PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang
2.2.1. Tình hình sử dụng đất đai
- Năm 2017 Sản lượng lương thực cây có hạt thực hiện 57.325 tấn, đạt 92,81% kế hoạch, giảm 32,57% so cùng kỳ, trong đó sản lượng lúa 46.130 tấn, đạt 91,04% kế hoạch, giảm 38,06% so cùng kỳ. Diện tích gieo trồng và thu hoạch lúa 7.251 ha, đạt 70,81% kế hoạch, giảm 39,4% so cùng kỳ do nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng màu, cây thanh long, cây bưởi và cây dừa.
- Cây màu: Gieo trồng được 14.302 ha, đạt 104,69% kế hoạch, tăng 7,6% so
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
cùng kỳ; trong đó màu lương thực 3.026 ha, màu thực phẩm 11.276 ha; đã hình thành các vùng trồng màu tập trung, giá cả các loại màu nhìn chung ổn định và ở mức khá cao nên nông dân trồng màu có thu nhập khá. Thực hiện Quyết định 951/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô; năm 2017, toàn huyện có 2.425 hộ nông dân được hỗ trợ chính sách, với số tiền trên 3 tỷ đồng (hiện đã chi hỗ trợ cho 1.880 hộ, số tiền 2,4 tỷ đồng; còn lại 545 hộ đang hoàn chỉnh thủ tục đề nghị tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ).
- Kinh tế vườn: Cây dừa trong năm trồng mới 877 ha, nâng tổng diện tích 6.164 ha, đạt 116,6% kế hoạch; sản lượng thu hoạch cả năm 42.079 tấn, đạt 100,2% kế hoạch, tăng 1,63% so cùng kỳ.
Cây ăn quả: Diện tích 7.868 ha, đạt 112,4% kế hoạch, tăng 19,4% so cùng kỳ; trong đó, diện tích cây thanh long 5.527 ha. Sản lượng thu hoạch cả năm được 159.275 tấn, đạt 100,4% kế hoạch, tăng 10,03% so cùng kỳ. Giá trái thanh long cơ bản ổn định và ở mức cao, nên người trồng có thu nhập khá.
Ngày 12 tháng 6 năm 2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1882/QĐ-UBND về việc phê duyệt đề án phát triển cây thanh long tỉnh Tiền Giang đến năm 2025. Theo đó, đến năm 2025 huyện Chợ Gạo đạt diện tích 7.300 ha, trong đó tỷ lệ về diện tích trồng thanh long theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) đạt từ 30 - 40%.
Cây ca cao: Diện tích 200 ha, sản lượng thu hoạch ca cao cả năm được 557 tấn, giảm 19,57% so cùng kỳ.
Các loại cây trồng Sản lượng2015Diện tích Sản lượng Diện tích2016 Sản 2017
lượng Diện tích 1. Cây dừa 40,717 5.208 41,404 5.287 42,079 6.164 2. Cây thanh long 124,703 4.075 143,715 4.580 159,275 5.527 3. Cây màu 12,780 9.668 10,445 10.445 11,276 11.276 Tổng cộng 178,200 195,564 212,630 TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
2.2.2. Tình hình kinh tế
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện nhìn chung ổn định, giá trị sản xuất năm 2017 thực hiện 712 tỷ đồng, đạt 103,85% kế hoạch, tăng 6,21% so cùng kỳ. Trong đó, kinh tế tập thể chiếm 0,4%, giảm 1,61% so cùng kỳ; kinh tế tư nhân chiếm 5,6%, tăng 0,52%; kinh tế cá thể chiếm 86,78%, tăng 7,19%; thành phần kinh tế hỗn hợp chiếm 7,22%, giảm 0,39%. Toàn huyện có 1.225 cơ sở sản xuất, kinh doanh, thu hút 6.185 lao động. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ổn định góp phần giải quyết việc làm cho người lao động trong huyện củng như các huyện lân cận. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp ổn định, các ngành nghề gia công như: may mặc, đan, bó chổi que dừa, chạm khắc gỗ được duy trì và có bước phát triển, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động. Làng nghề Chạm khắc gỗ Lương Hòa Lạc, làng nghề bó chổi que dừa xã Hòa Định hoạt động ổn định, có hiệu quả.
Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục ổn định và có bước phát triển, hàng hoá lưu thông ổn định, không có tình trạng khan hiếm, biến động lớn về giá, nhất là trong các dịp lễ, Tết; công tác phòng cháy chữa cháy được tập trung thực hiện tốt. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kinh doanh, thương mại được thực hiện kịp thời; thực hiện xong việc chỉnh trang chợ An Thạnh Thủy theo tiêu chí nông thôn mới; lập hồ sơ thiết kế xây dựng mới nhà lồng chợ Bình Phan.
Hiện nay trên địa bàn huyện có 4.914 hộ kinh doanh mua bán với tổng vốn kinh doanh trên 604,7 tỷ đồng. Toàn huyện hiện có 09 Hợp tác xã (HTX nước Phú lợi A, HTX nước Điền Mỹ, HTX Thanh long xã Mỹ Tịnh An, HTX vận tải Chợ Gạo, HTX vận tải Vĩnh Khang, HTX cacao Chợ Gạo, HTX Thanh long Trung Hòa, HTX nông nghiệp An Thạnh, HTX nông nghiệp An Đông); 01 chi nhánh HTX (Tân Mỹ Chánh) và 03 Quỹ tín dụng (Quỹ TDND Chợ Gạo, Quỹ TDND Bình Phục Nhứt và Quỹ TDND Đăng Hưng Phước). Đa số các Hợp tác xã hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; riêng HTX hoa kiểng Phúc An do hoạt động không hiệu quả, đã tiến hành giải thể theo quy định và HTX chăn nuôi Tín Nhân xã Mỹ Tịnh An đang hoàn thiện các thủ tục để giải thể HTX theo hình thức tự nguyện. TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
Về sản xuất nông nghệp, thanh long là sản phẩm của huyện đã được Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trên cơ sở đó, huyện đã thành lập Hợp tác xã để sản xuất, kinh doanh và quảng bá thương hiệu cho loại sản phẩm này. Hiện các sản phẩm đang từng bước thâm nhập thị trường một số nước như Đức, Nhật, Mỹ... Để đáp ứng cho việc phát triển thương hiệu, sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh đối với sản phẩm này, huyện đang triển khai mở rộng chương trình sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP, góp phần tiêu thụ hàng hóa nông sản, đồng thời tạo điều kiện để khai thác tốt các thương hiệu hàng hóa đã được công nhận.
Cùng với phát triển cây mía, lúa, ngô, khoai, chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng được đầu tư phát triển theo hướng bán công nghiệp với quy mô trang trại vừa và nhỏ và chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của huyện với khoảng 200.000 con heo, con bò,….. và 1,6 triệu con gia cầm lấy trứng và thịt mỗi năm; công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có nhiều tiến bộ, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng tập trung và bền vững.
Ngoài ra, huyện Chợ Gạo cũng có tiềm năng lớn về phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch; phát triển du lịch sinh thái gắn với vùng sông nước ở xã Xuân Đông, các di tích lịch sử, văn hóa (Khu di tích Óc eo, Đền thờ Thủ Khoa Huân...) và du lịch nhà vườn Ngô (trái cây đặc sản địa phương).
Mục tiêu đến năm 2020 và định hướng 2030 của huyện là ngoài việc đảm bảo ổn định và phát triển về kinh tế, quốc phòng - an ninh, văn hóa - xã hội, huyện sẽ tiếp tục mời gọi, thu hút đầu tư để xây dựng hoàn thành kết cấu hạ tầng Cụm công nghiệp Chợ Gạo (xã Tân Thuận Bình), Cụm công nghiệp Bình Ninh (xã Bình Ninh).
