Tính hiệu quả.

Một phần của tài liệu Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo chương trình 2018 (Trang 88 - 91)

- Suy nghĩ, hoàn thiện sản phẩm

3. Tính hiệu quả.

3.1. Phạm vi ứng dụng. Đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các tiết dạy học đọc

hiểu văn bản trong chương trình Ngữ văn 10 ở các trường THPT.

3.2. Đối tượng ứng dụng. Đề tài có thể áp dụng cho tất cả giáo viên dạy môn Ngữ

văn THPT, cũng có thể làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên cũng như các bậc phụ huynh.

3.3. Kết quả ứng dụng: Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc

hiểu văn bản như đã trình bày ở trên, chúng tôi nhận thấy có hiệu quả thiết thực đối với cả giáo viên và học sinh.

* Đối với giáo viên và ngành giáo dục.

Khi nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã gặp gỡ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm với nhiều giáo viên. Tôi tìm thấy được sự cởi mở, hứng thú của đồng nghiệp, điều này tạo mối quan hệ gần gũi, đoàn kết với đồng nghiệp. Từ ý tưởng và cách tiến thành cũng như thực tiễn sư phạm trong đề tài của tôi đã gợi mở những ý tưởng, sáng kiến mới cho tôi cũng như các đồng nghiệp. Chúng tôi tìm được thêm hứng thú trong quá trình dạy học và thấy yêu nghề hơn.

+ Mỗi GV cần tích cực đầu tư thời gian, tâm trí để xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề theo phương pháp tích cực nhằm tạo sân chơi, hứng thú cho hoạt động học tập của HS. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh làm việc, khám phá,

chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất,

+ Giáo viên không ngừng học tập, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học.

+ Các đồng nghiệp trong trường hỗ trợ nhau cùng nhau thảo luận, áp dụng các pp dạy học.

- Đối với ngành giáo dục, thành công của mỗi giáo viên trong từng tiết dạy là thành công của ngành giáo dục trên chặng đường đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.

- Đề tài phù hợp với tình hình đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn bậc THPT hiện nay. Dù kết quả thu được đang ở mức khiêm tốn nhưng nó đã khẳng định được hiệu quả của dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất. Điều đó không chỉ giúp tôi và các đồng nghiệp đổi mới phương pháp dạy học trong chương hiện hành mà còn giúp tôi và các đồng nghiệp tiếp cận và chuẩn bị sẵn sàng những nền tảng quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được tiến hành trong năm học tới 2022-2023.

* Đối với học sinh:

+ Học sinh cần có sự chuẩn bị chu đáo bài ở nhà. Từ kiến thức và kỹ năng cụ thể trong giờ học trên lớp, học sinh tự rút ra cho mình phương pháp học tập, tự tìm tòi tài liệu, để rèn luyện kỹ năng và phát triển năng lực, phẩm chất.

+ Cần làm quen nhiều với phương pháp học, các dạng bài tập theo định hướng

PTNL trong học tập và ôn thi.

+ Biết cách sắp xếp lại các kiến thức đã học. Biết vận dụng các kiến thức đã được học để giải quyết các vấn đề thực tiễn.

+ Biết cách sử dụng các kiến thức thực tiễn và kiến thức liên môn trong giải quyết các bài tập và làm bài kiểm tra.

Tôi thiết nghĩ đề tài này là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với việc giảng dạy kiến thức Ngữ văn mà sâu hơn nó phát triển các năng lực, phẩm chất cần thiết cho HS. Rất mong được sự góp ý, bổ sung từ hội đồng khoa học các cấp và bạn bè, đồng nghiệp để tôi làm tốt hơn trong công tác chuyên môn của mình.

Có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh khi dạy học một tác phẩm Trung đại vốn được coi là "khó". Học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.

* Lập phiếu điều tra.

Có thể tiến hành điều tra khảo sát kết quả và hứng thú học tập vào cuối tiết học hoặc ở phần hỏi bài cũ của tiết tiếp theo và điều tra mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học qua kiểm tra, đánh giá ở Bài viết

số 5 (viết về văn Thuyết minh) trong chương trình Ngữ văn 10.

