III. THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO
9. Bài học về sự quan tâm
Quan tâm đến từng học sinh, đặc biệt học sinh gặp khó khăn, giáo dục học sinh để học sinh nhận được tình thương, sự sẻ chia, đồng cảm, phát huy tính tích cực, khơi dậy niềm tin tưởng trong mỗi con người học sinh chứ không phải học sinh cảm nhận sự thương hại, nhụt chí, tự ti…
Muốn nhận được sự chia sẻ của học sinh (điều mà mọi giáo viên hướng đến) thì trước hết cần quan tâm đến học sinh, qua đó hình thành cho học sinh các kỹ năng trong giao tiếp, kỹ năng chia sẻ, biểu đạt tình cảm, mong muốn, chứng kiến… Từ đó, quan tâm đến kỹ năng giao tiếp cho GVCN cũng như GVBM trong tất cả các hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường. Nhà trường đã chỉ đạo các cuộc thảo, luận, tập huấn chuyên đề cho giáo viên, cán bộ quản lý. Chú trọng trong cách nói của giáo viên, cách giáo tiếp với học sinh. Tránh để học sinh cảm thấy bị xúc phạm hoặc có cảm giác bị thương hại (do ở lứa tuổi này học sinh còn bồng bột, chưa chín chắn, dễ bị kích động,…). Tránh lối áp đặt của thầy cô, gia đình đối với học sinh.
Trong trường hợp học sinh có phản ứng trái ngược với nội dung, yêu cầu của giáo viên, chúng tôi chủ trương thầy cô giáo không được nóng vội, cần tìm hiểu kỹ. Trước tiên là phát huy vai trò của giao tiếp. Hãy giao tiếp với học sinh, đặt câu hỏi với học sinh: tại sao không? Từ đó để lắng nghe, để tranh luận, tránh áp đặt một chiều và từ đó tạo ra sự giao tiếp, cân bằng trong giao tiếp.
Với phương châm: Nếu muốn chứng minh ai đó để cho họ sai xin đừng nói để cho họ biết. Đây là quan điểm mà người giáo viên cũng như cán bộ quản lý nhà trường luôn phải ghi nhớ để tăng hiệu quả giáo dục học sinh. Đó chính là sự tôn trọng học sinh, là quan tâm đến học sinh, với cách đó sẽ không làm mất lòng tự trọng, tinh thần phấn đấu của các em học sinh.
Hình ảnh: Lớp học thân thiện trong một buổi sinh hoạt
Trong năm học 2021-2022, đặc biệt là giai đoạn học kỳ 1, dịch bệnh Covid- 19 diễn ra hết sức phức tạp, ngày khai giảng đã không triển khai như thường lệ mà tất cả thực hiện qua hình thức trực tuyến, theo dõi lễ khai giảng toàn tỉnh tại Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu. Đó cũng là điểm bắt đầu cho chuỗi ngày mà thầy và trò gồng mình vượt qua dịch bệnh, có những học sinh ở xa, bị mắc kẹt,
42
có những học sinh F1, F0. Tất cả được Sở GD&ĐT quan tâm chỉ đạo, nhà trường cùng thực hiện triển khai với nhiều chương trình “Sóng và máy tính cho em”, “Tạm dừng đến trường, không ngừng học” …Nhà trường cùng các thầy cô giáo tổ chức các lớp học online, có những lớp học dành cho học sinh mắc kẹt ở miền Nam, Hà Nội… tất cả các điều đó đã để lại cho học sinh về sự quan tâm, lòng yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam…
Hình ảnh dạy học trực tuyến
Hình ảnh Chương trình Sóng và máy tính cho em