Hình thức xử lý sai phạm Đơn vị Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Nhắc nhở Cán bộ 23 25 19
Tổ chức kiểm điểm Cán bộ 6 8 11
Tiến hành kỷ luật Cán bộ 2 3 5
Thu hồi vào NSNN những
khoản chi sai Triệu đồng 121 98 125
Nguồn: UBND huyện Phú Lương
Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát hoạt động giảm nghèo tại UBND huyện Phú Lương, nhìn chung cán bộ kiểm tra chưa phát hiện những sai sót nghiêm trọng nên các hình thức xử lý đưa ra hầu như chỉ ở mức răn đe, nhắc nhở hoặc tiến hành kiểm điểm, kỷ luật. Với những khoản chi sai, cán bộ kiểm tra đã chỉ đạo, hướng dẫn để cán bộ phụ trách thực hiện thu hồi lại vào NSNN. Có thể thấy, những năm qua công tác kiểm tra, kiểm soát đã được thực hiện khá tốt song do số lượt kiểm tra ít nên các lỗi sai phạm chưa được xử lý triệt để, nhiều khoản chi sai không biết xử lý do chưa có chế tài quy định cụ thể.
3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến QLNN về giảm nghèo huyện Phú Lƣơng
3.4.1 Nhân tố tình hình chính trị
Trong quá trình phát triển, hệ thống chính trị nước ta đã xác định công tác giảm nghèo là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình
thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Những năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của toàn dân, công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật: Hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện; ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động từ xã hội đầu tư cho công tác giảm nghèo ngày càng tăng; nhận thức, ý chí vươn lên của người nghèo tăng cao, có nhiều tấm gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo; hàng chục triệu hộ nghèo đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả, nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới.
Như vậy, có thể thấy sự đồng lòng của toàn hệ thống chính sách trong việc triển khai các chủ trương, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo đã tạo điều kiện tích cực góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói trên địa bàn cả nước nói chung và huyện Phú Lương nói riêng. Đây là tiền đề nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Khi khảo sát về tình hình chính trị huyện Phú Lương, tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 3.11: Khảo sát về tình hình chính trị huyện Phú Lƣơng Nhân
tố Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5 Trung bình
Những vấn đề về chính trị tại khu
vực miền núi và những nơi khó 39 51 64 55 36 2,99
Tình hình chính
trị
khăn trên địa bàn luôn ổn định Hộ nghèo, hộ DTTS, hộ đặc biệt khó khăn luôn có niềm tin vào chính quyền địa phương
15 21 32 76 101 3,93
Các tệ nạn xã hội: trộm cắp, ma
túy, chống phá nhà nước… luôn 21 22 29 65 108 3,89
được kiểm soát chặt chẽ
Tại huyện Phú Lương hiện nay có trên 90% số hộ nghèo tập trung ở vùng nông thôn, nhất là vùng trung du, miền núi; trong đó số hộ nghèo là vùng dân tộc ít người và những hộ thuộc diện chính sách phải ưu tiên chiếm tỷ lệ khá cao. Theo đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo, trong những năm gần đây một số vấn đề về chính trị ở một số vùng miền núi và những nơi khó khăn trên địa bàn diễn biến phức tạp, chính quyền địa phương nhiều lần bắt giữ và xử lý với các đối tượng phản động, chống phá, truyền đạo bất hợp pháp. Thực tế này phù hợp với kết quả khảo sát của tác giả khi nội dung “Những vấn đề về chính trị tại khu vực miền núi và những nơi khó khăn trên địa bàn luôn ổn định” không được đối tượng khảo sát đánh giá cao, hầu hết đều lựa chọn mức không đồng ý và hoàn toàn không đồng ý, chỉ đạt 2,99 điểm.
Với tình hình chính trị phức tạp, các tệ nạn xã hội phát sinh nhiều, chính quyền các cấp huyện Phú Lương đã đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, tuần tra an ninh trên địa bàn để đảm bảo an toàn cuộc sống cho người dân, đặc biệt là các hộ khó khăn tại cùng dân tộc thiểu số. Nhờ vậy, nội dung khảo sát “Các tệ nạn xã hội: trộm cắp, ma túy, chống phá nhà nước… luôn được kiểm soát chặt chẽ” được đánh giá cao và đạt 3,89 điểm. Kiểm soát chặt chẽ tình hình an ninh trên địa bàn, kết hợp với triển khai hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo, cung cấp tư liệu sản xuất cho người nghèo là những chương trình ý nghĩa đã được chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Phú Lương triển khai trong thời gian qua. Từ đây góp phần ổn định chính trị, xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ. Và nội dung khảo sát “Hộ nghèo, hộ DTTS, hộ đặc biệt khó khăn luôn có niềm tin vào chính quyền địa phương” cũng nhận được sự đồng tình của phần lớn đối tượng khảo sát, đạt 3,93 điểm, số điểm ở mức cao.
Như vậy, mặc dù tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện Phú Lương còn nhiều vấn đề bất cập, các thế lực, cá nhân chống phá nhà nước còn tồn tại gây ảnh hưởng nhiều đến việc triển khai các chính sách, chương trình giảm nghèo. Song với sự đoàn kết của các cấp chính quyền và nhân dân phần nào đã kiểm soát được vấn đề, tạo được niềm tin cho nhân dân vào chính quyền, Đảng và Nhà nước.
3.4.2 Nhân tố hệ thống pháp luật
Để thực hiện có hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo, trên cơ sở các chính sách của Nhà nước, Huyện Phú Lương cũng đã ban hành và thực hiện các chỉ thị của tỉnh Thái Nguyên về công tác giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2016-2020. Các chính sách của Nhà nước, của Tỉnh Thái Nguyên ảnh hưởng rất lớn đến kết quả xóa đói giảm nghèo của Huyện. Cụ thể như sau:
“Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015- 2020, ngày 22/7/2018 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Kết luận số 26- KL/HU về việc thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững huyện Phú Lương, giai đoạn 2018 - 2020. HĐND huyện ban hành Nghị quyết số 23/NQ-HĐND ngày 18/8/2018 thông qua Chương trình giảm nghèo bền vững huyện Phú Lương, giai đoạn 2018 - 2020.” (UBND Huyện Phú Lương, 2018a). UBND huyện đã ban hành các văn bản để chỉ đạo điều hành thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện, cơ quan thường trực BCĐ và các cơ quan chuyên môn có liên quan tham mưu kịp thời triển khai các văn bản của cấp trên và có các kế hoạch, chương trình kiểm tra, đôn đốc cụ thể đối với các xã, thị trấn về việc triển khai thực hiện công tác giảm nghèo.
Chỉ đạo triển khai tổng điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2018 - 2020; hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định, đảm bảo an sinh xã hội của huyện.
Bên cạnh việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện, cấp ủy huyện và Lãnh đạo UBND huyện đã thường xuyên quan tâm tới công tác kiểm tra, giám sát việc triển khai, tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, các chương trình, đề án đã ban hành đối với các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trong toàn huyện nhằm đánh giá kết quả, những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân trong việc triển khai tổ chức thực hiện, để có các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.
Việc tổ chức, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giảm nghèo được triển khai đồng bộ thông qua các hội nghị của BCH Đảng bộ, của HĐND, của UBND các cấp từ huyện đến xã và lồng ghép tại các hội
nghị của các Ban ngành đoàn thể, đồng thời chỉ đạo Phòng văn hóa thông tin, Đài truyền thanh truyền hình huyện tuyên truyền sâu rộng đến toàn thể nhân dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Hiện nay, “Huyện Phú Lương đang triển khai các chương trình, chính sách giảm nghèo như chính sách dạy nghề, Chính sách cấp thẻ BHYT cho người nghèo, người cận nghèo, người DTTS, Chính sách hỗ trợ kinh phí khám chữa bệnh cho người nghèo; Chính sách Giáo dục và Đào tạo; Chương trình hỗ trợ hộ nghèo có khó khăn về nhà ở; Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt; Chính sách vay vốn tín dụng ưu đãi; Chính sách hỗ trợ người nghèo tiếp cận dịch vụ pháp lý; Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo…; Đề án 2037 hỗ trợ đồng bào dân tộc Mông ( NS Địa phương). Bên cạnh đó, Huyện tiếp tục triển khai các dự án thuộc chương trình 135.” (UBND Huyện Phú Lương, 2020)
Nhìn chung, hệ thống chính sách của nhà nước về giảm nghèo ngày càng hoàn thiện song chưa chặt chẽ và đầy đủ. Dẫn đến phát sinh nhiều dự án, chương trình giảm nghèo trên địa bàn không tuân thủ các quy định về quản lý song chưa có chế tài xử lý rõ ràng. Khi tiến hành khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về giảm nghèo huyện Phú Lương về hệ thống văn bản pháp luật, chính sách giảm nghèo, tác giả thu được kết quả như sau:
Bảng 3.12: Khảo sát về hệ thống văn bản pháp luật về giảm nghèo Nhân tố Câu hỏi 1 2 3 4 5 Trung bình Chính sách pháp luật quản lý nhà
nước về giảm nghèo ngày càng 13 19 32 83 98 3,96
hoàn thiện
Hệ thống văn bản pháp luật quản
Hệ thống văn bản pháp luật về giảm nghèo
lý nhà nước về giảm nghèo được ban hành đồng bộ ở tất cả các cấp
39 45 61 55 45 3,09
Chính sách pháp luật quản lý nhà nước về giảm nghèo được điều chỉnh kịp thời, phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn
41 44 59 68 33 3,03
Văn bản pháp luật điều chỉnh công tác quản lý nhà nước về
giảm nghèo cụ thể, rõ ràng định 45 52 57 76 15 2,85
hướng cho việc triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Hầu hết đội ngũ cán bộ tham gia khảo sát đều cho rằng, chính sách pháp luật quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn Phú Lương nói riêng và cả nước nói chung đang ngày càng hoàn thiện, chặt chẽ hơn. Nội dung khảo sát “Chính sách pháp luật quản lý nhà nước về giảm nghèo ngày càng hoàn thiện” nhận được sự đồng tình của phần lớn đối tượng khảo sát và đạt 3,96 điểm. Tuy nhiên, các nội dung khảo sát còn lại lại không được đánh giá cao, nội dung “Hệ thống văn bản pháp luật quản lý nhà nước về giảm nghèo được ban hành đồng bộ ở tất cả các cấp” chỉ đạt 3,09 điểm; nội dung “Chính sách pháp luật quản lý nhà nước về giảm nghèo được điều chỉnh kịp thời, phù hợp tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn” đạt 2,02 điểm và nội dung “Văn bản pháp luật điều chỉnh công tác quản lý nhà nước
về giảm nghèo cụ thể, rõ ràng định hướng cho việc triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo” đạt số điểm thấp nhất trong chuỗi câu hỏi khảo sát với 2,85 điểm.
Như vậy, hệ thống văn bản quy phạm điều chỉnh công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo còn hạn chế. Trong cơ chế quản lý của Nhà nước còn thiếu các quy định pháp lý có tính hiệu lực cao như: cơ sở pháp lý cho việc hình thành cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá tổng kết quá trình triển khai chương trình, dự án giảm nghèo dẫn đến hiệu quả giảm nghèo không như mong đợi. Các quy định chưa cụ thể, rõ ràng về mối quan hệ ràng buộc giữa các bên trong quá trình triển khai dự án giảm nghèo. Chưa có chế tài về xử lý đối với khoản tiền chênh lệch về chi sai trong các chương trình giảm nghèo; Chế tài xử lý vi phạm với những sai sót phát hiện trong quá trình kiểm tra, kiểm soát cũng chưa được quy định cụ thể. Từ đây khiến hiệu quả quản lý nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện Phú Lương giảm do thiếu cơ sở và định hướng thực hiện.
