận cứ làm rõ luận điểm. Có một câu trình bày được luận cứ làm rõ luận điểm. Cấu trúc -Thứ tự các câu trong đoạn được sắp xếp hợp lí, làm cho người đọc dễ theo dõi. - Sử dụng từ ngữ liên kết giữa các câu phù hợp. - Có câu kết đoạn diễn đạt lại luận điểm - Thứ tự các câu trong đoạn được sắp xếp hợp lí. - Có câu kết đoạn diễn đạt

lại luận điểm

-Một số câu

Một phần của tài liệu Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo chương trình 2018 (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w