2.2.3. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường giao thông trên địa bàn toàn huyện được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo khá tốt. 100% các xã trong huyện đều đã có đường cho xe ô tô đến được trung tâm của xã; trên 80% các tuyến đường chính đã được nhựa hóa
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
và trên 60% các tuyến đường do xã quản lý đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; công tác cung cấp nước sạch, điện, thông tin liên lạc đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và phục vụ cho sản xuất.
- Thủy lợi nội đồng: Tổng số 22 công trình thủy lợi nội đồng sử dụng từ bù thủy lợi phí và vốn khắc phục hậu quả hạn, mặn năm 2017, với tổng kinh phí trên 4,66 tỷ đồng; đến nay, đã thi công xong 19 công trình; còn lại 03 công trình thi công và hoàn thành trong tháng 12 năm 2017.
- Về điện: Phối hợp với ngành điện và các xã tiến hành khảo sát thực tế danh mục dự kiến đầu tư lưới điện để đạt tiêu chí số 4 về điện trên địa bàn các xã phấn đấu xã nông thôn mới năm 2018: Đăng Hưng Phước, Tân Thuận Bình và Tân Bình Thạnh; phối hợp kiểm tra an toàn lưới điện hạ áp nông thôn để có kế hoạch sửa chữa nâng cấp, đã kiểm tra 727 tuyến; trong đó, có 342 tuyến không an toàn, đã khắc phục xong. Hiện nay trên địa bàn huyện tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%.
- Về giao thông nông thôn: Hoàn thành hồ sơ và triển khai thi công 40/40 công trình vốn tỉnh phân cấp và vốn do nhân dân đóng góp; tổng kinh phí dự toán trên 27,5 tỷ đồng; trong đó vốn phân cấp trên 12,8 tỷ đồng, vốn ngân sách xã và nhân dân tự nguyện đóng góp 12,9 tỷ đồng. Đến nay, đã thi công xong nghiệm thu đưa vào sử dụng 14 công trình, đang thi công 12 công trình và chuẩn bị thi công 04 công trình. Công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông đường huyện quản lý đến nay đã thực hiện 08 công trình, kinh phí 7,9 tỷ đồng.
- Về nước sinh hoạt: Toàn huyện hiện có 151 trạm cấp nước sinh hoạt, cung cấp cơ bản nguồn nước phục vụ cho nhân dân, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 99,5%, trong đó nước sạch đạt quy chuẩn quốc gia đạt 65% (32.581/50.137 hộ); hiện còn 50/151 trạm cấp nước bị nhiễm sắc, mặn, asen,… các ngành chức năng đã làm việc với các trạm để bàn giải pháp khắc phục.
- Về xây dựng nông thôn mới: Được thực hiện theo kế hoạch đề ra, hoàn thành việc rà soát, đánh giá kết quả đạt được các tiêu chí nông thôn mới ở các xã theo nội dung Quyết định số 69/QĐ-BNN-VPĐP ngày 09 tháng 01 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đánh giá hiện trạng tiêu chí huyện nông
TRƯỜ NG ĐẠ I HỌ C KINH TẾ HU Ế
thôn mới theo Thông tư số 35/2016/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; kết quả, ngoài 03 xã đã được công nhận xã nông thôn mới (TB, PK và LHL), các xã còn lại đều đạt được từ 10 - 14 tiêu chí; tiêu chí huyện nông thôn mới đạt 04/9 tiêu chí; 05 tiêu chí còn lại đạt từ 70 - 80%; đã xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện đến năm 2020 để huyện Chợ Gạo đạt chuẩn huyện nông thôn mới trình Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh.
Đối với 02 xã xây dựng nông thôn mới năm 2017 Trung Hòa và An Thạnh Thủy, đến nay xã Trung Hòa cơ bản đạt được 17/19 tiêu chí, xã An Thạnh Thủy đạt 15/19 tiêu chí; các tiêu chí còn lại đạt từ 80 - 90%; hiện các xã đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo hoàn thành 19/19 tiêu chí, ra mắt xã nông thôn mới trong năm 2017 theo kế hoạch.