3.4.3 Nhân tố văn hóa, phong tục, tập quán
Phú Lương nằm ở cửa ngõ của vùng An toàn khu, có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa, là nơi hội tụ nhiều phong tục, tập quán, văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc vùng Việt Bắc. Hiện nay, phía tây của huyện với các điểm di tích quan trọng nằm liền kề với ATK Định Hoá đó là: Di tích nơi tổ chức Đại hội chiến sỹ thi đua toàn quốc lần thứ nhất, tại xóm Khuân Lân xã Hợp Thành. Địa điểm nơi thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên của huyện tại xã Ôn Lương; địa điểm kỷ niệm Bác Hồ về thăm Trường Thanh niên lao động XHCN tại xóm Đồng Cháy xã Phủ Lý; địa điểm thành lập Đại đoàn quân tiên phong, đơn vị chủ lực đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam tại thị trấn Đu.
Ngoài ra, Phú Lương có được biết đến với nhiều bản sắc văn hoá dân tộc như: nét đặc sắc lễ hội cầu mùa, hát Sấng Cọ của dân tộc Sán Chay (đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia), bản sắc văn hoá của người Dao Lô gang, Lễ hội bánh dày của người tày. Du lịch Phú Lương với các bản sắc phong phú mang đậm nét dân tộc như: Du lịch cộng đồng trải nghiệm văn hoá Sán Chay ở Đồng Tâm Tức Tranh, Làng Pháng Phú Đô, Đồng Xiền- Cây Thị Yên Lạc; du lịch văn hoá Tày ở Làng Hạ Yên Đổ, du lịch Làng nghề chè Tân Thái xã Tức Tranh, làng nghề mây
tre đan xã Ôn Lương, du lịch sinh thái tại trại giam Phú Sơn 4, Ao Loong xã Yên Đổ, Hồ Đồng Xiền xã Yên Lạc, Hồ Nà Mạt xã Ôn Lương.
Những nét văn hóa đặc sắc, phong tục tập quán phong phú tạo cơ hội để Phú Lương thu hút nguồn khách du lịch, đây là tiền đề gia tăng nguồn thu cho NSNN, góp phần giúp địa phương triển khai các chương trình giảm nghèo bền vững.
Bảng 3.13: Khảo sát về văn hóa, phong tục, tập quán huyện Phú Lƣơng Nhân
tố Câu hỏi khảo sát 1 2 3 4 5
Trung bình
Huyện Phú Lương còn lưu giữ nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp,
tạo nên các bản sắc riêng về văn 15 23 33 78 96 3,89
hóa địa phương
Công tác chăm sóc sức khỏe cho
Văn người dân trên địa bàn huyện 17 24 41 69 94 3,81
hóa, được chú trọng
phong Người dân đồng bào DTTS huyện tục, tập
quán
Phú Lương đã xóa bỏ những
phong tục tập quán lạc hậu ảnh 32 51 68 48 46 3,10
hưởng đến cuộc sống
Người dân huyện Phú Lương luôn thể hiện tinh thần đoàn kết sẵn
sàng giúp đỡ nhau trong cuộc 19 32 35 65 94 3,75
sống
Nguồn: Khảo sát của tác giả
Huyện Phú Lương có 8 dân tộc thiểu số đang sinh sống, mỗi tộc người luôn lưu giữ những bản sắc văn hóa riêng như: múa bát, múa chuông, múa rùa (dân tộc Dao xóm Khe Nác); cầu mưa (Sán Cháy)… tạo thành những nét đặc sắc trong văn hóa địa phương, thu hút khách du lịch, góp phần thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo nhờ tăng nguồn thu cho NS địa phương. Thực tế này phù hợp khi nội dung khảo sát “Huyện Phú Lương còn lưu giữ nhiều phong tục, tập
quán tốt đẹp, tạo nên các bản sắc riêng về văn hóa địa phương” nhận được ý kiến đồng tình của hầu hết đối tượng khảo sát và đạt 3,89 điểm. Theo sự phản hồi hầu hết đối