PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.6.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với công tác quản lý dự án xây dựng CSHT
Qua nghiên cứu tài liệu báo cáo và tiếp cận thực tế hai địa phương kể trên, nghiên cứu này rút ra một số bài học kinh nghiệm sau đây:
Việc phân bổ kế hoạch vốn được tuân thủ theo Nghị quyết của HĐND tỉnh hàng năm trên cơ sở danh mục các dự án do các ngành, các địa phương đề xuất, các dự án theo chương trình, kế hoạch đã xây dựng. Xác định chính xác các nguồn vốn để quản lý. UBND tỉnh chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư lập danh mục các dự án, xác định các dự án đủ điều kiện thực hiện, khả năng thực hiện, không để tình trạng cứ ghi vốn nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không hết và xác định nguồn vốn phân bổ cho từng dự án của năm sau.
Nhằm hạn chế tình trạng đầu tư thiếu tập trung, dàn trải, thời gian thực hiện đầu tư kéo dài, đòi hỏi công tác phân bổ nguồn vốn đầu tư đóng vai trò quan trọng trong điều kiện ngườn vốn có hạn, vượt khả năng của địa phương.
Công tác quản lý dự án, quá trình lập và triển khai thực hiện dự án đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là sự đồng thuận
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
các tầng lớp nhân dân trong vùng ảnh hưởng dự án. Kinh nghiệm từ công tác quản lý dự án cho thấy, công tác lập chủ trương đầu tư phải xem xét các yếu tố lợi ích của công trình mang lại lợi ích của địa phương, phục vụ phát triển khu cụm công nghiệp, các dự án phát triển nông nghiệp của điạ phương và đi lại người dân nói riêng và phát triển KT-XH của địa phương nói chung và có tính liên kết Vùng; dự án được sự đồng thuận của người dân hưởng lợi.
Đối với việc quản lý nguồn vốn đầu tư, Ban QLDA phải tích cực tìm kiếm, vận động nguồn lực thu hút đầu tư vào lĩnh vực quản lý, vừa là động lực phát triển, phát triển KT-XH, đồng thời tăng nguồn thu QLDA giúp duy trì, phát triển Ban QLDA và cải thiện đời sống cán bộ, công chức, viên chức đơn vị.
Công tác chọn nhà thầu phải có kinh nghiệm, năng lực sẽ đẩy nhanh tiến độ, chất lượng công trình.
- Phải linh hoạt, chủ động thích ứng với những thay đổi.
Dự án công trình xây dựng càng lớn thì thời gian thực hiện công trình đó càng dài. Việc có nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến dự án công trình xây dựng là điều hoàn toàn có thể xảy ra: như giá vật liệu, số lượng, năng suất làm việc của nhân công, các yếu tố thời tiết,… thay đổi kéo theo nhiều vấn đề của dự án công trình xây dựng cũng thay đổi. Vì vậy, những kế hoạch trong quá trình thực hiện công việc của các bộ phận cũng cần có sự điều chỉnh phù hợp. Người quản lý cần biết nắm bắt tình hình thực tế của cả dự án để có những định hướng cụ thể, cần linh hoạt, chủ động trong việc đưa ra những phương pháp tối ưu nhất để giải quyết các vấn đề nay sinh ngoài dự tính.
Luôn chuẩn bị các phương án dự phòng rủi ro. Khi một dự án mới được triển khai, sẽ luôn có những rủi ro nhất định xảy ra mà khó có thể lường trước được. Chính vì vậy, cần thiết phải chuẩn bị nhiều phương án dự trù rủi ro đối với một nhà quản lý dự án.
- Phải luôn đảm bảo tiến độ của công trình xây dựng.
Tiến độ công trình xây dựng là yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công trong công trình. Việc đảm bảo tiến độ của công trình xây dựng sẽ nâng cao uy
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
tín của các bên liên quan, kể cả Chủ đầu tư, tạo tiền để cho sự hợp tác lâu dài trong tương lai. Vì vậy, người quản lý dự án công trình xây dựng luôn phải là người kiểm soát tối đa, đảm bảo những khâu, những bộ phận trong công trình xây dựng được thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý.
Với việc sử dụng phần mềm quản lý công trình xây dựng, Người quản lý dự án có thể kiểm soát quá trình làm việc của mình một cách chặt chẽ về thời gian làm việc, chất lượng làm việc và hiệu quả công việc. Từ đó có thể có được những định hướng cụ thể trong quá trình phân công, giúp người quản lý có thể lưu trữ dữ liệu, kết quả công việc trong mỗi giai đoạn. Từ đó, quản lý dự án có thể đánh giá được chất lượng và tiến độ của công trình xây dựng và giúp cho người quản lý công trình có thể kiểm soát được những hồ sơ, báo cáo từ các bộ phận một cách khoa học. Nhận biết được những thay đổi, những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây dựng, qua đó có thể đưa ra những phương hướng, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
- Xác định rõ vai trò của các thành viên trong dự án.
Không để xảy ra tình trạng “cha chung không ai khóc” khi quản lý dự án. Mọi công việc cần thiết phải được phân công một cách rõ ràng, có người hoặc nhóm người chịu trách nhiệm một cách rõ ràng. Kinh nghiệm quản lý dự án này sẽ làm gia tăng tính “trong sáng” bên trong tổ chức, đồng thời tạo lập cho các thành viên liên quan tính chủ động, cố gắng, dám làm dám chịu.
- Duy trì các cuộc họp định kỳ
Những buổi họp này có ý nghĩa vô cùng thiết thực đối với dự án. Đây là dịp để lắng nghe báo cáo về tiến độ dự án, bổ sung thêm những yêu cầu hoặc thay đổi mới. Đây còn là dịp để đánh giá lại toàn công việc đang thực hiện, về những gì đã làm được trong thời gian trước và những gì cần triển tiếp tục triển khai trong thời gian tới. Dự án sẽ được phân chia thành những mốc thời gian cụ thể, giúp nhà quản lý có điều tiết công việc một cách dễ dàng hơn.
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG