Dịch vụ xã hội cơ bản Chỉ số đo lƣờng Tiêu chí xác định thiếu hụt Số hộ thiếu hụt Tỷ lệ so với tổng hộ nghèo (%) Giáo dục Trình độ giáo dục của người lớn Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 15 đến dưới 30 tuổi không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học
1025 45,02
Tình trạng đi học của trẻ em
Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 5 đến dưới 15 tuổi hiện không đi học
301 13,22
Y tế
Tiếp cận các dịch vụ y tế
Hộ GĐ có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh trong vòng 12 tháng qua
479 21,04
Bảo hiểm y tế Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên không có bảo hiểm y tế
218 9,57
Nhà ở
Chất lượng nhà ở
Hộ gia đình đang ở trong nhà
thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ 732 32,15 Diện tích nhà ở BQ đầu người Diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2 /người 208 9,13 Nước sạch và vệ sinh Nguồn nước sinh hoạt
Hộ gia đình không được tiếp
cận nguồn nước hợp vệ sinh 897 39,39
Tình trạng nhà vệ sinh Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh 615 27,01 Tiếp cận thông tin Sử dụng dịch vụ viễn thông Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet
424 18,62
Thiết bị tiếp cận thông tin và KN tiếp cận thông tin
Hộ gia đình không có ti vi, radio, máy tính và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn
257 11,29
Theo kết quả rà soát, đánh giá tình trạng đói nghèo huyện Phú Lượng năm 2020 cho thấy, tình trạng thiếu hụt về chỉ số cơ bản của hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều tại trên địa bàn huyện khá cao, đặc biệt và sự thiếu hụt về giáo dục, y tế và nước sạch, vệ sinh. Kết quả rà soát đói nghèo này là cơ sở để Bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Phú Lương triển khai các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của hộ nghèo trên địa bàn.
3.3.3.2 Phổ biến, tuyên truyền về giảm nghèo tại huyện Phú Lương
Để thực hiện có hiệu quả các các chương trình, dự án giảm nghèo, đồng thời căn cứ nhiệm vụ được giao về giảm nghèo, Ban chỉ đạo chương trình MTQG giảm nghèo huyện Phú Lương đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị, đoàn thể thực hiện đồng bộ công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhằm giáo dục, trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức, hiểu biết, giúp người nghèo có thể nắm bắt và hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách XĐGN của nhà nước để họ yên tâm lao động sản xuất, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình thực hiện chính sách hướng tới đạt được các mục tiêu trong quản lý nhà nướ về giảm nghèo huyện Phú Lương. Các hình thức tuyên truyền về giảm nghèo đã được triển khai những năm qua như sau:
Bảng 3.8: Hoạt động phổ biến, tuyên truyền về giảm nghèo
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 so sánh 2019/ 2018 so sánh 2020/ 2019 Giá trị % Giá trị %
Tuyên truyền qua PTTT đại chúng
Chuyên mục phát thanh
tại các xã. Thị trấn 35 38 36 3 8,57 - 2 - 5,26
Tìn bài trên cổng TTĐT
huyện Phú Lương 12 14 16 2 16,67 2 14,29
Tin bài trên Website tỉnh
Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 so sánh 2019/ 2018 so sánh 2020/ 2019 Giá trị % Giá trị %
Tuyên truyền qua đội ngũ tuyên truyền viên
Hội nghị tuyền truyền
được tổ chức 6 5 7 - 1 - 16,67 2 40,00
Tuyên truyền qua xây dựng tủ sách pháp luật
Số xã/thị trấn có tủ sách 13 15 16 2 15,38 1 6,67
Số lượng đầu sách bình
quân/tủ sách 106 117 121 11 10,38 4 3,42
Tuyên truyền qua phát hành tài liệu
Số lượng tờ rơi 1200 1350 1100 150 12,50 -250 -18,52
Số bản tin giảm nghèo
phát hành 0 25 30 25 5 20,00
Nguồn: UBND huyện Phú Lương
Nhìn chung, công tác phổ biến tuyên truyền về giảm nghèo tại huyện Phú Lương được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng gồm: Tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng; Tuyên truyền qua đội ngũ tuyên truyền viên; Tuyên truyền qua xây dựng tủ sách pháp luật về giảm nghèo; Tuyên truyền qua phát hành các tài tuyên truyền. Tổng kinh phí thực hiện tuyên truyền trong giai đoạn 2018-2020 là 362 triệu đồng.
