STT Đối tƣợng Số lƣợng
1 BCĐ chương trình MTQG giảm nghèo cấp huyện 17
2 BCĐ giảm nghèo thị trấn Du 15
3 BCĐ giảm nghèo thị trấn Giang Tiên 15
4 BCĐ giảm nghèo xã Yên Ninh 13
5 BCĐ giảm nghèo xã Yên Trạch 13
6 BCĐ giảm nghèo xã Yên Đổ 14
7 BCĐ giảm nghèo xã Yên Lạc 16
8 BCĐ giảm nghèo xã Ôn Lương 16
9 BCĐ giảm nghèo xã Hợp Thành 13
10 BCĐ giảm nghèo xã Phủ Lý 13
11 BCĐ giảm nghèo xã Động Đạt 15
12 BCĐ giảm nghèo xã Phấn Mễ 15
13 BCĐ giảm nghèo xã Phú Đô 13
14 BCĐ giảm nghèo xã Vô Tranh 13
15 BCĐ giảm nghèo xã Tức Tranh 13
16 BCĐ giảm nghèo xã Cổ Lũng 16
Tổng cộng 230
Nguồn: tác giả Cách thức khảo sát: Thông qua cán bộ phó ban chỉ đạo chương trình MTQG giảm nghèo huyện Phú Lương, tác giả lấy được danh sách cán bộ (kèm theo địa chỉ email) thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn. Với danh sách có sẵn, tác giả thực hiện gửi phiếu khảo sát qua địa chỉ email của từng người.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập, các thông tin được tiến hành phân loại, lựa chọn, sắp xếp thành các bảng số liệu để đưa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
2.2.3.1. Phương pháp so sánh thống kê
- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:
- Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ phần trăm (%). Sử dụng phương pháp so sánh thống kê trong nghiên cứu đề tài để so sánh kết quả quản lý nhà nước về giảm nghèo giữa các năm, các thời kỳ và giữa các địa phương...
2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:
+ Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;
+ Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu;
+ Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động cũng như xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế xã hội. Sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu đề tài để mô tả quá trình quản lý nhà nước về giảm nghèo tại huyện Phú Lương.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng kinh tế xã hội huyện Phú Lương
- Quy mô và cơ cấu diện tích đất đai - Quy mô và cơ cấu dân số và lao động - Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh việc thực hiện quản lý nhà nước về giảm nghèo
Trong nhóm chỉ tiêu này, tác giả tiến hành phân tích số liệu về: - Số hộ giảm nghèo theo kế hoạch;
- Số hộ nghèo, hộ cận nghèo theo kết quả rà soát của huyện Phú Lượng; - Số hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ cơ bản về: Giáo dục, y tế, thông tin… - Tổng vốn đầu tư thực hiện xóa đói giảm nghèo gồm: tổng kinh phí từ NSNN và tổng kinh phí từ đóng góp cộng đồng để thực hiện chính sách, dự án giảm nghèo tại địa bàn huyện Phú Lương;
- Số chuyên mục, bản tin, hội nghị tuyền truyền được tổ chức; Số lượng đầu sách bình quân; Số lượng tờ rơi… nhằm tuyên truyền về hoạt động xóa đói, giảm nghèo;
-Số lượt kiểm tra, kiểm soát các chương trình, dự án giảm nghèo.
2.3.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý nhà nước về giảm nghèo
Trong nhóm chỉ tiêu này, tác giả phân tích số liệu về:
- Tổng số hộ hưởng lợi trực tiếp từ kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương, các hỗ trợ gồm: Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe; Hỗ trợ tiền nước sinh hoạt; Hỗ trợ giáo dục-đào tạo; Hỗ trợ cấp vốn phát triển kinh doanh…
- Số lượng hộ thoát nghèo qua các năm tại huyện Phú Lương và tốc độ tăng trưởng về số lượng hộ thoát nghèo.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN PHÚ LƢƠNG
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ở huyện Phú Lƣơng
3.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên
Phú Lương là một huyện miền núi nằm ở khu vực phía Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Phía bắc giáp huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn, phía đông giáp huyện Đồng Hỷ, phía tây giáp huyện Định Hóa, huyện Đại Từ, phía nam giáp thành phố Thái Nguyên. Với vị trí địa lý nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh Thái Nguyên, có trên 60 km tuyến đường Quốc lộ 3 đi qua huyện, hệ thống giao thông nông thôn của huyện đã được nhựa hoá, bê tông hoá đến 100% trung tâm các xã, thị trấn.
Tài nguyên đất: Phú Lương có nguồn tài nguyên đất phong phú là điều kiện tốt để phát triển một nền kinh tế đa dạng nhất là phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 35071 ha, đất sản xuất nông nghiệp 11.953ha chiếm 34%; trong đó sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Phú Lương là trồng lúa với loại lúa nếp vải đặc sản ở các xã Ôn Lương, Hợp Thành, Phủ Lý. Đặc biệt cây nông nghiệp có giá trị cao là trồng và chế biến chè. Huyện Phú Lương có diện tích trồng chè hơn 4.300 ha, sản lượng 44.400 tấn/năm, là huyện có số lượng làng nghề nhiều nhất tỉnh Thái Nguyên với 37 làng nghề chè đã được công nhận, nhiều làng nghề chè nổi tiếng, sản phẩm chè Phú Lương đã có mặt trên thị trường trong và ngoài nước.
