III. THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO
6. Phân tích kết quả thực nghiệm
48
Thông qua các biện pháp Giáo dục đạo đức tạo động lực khuyến khích học sinh tự giác học tập, rèn luyện xây dựng nhân cách mới. Các học sinh ở trường THPT 1-5 cơ bản thấm nhuần lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Việc học phải
lấy tự học làm cốt”. Chính vì vậy, để các giá trị văn hóa trở thành những nhân tố,
cấu trúc bên trong của nhân cách mỗi học sinh thì việc tự giác học tập, rèn luyện, tiếp thu các giá trị đó trong xây dựng nhân cách mới là tất yếu. Có thể nói, học sinh trường THPT 1-5 đã có quá trình tự giác, tự rèn luyện của bản thân, cố gắng trong học tập, biết vươn lên trong cuộc sống.
Thông qua công tác giáo dục đạo đức, trước hết đã hình thành cho các em nhu cầu, niềm tin, ý nghĩa mục đích cuộc sống, động cơ phấn đấu, rèn luyện đúng đắn, làm cho mỗi người có ý thức làm chủ, ham học hỏi, cầu tiến bộ, vươn lên tự khẳng định mình,... Tổng hợp các giải pháp đã tạo môi trường khuyến khích, động viên các em tự ý thức, tự giác rèn luyện đạo đức, học tập, nghiên cứu để hình thành niềm tin, hình thành thế giới quan khoa học, xây dựng các phẩm chất đạo đức cá nhân tích cực.
6.2. Đối với cán bộ, giáo viên
Thông qua các biện pháp đề tài thực hiện, góp phần xây dựng một tập thể sư phạm tại trường THPT 1-5 có những chuyển biến về mặt nhận thức và công tác từ đó thay vì dạy học sinh những bài học đạo đức xa vời, nhà trường tiến dần đến giáo dục cho các em về lòng nhân ái, bao dung, độ lượng hay giáo dục về các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội. Trong nhà trường đã có thêm nhiều các hình thức sinh hoạt hiệu quả, tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh. Góp phần xây dựng môi trường giáo dục tốt - rộng lớn là xã hội và nhà trường, nhỏ là gia đình và lớp học để học sinh được học tập và rèn luyện trở thành những công dân có đức, có tài. đoàn kết, biết chia sẻ, giúp đỡ học sin không chỉ trong công tác và trong cuộc sống.
49
PHẦN III. KẾT LUẬN
1. Bài học kinh nghiệm
Có thể nói rằng, trong những năm gần đây, nhà trường rất quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh xoay quanh trục trọng tâm là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ trẻ. Tư tưởng của người mãi luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động, là điều mà toàn thể hệ thống chính trị, dân tộc Việt Nam hướng đến. Học Bác để “lòng ta trong sáng hơn”. Những giá trị cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh giúp chúng ta mở ra chân trời mới, biến những khó khăn, vất vả thành động lực, thành quyết tâm. Trong quá trình thực hiện triển khai công tác giáo dục đạo đức, lối sống, gieo khát vọng, dệt tương lai cho thế hệ trẻ, chúng tôi đã vận dụng những tư tưởng của Bác, những mẩu chuyện về Bác, những bài học Bác để lại và nhờ đó, bản thân nhà trường cũng vững chắc một niềm tin tất thắng trong công tác giáo dục đạo đức của học sinh nhà trường. Quá trình triển khai mỗi năm học lại để lại cho chúng tôi thêm nhiều kinh nghiệm, thêm nhiều bài học, có nhiều điều chúng tôi cảm thấy hết sức tâm đắc, và cũng giúp chúng tự hoàn thiện hơn, tin tưởng với với thế hệ trẻ nhà trường. Trong bối cảnh hiện tại, chuẩn bị triển khai chương trình GDPT 2018 vào năm học 2022-2023, chúng tôi đã nhận thấy được ở chương trình mới về tính ưu việt của chương trình, tính tất yếu phải thực hiện chương trình mới.
Nhiệm vụ của các Nhà trường trong bối cảnh hiện tại là đảm bảo được chuẩn đầu ra, với nhiều yêu cầu cao hơn trong giáo dục trong thời đại mới, học sinh ngoan không còn được hiểu là học sinh chỉ biết vâng lời, biết học giỏi Toán, Lý, Hóa…Việc học bây giờ không phải là học để biết mà học để sống, học để làm người, học để chinh phục thế giới. Đó là điều đặc biệt quan trọng. Do đó, vận dụng linh hoạt sáng tạo, thường xuyên tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục hiện nay tại các nhà trường là một chiến lược quan trong, khẳng định tính đúng đắn và chắc chắn thành công.
Nhìn rộng ra, chúng tôi nhận thấy công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung phải thực hiện trong quá trình lâu dài, đòi hỏi sự sáng tạo trong tổ chức thực hiện ở địa phương, cơ sở giáo dục và sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và chính quyền, đoàn thể ở địa phương, sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Công tác tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng mô hình, gương điển hình tiên tiến được coi là nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức và các nhà trường. Các nhà trường cần luôn đổi mới, đa dạng hoá nội dung, hình thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, tổ chức, chính quyền, đoàn thể các cấp, tổ chức, cá nhân.
50
Chúng tôi luôn tâm đắc một điều, mốn dạy cho người khác hạnh phúc thì người dạy cũng phải hạnh phúc, muốn gieo cho học sinh một tâm hồn trong sáng thì thầy cô giáo phải thực sự là tấm gương mẫu mực. Do vậy, đích hướng đến là học sinh nhưng trong quá trình triển khai chúng tôi luôn quan tâm đến gốc rễ vấn đề là các thầy cô giáo, gia đình, nhà trường.