Thông qua công tác truyền thông về giảm nghèo, Ban chỉ đạo chương trình MTQG giảm nghèo huyện Phú Lương đã truyền tải, phổ biến các chính sách, chương trình giảm nghèo đến đông đảo đối tượng hộ nghèo trên địa bàn, đặc biệt là các hộ dân tộc thiểu số, các xã/thị trấn đặc biệt khó khăn. Từ đây góp phần khơi dậy ý chí chủ động vươn lên của người nghèo, loại bỏ dần tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách của Nhà nước để tiếp nhận, sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng để thoát nghèo. Tuy nhiên, có thể thấy Ban chỉ đạo chương trình MTQG giảm nghèo mới quan tâm, chú trọng tuyên truyền, phổ
14.000 12.000 10.000 8.000 6.000 4.000 2.000 - 12.516 44,46 11.104 8.664 24,31 18,91 7,24 9,60 1.250 1.370 (11,28) 1.629 50,00 40,00 30,00 20,00 10,00 - (10,00) (20,00)
Năm 2018Năm 2019Năm 2020 Nguồn lực NSNN (tr.đồng)
Nguồn đóng góp từ cộng đồng (tr.đồng) Gia tăng từ nguồn lực NSNN (%) Gia tăng nguồn đống góp từ cộng đồng (%)
biến chính sách giảm nghèo đến người dân mà chưa tổ chức các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác giảm nghèo. Từ đây phần nào làm giảm hiệu quả triển khai chính sách giảm nghèo do cán bộ đôi khi không cập nhật kịp thời những chính sách của nhà nước, của tỉnh và của địa phương liên quan đến giảm nghèo, gây ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý.
3.3.3.3 Xác định các nguồn lực để xóa đói giảm nghèo huyện Phú Lương
Trong các nguồn lực để hỗ trợ xóa đói giảm nghèo huyện Phú Lương, nguồn lực Nhà nước giữ vai trò quyết định, do đó UBND huyện luôn ưu tiên và bố trí kịp thời nguồn vốn để thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững. Đồng thời xây dựng cơ chế để huy động nguồn lực hỗ trợ từ cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và chính bản thân hộ nghèo trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. Giai đoạn 2018-2020 tình hình sử dụng các nguồn lực để thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo huyện Phú Lương như sau:
Biểu đồ 3.2: Nguồn lực triển khai các chƣơng trình giảm nghèo huyện Phú Lƣơng
Nguồn: UBND huyện Phú Lương
Hàng năm, trên cơ sở nguồn vốn được Trung ương phân bổ, UBND huyện Phú Lương đã ban hành Quyết định giao kế hoạch vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo cho từng xã, thị trấn căn cứ trên kết quả bình xét hộ nghèo cũng như các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất được phê duyệt. Bên cạnh nguồn vốn
được phân bổ từ NSNN, Ban chỉ đạo chương trình MTQG giảm nghèo huyện Phú Lương cũng đẩy mạnh các hoạt động huy động nguồn đóng góp từ cộng đồng dân cư, từ các doanh nghiệp trên địa bàn. Qua các năm, nguồn huy động từ đóng góp của cộng đồng để thực hiện các chương trình giảm nghèo huyện Phú Lương không ngừng gia tăng, tăng từ 1.250 triệu đồng năm 2018 lên 1.629 triệu đồng năm 2020, tăng 18,91% so với năm 2019. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động từ đóng góp cộng đồng còn rất thấp so với nhu cầu vốn thực hiện các chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Giai đoạn 2018-2020, nguồn lực NSNN phân bổ thực hiện các chương trình giảm nghèo tại huyện Phú Lương biến động liên tục, năm 2019 tăng 44,46% so với năm 2018, sang năm 2020 nguồn vốn NSNN thực hiện chương trình giảm nghèo huyện Phú Lương lại giảm 11,28% so với năm 2019. Điều này là do tác động từ dịch Covid 19, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngừng trệ, nguồn từ NSNN giảm do thực hiện chủ trương miễn giảm thuế cho DN và NSNN phục vụ trợ cấp cách ly cho người nghi nhiễm dịch. Nguồn lực hỗ trợ từ NSNN giảm đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai các chương trình giảm nghèo, gây tác động đến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện.