Tài nguyên rừng: Phú Lương có 17.058 ha rừng với độ che phủ 48% diện tích toàn huyện; phù hợp nên các loại tre, nứa, keo, tốc độ tái sinh rất nhanh sau khi khai thác. Hiện nay vẫn có một số loại gỗ quý và nhiều loại lâm sản khác; là vùng nguyên liệu lý tưởng đầy triển vọng cho đầu tư công nghiệp chế biến có hiệu quả. Hàng năm rừng sản xuất còn cung cấp khối lượng lớn gỗ để phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao.
Tài nguyên khoáng sản: Phú Lương có các mỏ quặng như Titan, quặng sắt và khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường.
nguồn nước rất phong phú, sông suối trên địa bàn phân bổ khá đồng đều, phần lớn chạy từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam. Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt nên hầu hết các sông suối đều có lưu vực nhỏ và có nhiều hồ đều là thắng cảnh đẹp là tiền đề cho phát triển du lịch.
3.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội
* Tình hình xã hội
Huyện Phú Lương có tổng diện tích tự nhiên 35.071 ha, có 13 xã và 02 thị trấn, 252 xóm, phố, tiểu khu, dân số là 94.415 người, có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống (tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm gần 50%). Trên địa bàn huyện có 3 tôn giáo chính là đạo Công giáo, đạo Phật giáo và đạo Tin lành. Toàn huyện hiện có 118 điểm di tích, trong đó 04 di tích cấp quốc gia, 12 di tích cấp tỉnh, 40 đình, đền, chùa, miếu, điện thờ. Nhân dân các dân tộc huyện Phú Lương giàu truyền thống cách mạng, Nhân dân và các lực lượng vũ trang nhân dân huyện và 8 xã đã được Chủ tịch Nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, 01 xã được phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới. Trong những năm gần đây, Phú Lương đã có nhiều thay đổi tích cực, kinh tế ngày càng phát triển, văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Bên cạnh đó, Phú Lương còn là địa phương giàu bản sắc văn hoá dân tộc với những nét đặc sắc lễ hội cầu mùa, hát Sấng Cọ của dân tộc Sán Chay (đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia), bản sắc văn hoá của người Dao Lô gang, Lễ hội bánh dày của người tày. Du lịch Phú Lương với các bản sắc phong phú mang đậm nét dân tộc như: Du lịch cộng đồng trải nghiệm văn hoá Sán Chay ở Đồng Tâm Tức Tranh, Làng Pháng Phú Đô, Đồng Xiền- Cây Thị Yên Lạc; du lịch văn hoá Tày ở Làng Hạ Yên Đổ, du lịch Làng nghề chè Tân Thái xã Tức Tranh, làng nghề mây tre đan xã Ôn Lương, du lịch sinh thái tại trại giam Phú Sơn 4, Ao Loong xã Yên Đổ, Hồ Đồng Xiền xã Yên Lạc, Hồ Nà Mạt xã Ôn Lương.
* Tình hình kinh tế
Trong những năm qua, phát triển kinh tế huyện Phú Lương đã đạt được những kết quả khả quan. Giá trị tăng thêm (theo giá so sánh) tăng từ 723,8 tỷ đồng năm
2018 tăng lên 901,37 tỷ đồng năm 2020, đạt tốc độ tăng trưởng GTSX bình quân 11,39%/năm thời kỳ 2018-2020. GDP bình quân đầu người tăng từ 62 triệu đồng năm 2018 lên 89 triệu đồng năm 2020.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản từ 43,2% năm 2018 xuống 32,95% 2020. Công nghiệp xây dựng tăng từ 30,1% lên 37,27%; thương mại dịch vụ tăng nhẹ từ 26,7% xuống 29,78%. Như vậy nông nghiệp vẫn là ngành chủ đạo trong nền kinh tế huyện trong giai đoạn 2018– 2020, cơ cấu kinh tế của huyện vẫn còn lạc hậu và chưa có sự chuyển biến nhanh. Chính điều này đã hạn chế đến việc phát triển sản xuất của địa phương, qua đó ảnh hưởng đến kết quả xoá đói giảm nghèo của huyện. So với lợi thế và tiềm năng, huyện còn chưa phát huy hết để có sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, cơ sở vật chất văn hoá xã hội còn nhiều khó khăn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
Năm 2020 Uỷ ban nhân dân Huyện đã tiến hành lập dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Phú Lương thời kỳ 2020 - 2030, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã có Quyết định phê duyệt (QĐ số 74/QĐ-UB ngày 11 tháng 01 năm 2020), trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã hội của cả nước, của tỉnh Thái Nguyên và huyện Phú Lương đã có rất nhiều thay đổi, đặt ra cho Huyện những cơ hội và thách thức mới.
