1.3.5 .Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện QLNN về giảm nghèo
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về giảm nghèo huyện Phú Lương
3.4.3 Nhân tố văn hóa, phong tục, tập quán
Phú Lương nằm ở cửa ngõ của vùng An toàn khu, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, là nơi hội tụ nhiều phong tục, tập quán, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc. Hiện nay, phía tây của huyện với các điểm di tích quan trọng nằm liền kề với ATK Định Hoá đó là: Di tích nơi tổ chức Đại hội chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, tại xóm Khuân Lân xã Hợp Thành. Địa điểm nơi thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của huyện tại xã Ôn Lương; địa điểm kỷ niệm Bác Hồ về thăm Trường Thanh niên lao động XHCN tại xóm Đồng Cháy xã Phủ Lý; địa điểm thành lập Đại đoàn quân tiên phong, đơn vị chủ lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam tại thị trấn Đu.
Ngoài ra, Phú Lương có được biết đến với nhiều bản sắc văn hoá dân tộc như: nét đặc sắc lễ hội cầu mùa, hát Sấng Cọ của dân tộc Sán Chay (đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia), bản sắc văn hoá của người Dao Lô gang, Lễ hội bánh dày của người tày. Du lịch Phú Lương với các bản sắc phong phú mang đậm nét dân tộc như: Du lịch cộng đồng trải nghiệm văn hoá Sán Chay ở Đồng Tâm Tức Tranh, Làng Pháng Phú Đô, Đồng Xiền- Cây Thị Yên Lạc; du lịch văn hoá Tày ở Làng Hạ Yên Đổ, du lịch Làng nghề chè Tân Thái xã Tức Tranh, làng nghề mây
tre đan xã Ôn Lương, du lịch sinh thái tại trại giam Phú Sơn 4, Ao Loong xã Yên Đổ, Hồ Đồng Xiền xã Yên Lạc, Hồ Nà Mạt xã Ôn Lương.
Những nét văn hóa đặc sắc, phong tục tập quán phong phú tạo cơ hội để Phú Lương thu hút nguồn khách du lịch, đây là tiền đề gia tăng nguồn thu cho NSNN, góp phần giúp địa phương triển khai các chương trình giảm nghèo bền vững.
Bảng 3.13: Khảo sát về văn hóa, phong tục, tập quán huyện Phú Lƣơng Nhân
tố Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5
Trung bình
Huyện Phú Lương còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp,
tạo nên các bản sắc riêng về văn 15 23 33 78 96 3,89
hóa địa phương
Công tác chăm sóc sức khỏe cho
Văn người dân trên địa bàn huyện 17 24 41 69 94 3,81
hóa, được chú trọng
phong Người dân đồng bào DTTS huyện tục, tập
quán
Phú Lương đã xóa bỏ những
phong tục tập quán lạc hậu ảnh 32 51 68 48 46 3,10
hưởng đến cuộc sống
Người dân huyện Phú Lương luôn thể hiện tinh thần đoàn kết sẵn
sàng giúp đỡ nhau trong cuộc 19 32 35 65 94 3,75
sống
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Huyện Phú Lương có 8 dân tộc thiểu số đang sinh sống, mỗi tộc người luôn lưu giữ những bản sắc văn hóa riêng như: múa bát, múa chuông, múa rùa (dân tộc Dao xóm Khe Nác); cầu mưa (Sán Cháy)… tạo thành những nét đặc sắc trong văn hóa địa phương, thu hút khách du lịch, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo nhờ tăng nguồn thu cho NS địa phương. Thực tế này phù hợp khi nội dung khảo sát “Huyện Phú Lương còn lưu giữ nhiều phong tục, tập
quán tốt đẹp, tạo nên các bản sắc riêng về văn hóa địa phương” nhận được ý kiến đồng tình của hầu hết đối tượng khảo sát và đạt 3,89 điểm. Theo sự phản hồi hầu hết đối tượng khảo sát, những năm qua quán triệt tình thần và sự đạo của chính quyền cấp tỉnh, huyện Phú Lương đã đặc biệt quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người địa phương, thực hiện hỗ trợ nguồn kinh phí lớn phục vụ khám chữa bệnh, cấp thẻ BHYT cho người dân có điều kiện đặc biệt khó khăn. Từ đây nội dung khảo sát “Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn huyện được chú trọng” đạt số điểm ở mức cao là 3,81 điểm. Bên cạnh đó, với truyền thống cách mạng và yêu nước, người dân huyện Phú Lương luôn thể hiện được tinh thần đoàn kết sẵn sàng giúp đỡ lần nhau trong các phong trào triển khai, nhờ vậy nội dung “Người dân huyện Phú Lương luôn thể hiện tinh thần đoàn kết sẵn sàng giúp đỡ nhau trong cuộc sống” được đánh giá cao và đạt 3,75 điểm. Đây là tiền đề giúp Ban chỉ đạo chương trình MTQG giảm nghèo huyện Phú Lương gia tăng thu hút nguồn vốn giảm nghèo từ cộng động, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn.
Hiện tại, trên địa bàn huyện Phú Lương 50% dân số sinh sống thuộc các tộc người DTTS, đây là nhóm đối tượng khó quản lý do còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu. Do đó, nội dung khảo sát “Người dân đồng bào DTTS huyện Phú Lương đã xóa bỏ những phong tục tập quán lạc hậu ảnh hưởng đến cuộc sống” không đạt số điểm cao, chỉ đạt 3,10 điểm. Đây được xem là khó khăn, thách thức đối với chính quyền các cấp trong công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo do nhận thức của người nghèo hạn chế, tâm lý ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước còn tồn tại nên thiếu ý chí tự vươn lên thoát nghèo.
3.4.4 Nhân tố đội ngũ cán bộ quản lý về giảm nghèo
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định sự thành công và hiệu quả của việc triển khai các dự án, chương trình giảm nghèo. Hiện nay, tổng số cán bộ, công chức đảm nhận các nhiệm vụ liên quan đến giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương là 292 người, trong đó cán bộ công chức cấp huyện là 81 người, chiếm 27,74% ; cán bộ, công chức xã 211 người, chiếm 72,26%. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ quản lý của huyện như sau:
Bảng 3.14: Trình độ cán bộ quản lý huyện Phú Lƣơng Trình độ cán bộ, công chức Tổng số Cấp huyện Cấp xã Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Tổng số 292 100 81 27,74 211 72,26 I. Chuyên môn 292 100 81 100 211 100 Trên đại học 9 3,08 9 11,11 - - Đại học 122 41,78 59 72,84 63 29,86 Cao đẳng 23 7,88 5 6,17 18 8,53 Trung cấp 125 42,81 6 7,41 119 56,40 Sơ cấp và khác 13 4,45 2 2,47 11 5,21 II. Lý luận chính trị 203 69,52 45 55,56 158 74,88 Cao cấp 11 3,77 9 11,11 2 0,95 Cử nhân 3 1,03 2 2,47 1 0,47 Trung cấp 157 53,77 21 25,93 136 64,45 Sơ cấp 32 10,95 13 16,05 19 9,00 III. Quản lý nhà nƣớc 119 40,75 65 80,25 54 25,59
Chuyên viên cao cấp 1 0,34 1 1,23 - -
Chuyên viên chính 5 1,71 5 6,17 - -
Chuyên viên 113 38,70 59 72,84 54 25,59
Nguồn: UBND huyện Phú Lương
Trong cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động giảm nghèo của huyện Phú Lương, có 9/292 cán bộ có trình độ trên đại học, chiếm 3,08%; trình độ đại học có 122 người, chiếm 41,78%; cao đẳng 23 người, chiếm 7,88%; trung cấp 125 người, chiếm 42,81%; ngoài ra có 12 cán bộ trình độ sơ cấp và trình độ khác, chiếm 4,45%.
Xét về trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ: hầu hết cán bộ quản lý giảm nghèo huyện Phú Lương có trình độ trung cấp lý luận, toàn huyện có 203/292 cán bộ đã tham gia đào tạo và được cấp chứng chỉ. Trong đó, có 11 cán bộ trình độ cao cấp lý luận, chiếm 3,77%; cử nhân 3 người, chiếm 1,03%; trung cấp 157 người,
chiếm 53,77%; sơ cấp 41 người, chiếm 10,95% so với tổng số cán bộ, công chức phụ trách hoạt động nông nghiệp của huyện.
Về bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước: Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của huyện được bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chiếm hơn 40,75%, tương ứng 119 cán bộ, trong đó quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp chiếm 0,34%, chuyên viên chính 1,71%, chuyên viên 38,7% so với tổng số cán bộ, công chức của huyện. Tỷ lệ cán bộ cấp huyện được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước là gần 80,25% , trong khi đó ở cấp xã là 25,59% .
Như vậy, trình độ cán bộ quản lý giảm nghèo huyện Phú Lương chưa cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp xã. Do đó, để đáp ứng yêu cầu các nhiệm vụ, dự án giảm nghèo trên địa bàn huyện trong thời gian tới, đòi hỏi cần phải thực hiện tốt công tác cán bộ như thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ theo vị trí việc làm, đúng trình độ, chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm công tác. Đồng thời phải tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, kiến thức quản lý Nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là cán bộ, công chức cấp xã nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ công tác hiện nay, góp phần triển khai hiệu quả các dự án giảm nghèo trên địa bàn.
Bảng 3.15: Khảo sát về đội ngũ cán bộ quản lý về giảm nghèo huyện Phú Lƣơng
Nhân
tố Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5 Trung
bình Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo
Cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo luôn chủ động trong việc thu thập, rà soát, đánh giá tình trạng đói nghèo trên địa bàn
34 39 41 65 66 3,37
Cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo thực hiện đầy đủ quy trình, các bước trong triển khai các dự án, chương trình giảm nghèo
Nhân
tố Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5 Trung
bình
Cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo có đầy đủ năng lực để làm việc
35 42 49 65 54 3,25
Cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo có đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm trong thực thi nhiệm vụ được phân công
45 48 51 55 46 3,04
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Nhận thấy, kết quả đánh giá về chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giảm nghèo huyện Phú Lương không cao. Nội dung đạt số điểm đánh giá cao nhất là “Cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo thực hiện đầy đủ quy trình, các bước trong triển khai các dự án, chương trình giảm nghèo” với 4,07 điểm. Hiện tại, công tác giảm nghèo tại huyện Phú Lương được thực hiện tuân tự gồm các bước: Rà soát, đánh giá tình trạng đói nghèo, xây dựng phương án hỗ trợ, cấp kinh phí hỗ trợ. Việc tuân thủ quy trình quản lý giúp xác định đúng đối tượng, hỗ trợ đúng đối tượng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện Phú Lương.
Tuy nhiên, kết quả đánh giá cho thấy đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu tính chủ động trong thu thập, rà soát thông tin hộ nghèo, công tác này chỉ được thực hiện khi có sự chỉ đạo của cấp trên. Đồng thời, hầu hết cán bộ tham gia giảm nghèo đều là cán bộ kiêm nhiệm nên năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc còn hạn chế. Những tồn tại này, khiến các nội dung khảo sát còn lại không được đánh giá cao, nội dung “Cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo luôn chủ động trong việc thu thập, rà soát, đánh giá tình trạng đói nghèo trên địa bàn” đạt 3,37 điểm; Nội dung “Cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo có đầy đủ năng lực để làm việc” chỉ đạt 3,25 điểm và nội dung “Cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo có đầy đủ kỹ năng,
kinh nghiệm trong thực thi nhiệm vụ được phân công” đạt số điểm thấp nhất với 3,04 điểm.
3.4.5 Nhân tố nhận thức của người dân trong giảm nghèo
Cùng với sự phát triển kinh tế của huyện Phú Lương, trình độ người dân trên địa bàn huyện từng bước được nâng lên. Theo số liệu từ phòng Lao động và thương binh xã hội huyện, trình độ người dân tại huyện Phú Lương giai đoạn 2018-2020 thay đổi như sau:
Bảng 3.16: Trình độ lao động nông nghiệp huyện Phú Lƣơng Trinh độ ngƣời
dân huyện Phú Lƣơng
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng Số lƣợng Tỷ trọng
Chưa qua đào tạo 81.562 89,60 82.429 88,86 82.405 87,28
Không có chứng chỉ 2358 2,59 2699 2,91 2946 3,12 Sơ cấp 4.187 4,60 4.451 4,80 4.872 5,16 Trung cấp 1220 1,34 1298 1,40 1936 2,05 Cao đẳng, đại học 1.702 1,87 1.886 2,03 2.256 2,39 Tổng cộng 91.029 100 92.763 100 94.415 100
Nguồn: Phòng Lao động và thương bình xã hội huyện Phú Lương
Có thể thấy, trình độ người dân trên địa bàn huyện Phú Lương thấp, hết năm 2020, còn 87,28% lao động chưa qua đào tạo (tương ứng 82.405 lao động); 2,39% lao động không có chứng chỉ đào tạo nghề, lao động có bằng cấp được đào tạo bài bản chiếm tỷ lệ rất thấp. Thực tế này làm hạn chế khả năng nhận thức về các chương trình giảm nghèo triển khai khiến hiệu quả thực hiện giảm nghèo không cao.
Bên cạnh đó, do có quá nhiều chính sách hỗ trợ có tính chất cho không như: hỗ trợ về gạo, dầu hỏa thắp sáng, cấp tiền điện, vật nuôi, con giống... trong khi nhận thức của người dân hạn chế, đã làm tăng tính ỷ lại, không muốn thoát nghèo của một bộ phận người nghèo trên địa bàn huyện. Một bộ phận khác khi được tiếp cận với các chính sách của Nhà nước thì lại sử dụng không hiệu quả các nguồn lực. Ví dụ: khi vay được vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh thì hộ nghèo lại lấy tiền đó
đi trả nợ. Trong thời gian tới, huyện Phú Lương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo của người dân, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước.
Bảng 3.17: Khảo sát về nhận thức của ngƣời dân huyện Phú Lƣơng về giảm nghèo
Nhân
tố Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5
Trung bình
Người dân trên địa bàn ngày càng
quan tâm hơn đến các dự án, 12 21 29 83 100 3,97
Nhận chương trình giảm nghèo
thức Người dân chủ động đóng góp
của vốn thực hiện các dự án xóa đói 39 45 64 46 51 3,10 người giảm nghèo
dân về Người dân huyện Phú Lương hiểu giảm được tầm quan trọng của các dự
nghèo án, chương trình giảm nghèo đối 19 23 34 65 104 3,87 với sự phát triển kinh tế của địa
phương
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Kết quả khảo sát cho thấy, người dân trên địa bàn huyện Phú Lương ngày càng có nhận thức đúng đắn về công tác giảm nghèo. Theo đó, cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo huyện Phú Lương đánh giá, người dân toàn huyện đã quan tâm hơn đến các dự án giảm nghèo được triển khai, đồng thời họ cũng đã hiểu được tầm quan trọng của công tác giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế chung của địa phương. Những điều này được thể hiện khi nội dung khảo sát “Người dân trên địa bàn ngày càng quan tâm hơn đến các dự án, chương trình giảm nghèo” và “Người dân huyện Phú Lương hiểu được tầm quan trọng của các dự án, chương trình giảm nghèo đối với sự phát triển kinh tế của địa phương” nhận được ý kiến đồng tình của hầu hết đối tượng tham gia khảo sát, đạt số điểm đánh giá cao lần lượt là 3,97 và 3,87 điểm.
Tuy nhiên do kinh tế của huyện còn phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, thu nhập của người dân không cao nên vốn dư thừa không nhiều. Từ đây khiến công tác vận động đóng góp từ cộng đồng trong triển khai các dự án giảm nghèo còn nhiều khó khăn, nội dung khảo sát “Người dân chủ động đóng góp vốn thực hiện các dự án xóa đỏi giảm nghèo” đạt số điểm thấp với 3,10 điểm. Đây chính là thách thức và nguyên nhân khiến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo huyện Phú Lương chưa đạt kết quả cao và nguồn lực thực hiện hạn chế.
3.4.6 Nhân tố tình hình kinh tế huyện Phú Lương
Tổng giá trị các ngành kinh tế huyện Phú Lương giai đoạn 2018 - 2020 tăng đáng kể so với giai đoạn trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị, giảm tỷ trọng ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành sản xuất công nghiệp -