3.3.3.4 Phân công, phối hợp thực hiện giảm nghèo huyện Phú Lương
Để công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương được thực hiện hiệu quả, Ban chỉ đạo chương trình MTQG về giảm nghèo đã phối hợp với nhiều tổ chức, đơn vị, hiệp hội xây dựng và triển khai các dự án, chương trình giảm nghèo, cụ thể việc phối hợp như sau:
- Phối hợp với UBND huyện Phú Lương xây dựng kế hoạch chung và tổ chức chương trình, chịu trách nhiệm về sử dụng các nguồn lực trên địa bàn huyện một cách chặt chẽ nhằm đảm bảo chương trình, dự án giảm nghèo được thực hiện thông suốt từ huyện đến xã.
- Phối hợp với các cơ sở y tế tại các xã, thị trấn rà soát cấp thẻ y tế cho hộ nghèo, tổ chức các đợt kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bà con hộ nghèo.
- Phối hợp với các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện triển khai các chương trình cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo nhằm phục vụ mục đích cải thiện cuộc sống và đầu tư, phát triển sản xuất.
- Phối hợp với KBNN huyện hoàn thành các thủ tục, hồ sơ giải ngân nguồn vốn hỗ trợ các dự án, chương trình giảm nghèo.
- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh… đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền và huy động vốn triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo.
- Phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức các buổi hướng nghiệp cho người dân, khuyến khích các doanh nghiệp huyện Phú Lương tiếp nhận lao động nông thôn, lao động DTTS tại các xã đặc biệt khó khăn vào làm việc, thực hiện bố trí chỗ ở cho người lao động ở xã.
Nhìn chung, công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương bước đầu đã có sự phối hợp thực hiện giữa bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo với các tổ chức, đơn vị, hiệp hội, đoàn thể trên địa bàn. Tuy nhiên, công tác phối hợp còn thiếu chặt chẽ, chưa có văn bản quy định mối quan hệ ràng buộc giữa các bên tham gia vào công tác giảm nghèo nên hiệu quả triển khai nhiệm vụ chưa cao. Từ đây khiến công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương còn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục.
