PHẦN III KẾT LUẬN I ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.

Một phần của tài liệu Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo chương trình 2018 (Trang 87 - 88)

- Suy nghĩ, hoàn thiện sản phẩm

PHẦN III KẾT LUẬN I ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.

I. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI.

1. Tính mới.

- Trình bày được cơ sở lí luận của dạy học - Phân tích được thực trạng của việc dạy học - Xây dựng SKKN theo các bước:

Xác định đề tài;

xác định mục tiêu; xây dựng bảng mô tả mức độ nhận thức; biên soạn câu hỏi chủ đề theo mực độ nhận thức; thiết kế dạy học chủ đề và tiến hành thực nghiệm sư phạm, rút kinh nghiệm.

- Thiết kế được giáo án dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh:

Trong giáo án đã thể hiện rõ:

+ Các mục tiêu về kiến thức, phẩm chất, năng lực chung và năng lực chuyên biệt môn Ngữ văn được thể hiện cụ thể, rõ ràng và được sắp theo cấp độ từ thấp đến cao.

+ Trình bày chi tiết trên từng hoạt động, phù hợp với đối tượng học sinh.

+ Giúp kiểm tra đánh giá học sinh, không chỉ đánh giá về kết quả mà đánh giá cả quá trình.

+ Đưa ra giải pháp tổ chức hoạt động dạy học hiệu quả: hướng dẫn học sinh chuẩn bị kiến thức cũ cho bài mới, chuẩn bị nội dung kiến thức mới phù hợp, hướng dẫn học sinh tự học ở nhà, hướng dẫn HSvân dụng kiến thức sau khi học bài mới để giải quyết những vấn đề thực tiễn.

+ Cách thức tổ chức dạy học được thể hiện qua các chuỗi hoạt động. Trình bày rõ ràng mục tiêu, cách tổ chức hoạt động dạy học theo các bước. Đề tài đã tập hợp các tài liệu, vận dụng các phương pháp, kĩ thuật tổ chức dạy học tích cực để thiết kế hoạt động dạy học tạo hứng thú, phát triển năng lực, phẩm chất cho HS, nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.

- Nội dung của đề tài được trình bày, lí giải theo từng phần, từng mục rõ ràng, mạch lạc. Các luận điểm, luận cứ nêu ra đều có cơ sở. Số liệu thống kê chính xác, khách quan, trung thực.

- Thông qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm tôi nhận thấy việc hình thành và củng cố tri thức thể loại cho HS có ý nghĩa quan trọng đối với bộ môn Ngữ văn ở trường THPT, giúp HS biết vận dụng linh hoạt kiến thức đã học để tiếp thu kiến thức mới và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Thông qua học tập chủ đề này, HS được rèn luyện phát triển kĩ năng tư duy, thực hành bộ môn và các năng lực cốt lõi như: tự học, phát hiện, giải quyết vấn đề được bồi dưỡng thế giới quan khoa học và các phẩm chất như yêu nước, tự hào dân tộc, nhân ái, trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ, tự lập, ý chí vượt khó hứng thú đam mê với môn học.

Một phần của tài liệu Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo chương trình 2018 (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w