III. THỰC TRẠNG CỦA GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO
2. Kiến nghị và đề xuất
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Chi bộ và Ban giám hiệu cần quan tâm hơn nữa Công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh.
- Nhà trường, các cơ quan ban ngành cần bảo đảm các điều kiện để phát triển toàn diện thế hệ trẻ có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp; có phẩm chất năng lực và ý thức công dân; phát huy tiềm năng và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
- Chú ý giáo dục bằng phương pháp nêu gương của người lớn, bằng những việc làm cụ thể, bằng những câu chuyện đi vào lòng người; đồng thời tạo môi trường để các em học sinh được rèn luyện, học tập.
- Quan tâm bố trí cán bộ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ trực tiếp thực hiện nội dung tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh trong tình hình mới có vai trò quyết định trong tổ chức thực hiện sáng tạo, hiệu quả của mỗi đơn vị trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, chúng tôi đã có nhiều cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm, các đồng nghiệp, cùng những người quan tâm đến lĩnh vực này để đề tài của chúng tôi được hoàn thiện hơn.
Tháng 4 năm 2022
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc Hội, Luật giáo dục 2019.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, tài liệu tập huấn, lưu hành nội bộ, Hà Nội, 2019
3. Phạm Văn Đồng : Hồ Chủ tịch tinh hoa của dân tộc, lương tâm của thời đại, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1976
4. PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, TS. Đinh Thị Kim Thoa, ThS. Trần Văn Tính, ThS. Vũ Phương Liên, Giáo dục giá trị sống và Kỹ năng sống cho
học sinh trung học phổ thông, Nxb Quốc gia Hà Nội.
5. Bộ giáo dục và Đào tạo, Giáo dục kỹ năng sống trong môn hoạt động giáo
dục ngoài giờ lên lớp - ở trường THPT, Nxb Giáo dục Việt Nam.
6. Jane Nelsen (Bình Max dịch), Kỷ luật tích cực, Nxb Phụ nữ.
7. Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn, Giáo trình Giao tiếp sư phạm, Nxb Đại
học sư phạm.
8. TS. Nguyễn An, Tâm lý-Pháp lý Học đường, Nxb ĐHQG Hà Nội. 9. Trương Thị Khánh Hà, Tâm lý học phát triển, Nxb ĐHQG Hà Nội.
10.TS. Phạm Minh Quyền (chủ biên), ThS Huỳnh Cát Dung, Ths Nguyễn Thị Yến, Giáo trình Tâm lý học lứa tuổi-Tâm lý học sư phạm, Nxb ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh
11.Các Website: https://nghean.dcs.vn/; https://baonghean.vn/; https://moet.gov.vn/; https://dangcongsan.vn/, ...