3.3.4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện QLNN về giảm nghèo huyện Phú Lương
Hàng năm, UBND huyện Phú Lương chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn đảm bảo đúng quy định. Công tác này đã được Ban Chỉ đạo chương trình MTQG giảm nghèo đặc biệt chú trọng, vì đây là công tác nhằm đảm bảo việc thực hiện chương trình giảm nghèo tại địa phương được thực hiện nghiêm túc, trên tinh thần dân chủ và qua đó nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về công tác giảm nghèo. Giai đoạn 2018-2020, tình hình kiểm tra, giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Phú Lương đạt kết quả như sau:
Bảng 3.9: Kết quả kiểm tra giảm nghèo huyện Phú Lƣơng
Đơn vị: Lượt kiểm tra
Nội dung kiểm tra Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/ 2018 So sánh 2020/ 2019 Số lƣợng % Số lƣợng %
Kiểm tra việc xác định đối tượng hộ nghèo
2 3 2 1 50,00 - 1 - 33,33
Kiểm tra thực hiện các chính sách XĐGN tới đối tượng thụ hưởng
1 0 2 -1 -100,00 2 0
Kiểm tra thực hiện
các dự án của
chương trình XĐGN
2 3 3 1 50,00 0 0
Kiểm tra việc sử dụng vốn triển khai chính sách, dự án XĐGN
2 2 3 0 0 1 50,00
Cộng 7 8 10 1 14,29 2 25,00
Nguồn: UBND huyện Phú Lương
Các nội dung được kiểm tra, giám sát trong quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Phú Lương bao gồm: Kiểm tra việc xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách theo tiêu chí Chính phủ quy định; Kiểm tra việc thực hiện các chính sách XĐGN tới đối tượng thụ hưởng; Kiểm tra việc thực hiện các dự án của chương trình XĐGN; Kiểm tra việc sử dụng vốn triển khai chính sách, dự án XĐGN đến mục tiêu giảm nghèo. Qua các năm, số lượt kiểm tra liên tục tăng lên tăng từ 7 lượt kiểm ra năm 2018 lên 10 lượt kiểm tra năm 2020. Trong quá trình kiểm tra, các thành viên Ban chỉ đạo chương trình MTQG giảm nghèo của huyện đều được phân công
nhiệm vụ để theo dõi, kiểm tra và giám sát theo địa bàn. Tuy nhiên, có thể thấy số lượt kiểm tra còn ít, công tác thanh tra của chính quyền cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Phú Lương còn chưa được thực hiện nên phần nào làm giảm hiệu quả của kiểm tra, kết quả kiểm tra đôi khi thiếu tính minh bạch, khách quan.
Trong những năm qua, kết quả kiểm tra quản lý nhà nước về giảm nghèo huyện Phú Lương cho thấy, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện chưa xảy ra những vấn đề sai phạm, tiêu cực nghiêm trọng, những vấn đề tồn tại, sai sót đã được phát hiện, nhắc nhở và khắc phục kịp thời. Việc xử lý với những sai phạm trong quá trình kiểm tra giai đoạn 2018-2020 như sau:
Bảng 3.10: Xử lý sai phạm từ kiểm tra giảm nghèo
Hình thức xử lý sai phạm Đơn vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Nhắc nhở Cán bộ 23 25 19
Tổ chức kiểm điểm Cán bộ 6 8 11
Tiến hành kỷ luật Cán bộ 2 3 5
Thu hồi vào NSNN những
khoản chi sai Triệu đồng 121 98 125
Nguồn: UBND huyện Phú Lương
Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát hoạt động giảm nghèo tại UBND huyện Phú Lương, nhìn chung cán bộ kiểm tra chưa phát hiện những sai sót nghiêm trọng nên các hình thức xử lý đưa ra hầu như chỉ ở mức răn đe, nhắc nhở hoặc tiến hành kiểm điểm, kỷ luật. Với những khoản chi sai, cán bộ kiểm tra đã chỉ đạo, hướng dẫn để cán bộ phụ trách thực hiện thu hồi lại vào NSNN. Có thể thấy, những năm qua công tác kiểm tra, kiểm soát đã được thực hiện khá tốt song do số lượt kiểm tra ít nên các lỗi sai phạm chưa được xử lý triệt để, nhiều khoản chi sai không biết xử lý do chưa có chế tài quy định cụ thể.
3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN về giảm nghèo huyện Phú Lƣơng
3.4.1 Nhân tố tình hình chính trị
Trong quá trình phát triển, hệ thống chính trị nước ta đã xác định công tác giảm nghèo là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình
thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Những năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của toàn dân, công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật: Hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện; ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động từ xã hội đầu tư cho công tác giảm nghèo ngày càng tăng; nhận thức, ý chí vươn lên của người nghèo tăng cao, có nhiều tấm gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo; hàng chục triệu hộ nghèo đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả, nhiều địa bàn