3.2. Đặc điểm và kết quả công tác QLNN về giảm nghèo
3.2.1. Đặc điểm công tác QLNN về giảm nghèo ở huyện Phú Lương
Những năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Lương đã có nhiều nỗ lực, đồng thời tranh thủ được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước, khai thác tốt các tiềm lực, nguồn lực nên đã tạo được tốc độ tăng trưởng khá. Đời sống người dân trên địa bàn từng bước được ổn định, góp phần to lớn vào việc giảm nghèo của địa phương. Đến nay toàn huyện không còn hộ đói song tỷ lệ hộ nghèo vẫn khá cao.Trong quản lý nhà nước về giảm nghèo, Ban chỉ đạo chương trình MTQG giảm nghèo huyện Phú Lương không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo trong xây dựng, thực thi Chương trình giảm nghèo, an sinh xã hội, tạo mọi điều kiện để các mô hình giảm nghèo từ cộng đồng có thể triển khai thuận lợi và thành công ở địa phương. Trước mắt hỗ trợ kịp thời cho người dân sửa chữa nhà cửa, hỗ trợ người dân được sử dụng
nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Mỗi xã, mỗi thôn, bản huyện Phú Lương đều xây dựng mô hình giảm nghèo tiêu biểu phù hợp với địa phương mình với cách làm sáng tạo hơn nữa.
Cấp ủy các cấp huyện Phú Lương đã thực hiện phân công đảng viên tham gia hỗ trợ người nghèo; phát động các phong trào thi đua thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững sáng tạo thực chất hơn. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị xã hội huyện Phú Lương cùng các tổ chức thành viên không ngừng huy động sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân toàn xã hội chung tay vì người nghèo. Đẩy mạnh công tác giám sát việc tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, phát huy dân chủ và nội lực của người dân.
3.2.2. Kết quả công tác QLNN về giảm nghèo ở huyện Phú Lương
3.2.2.1 Kết quả hỗ trợ hộ nghèo theo các chính sách giảm nghèo của UBND huyện
Trên cơ sở những chính sách giảm nghèo của UBND huyện Phú Lương, chính quyền các cấp đã triển khai cấp vốn hỗ trợ cho các hộ nghèo trên địa bàn theo đúng quy định. Tạo điều kiện cho các hộ nghèo được hưởng những dịch vụ cơ bản, đảm bảo cuộc sống vật chất và tinh thần cho hộ nghèo. Theo đó, kết quả hỗ trợ hộ nghèo theo các chính sách giảm nghèo của UBND huyện giai đoạn 2018-2020 như sau:
Bảng 3.1: Kết quả hỗ trợ giảm nghèo huyện Phú Lƣơng
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung hỗ trợ Năm
2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/ 2018 So sánh 2020/ 2019 Giá trị % Giá trị % Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe theo Quyết định số 674/QĐ-UBND 2.075 4.192 3.875 2.117 102,02 - 317 - 7,56 Hỗ trợ tiền nước sinh hoạt theo Quyết định số 376/QĐ-UBND
Nội dung hỗ trợ Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh 2019/ 2018 So sánh 2020/ 2019 Giá trị % Giá trị % Hỗ trợ tiền điện sinh hoạt theo Quyết định số 583/QĐ-UBND
1.452 1.652 1.156 200 13,77 - 496 -30,02
Hỗ trợ giáo dục- đào tạo theo Quyết định số 4493/QĐ- UBND và Quyết định số 389/QĐ- UBND 200 280 250 80 40,00 - 30 - 10,71 Hỗ trợ cấp vốn phát triển kinh doanh theo Quyết định số 885/QĐ-UBND và Quyết định số 886/QĐ-UBND 3.872 5.784 5.358 1.912 49,38 - 426 - 7,37 Hỗ trợ vốn xây dựng mô hình giảm nghèo theo Quyết định số 1485/QĐ- UBND
2.019 4.983 4.827 2.964 146,81 - 156 -3,13
Hỗ trợ vốn thực hiện khuyến nông, khuyến lâm theo Quyết định số 857/QĐ-UBND
0 924 824 924 0 - 100 - 10,82
Cộng 9.914 13.886 12.727 3.972 40,06 - 1.159 - 8,35
Số hộ thoát nghèo Tốc độ tăng trưởng hộ thoát nghèo 830 820 810 800 790 780 770 760 750 740 730 823 4,00 2,62 1,75 2,00 - 802 (2,00) 763 (4,00) (6,00) (7,29) (8,00) Năm 2018Năm 2019Năm 2020
Những năm qua, UBND huyện Phú Lương đã phối hợp với Ban chỉ đạo chương trình MTQG giảm nghèo thực hiện vận động doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế trong và ngoài huyện, các cơ quan, đơn vị giúp đỡ xã nghèo theo chức năng, nhiệm vụ và khả năng nguồn lực của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị; vận động cán bộ, đảng viên và hộ dân có điều kiện nhận hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo,… Các nội dung hỗ trợ trong các chương trình giảm nghèo tại huyện Phú Lương bao gồm: Hỗ trợ tiền điện; Hỗ trợ nước sinh hoạt; Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe; Hỗ trợ giáo dục – đào tạo; Hỗ trợ các chương trình Khuyến nông - lâm - ngư và hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề.