Nhân tố tình hình kinh tế huyện Phú Lương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 79 - 82)

1.3.5 .Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện QLNN về giảm nghèo

3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về giảm nghèo huyện Phú Lương

3.4.6 Nhân tố tình hình kinh tế huyện Phú Lương

Tổng giá trị các ngành kinh tế huyện Phú Lương giai đoạn 2018 - 2020 tăng đáng kể so với giai đoạn trước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị, giảm tỷ trọng ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành sản xuất công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ, từng bước hiện đại hóa

* Kinh tế nông - lâm nghiệp: Do có sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu cây trồng nên diện tích, sản lượng của một số loại cây trồng chính (cây lương thực, lúa, cây lấy củ...) của huyện có xu hướng giảm, hình thành các vùng sản xuất tập trung cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày. Tổng diện tích gieo trồng bình quân đến năm 2020 đạt 10.875,9 ha, giảm 6,9% so với năm 2015. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 33.846,1 tấn; lương thực bình quân đầu người 450kg/người/năm, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu lương thực trên địa bàn.

Tình hình chăn nuôi huyện Phú Lương có xu hướng giảm, năm 2020 trên địa bàn huyện xuất hiện Dịch tả lợn Châu Phi phải tiêu hủy số lượng lớn nên tổng đàn lợn giảm mạnh. Tổng đàn gia súc đạt 31.600 con. Một số vật nuôi có giá trị kinh tế cao được thị trường ưa chuộng tiếp tục được duy trì, phát triển cả về số lượng và chất lượng (ngựa bạch, gà, mật ong...). Công tác phòng chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi được quan tâm chỉ đạo quyết liệt góp phần hạn chế dịch bệnh lớn xảy ra trên diện rộng

* Kinh tế công nghiệp: Giai đoạn 2018-2020, tình hình kinh tế công nghiệp huyện Phú Lương tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, phương thức sản xuất kinh doanh được đổi mới, thị trường liên kết được mở rộng, khoa học công nghệ tiếp tục được ứng dụng vào sản xuất. UBND huyện chủ động tạo môi trường thuận lợi cho

các tổ chức, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế sản xuất kinh doanh. Chính quyền và nhân dân ủng hộ, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả gắn với bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn lao động. Toàn huyện có trên 65 cơ sở sản xuất công nghiệp, sản phẩm chủ yếu là đá các loại, sản phẩm công nghiệp chế biến, điện thương phẩm, nước, xi măng. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2018 - 2020 đạt 5.189 tỷ đồng.

* Kinh tế thương mại - dịch vụ và du lịch: Thương mại, dịch vụ, du lịch huyện Phú Lương tiếp tục phát triển với nhiều thành phần kinh tế tham gia, ngành hàng phong phú, hệ thống phân phối bán lẻ đa dạng cơ bản đáp ứng đầy đủ, kịp thời các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Hệ thống chợ nông thôn, chợ trung tâm được cải tạo nâng cấp, xây mới đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại, dịch vụ trên địa bàn. Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được thực hiện có hiệu quả. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2018-2020 đạt 4.086 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân 7- 8%/năm. Hoạt động du lịch huyện Phú Lương phát triển khá, hàng năm thu hút trên 96.000 lượt khách đến tham quan tại các điểm di tích tín ngưỡng. Các cơ sở dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch tiếp tục được cải thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu cho khách đến tham quan.

Nhìn chung, hoạt động kinh tế huyện Phú Lương ngày càng phát triển, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không đồng đều, phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Từ đây tạo ra những khó khăn, thách thức đối với quản lý giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Bảng 3.18: Khảo sát về tình hình kinh tế huyện Phú Lƣơng Nhân

tố Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5

Trung bình

Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện

Phú Lương nhanh, ổn định và bền 36 41 47 77 44 3,21 vững Tình hình kinh tế huyện Phú Lương

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh đúng theo quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước

38 54 71 43 39 2,96

Môi trường kinh doanh ổn định, các doanh nghiệp không ngừng

mở rộng đầu tư, phát triển kinh 29 48 76 48 44 3,12 doanh

Thu nhập của người dân huyện

Phú Lương ngày càng gia tăng 19 34 32 65 95 3,75

Nguồn: Khảo sát của tác giả

Được đánh giá là huyện miền núi nghèo, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn nên tình hình kinh tế của huyện còn tạo ra nhiều khó khăn, thách thức đối với công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn. Những năm qua, mặc dù kinh tế huyện Phú Lương đã có những bước phát triển tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo đúng định hướng, sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước song tốc độ chuyển dịch và tốc độ tăng trưởng còn chậm. Các nội dung khảo sát “Tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Phú Lương nhanh, ổn định và bền vững” và “Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh đúng theo quan điểm và định hướng của Đảng và Nhà nước” đều đạt số điểm đánh giá thấp, lận lượt là 3,21 và 2,96 điểm.

Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh luôn biến động cũng tạo ra nhiều khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho hộ nghèo cũng như gia tăng nguồn thu cho NSNN phát triển các nguồn lực triển

khai các dự án, chương trình giảm nghèo. Theo báo cáo từ Chi cục thống kê huyện Phú Lương, hàng năm trên địa bàn huyện số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản khá lớn. Riêng năm 2020 do tác động từ dịch Covid 19, số lượng doanh nghiệp tuyên bố giải thể, phá sản tăng đột biến, tăng 65% so với năm 2019. Từ đây đã phần nào gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo huyện Phú Lương do việc huy động các nguồn lực đóng góp giảm nghèo gặp nhiều khó khăn.

Như vậy, những năm qua mặc dù tình hình kinh tế, thu nhập của người dân trên địa bàn huyện Phú Lương có xu hướng gia tăng song tốc độ tăng chậm, huyện vẫn là một trong những huyện miền núi có tình hình kinh tế khó khăn của tỉnh Thái Nguyên. Từ đây gây ra nhiều khó khăn, thách thức trong quản lý nhà nước về giảm nghèo của huyện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ file word) Quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w