- Để khảo sát kết quả học tập và hứng thú học tập của học sinh qua bài học: Bạch

Đằng giang phú, chúng tôi đã lập phiếu điều tra đánh giá theo ba mức độ:

+ Chưa hiểu vấn đề ( chưa nhận biết) + Thông hiểu vấn đề

+ Vận dụng vào bài học trong chương trình. * Tiến hành điều tra.

* Kết quả đạt được.

Sau khi giáo viên phát và thu phiếu điều tra, lập bảng thống kê về 3 mức độ trên để rút kinh nghiệm cho việc vận dụng dạy - học ở lần sau.

- Kết quả:

Bảng 1: Điều tra mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng qua dạy học đọc hiểu văn

bản Bình Ngô đại cáo ở 2 lớp lớp thực nghiệm 10A1, 10C1 và ở hai lớp đối chứng 10A3, 10A5. Nhóm đối tượng Số lượng học sinh Không hiểu vấn đề Thông hiểu Vận dụng 10A1 -Thực nghiệm 39 hs 3 hs -7.5% 27 hs- 67.5% 10 hs- 25% 10A3 - Đối chứng 40 hs 18 hs- 45% 17 hs- 42.5% 5 hs- 12.5% 10C1- Thực nghiệm 38 hs 5 hs- 13.2% 19 hs- 50% 14 hs-36.8% 10A5- Đối chứng 39 hs 21 hs-53.8% 12 hs- 30.7% 6 hs- 15.5%

Bảng 2: Điều tra, khảo sát về mức độ hứng thú đối với tiết học của hs qua văn bản

Bình Ngô đại cáo ở lớp 10A1và 10C1.

Nhóm đối tượng Số lượng học sinh Tiết học sôi nổi, hứng thú Tiết học không hứng thú Tiết học bình thường

10A1- Thực nghiệm 39 25 – 62.5% 7 hs- 17.5% 8 hs- 20% 10A3- Đối chứng 40 9 hs- 22.5% 20 hs- 50 % 11 hs- 27.5% 10C1- Thực nghiệm 38 20 hs- 52.6% 7 hs – 18.4% 11 hs – 29% 10 A5- Đối chứng 39 9 hs-20.1% 10 hs-25.6% 20 hs-51.3%

Phiếu điều tra được lập bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ở 3 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng của học trò sau khi học xong bài Bình Ngô đại cáo. Qua điều tra khảo sát chúng tôi thấy việc hình thành và củng cố kiến thức thể loại vào dạy học đọc hiểu văn bản là hết sức cần thiết. Mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng của học sinh được nâng cao trong dạy học những văn bản tiếp theo, tiết học vì thế cũng trở nên hứng thú, sôi nổi hơn.

Bảng 3. Điều tra, khảo sát mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng những kiến

thức và kĩ năng đã học qua kiểm tra, đánh giá ở bài thi giữa học kì 2 trong chương trình Ngữ văn 10 hiện hành. Bài kiểm thi gồm hai phần là Đọc-hiểu và Làm văn, ở phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này chúng tôi chỉ điều tra khảo sát phần Làm văn. - Kết quả thu được như sau:

Lớp Tổng số học sinh Dưới 5 điểm Từ 5 đến 6,5 điểm Từ 7 đến 7,5 điểm 8 điểm và trên 8 Kết luận 10A1 40 0 6 15 19 Trên 80% đạt loại khá trở lên 10C1 38 0 8 18 12

Trong một số bài tập nâng cao có liên quan đến việc vận dụng kiến thức liên môn về bài học để thuyết minh về tác phẩm, các em cũng đã biết vận dụng các kiến thức đã học để làm bài khá tốt. Ngoài lý do các vấn đề của cuộc sống ngày nay không thể chỉ giải quyết bằng tri thức của một ngành học còn có yêu cầu của đổi mới kiểm tra, đánh giá đòi hỏi học sinh phải biết vận dụng kiến thức nhiều lĩnh vực vào việc tạo lập văn bản.

2. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Hình thành và củng cố tri thức thể loại trong dạy học đọc hiểu văn bản Ngữ văn 10 Trung học phổ thông theo chương trình 2018 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w