Phần mềm Mapinfo đóng vai trò là phần mềm trung gian chuyển đổi. Trong hộp thoại Set translation Parameters cần khai báo chính xác thông tin về hệ quy chiếu và hệ toạ độ. Huyện Con Cuông nằm trong hệ tọa độ VN-2000, múi chiếu 30, kinh tuyến trục của tỉnh Nghệ An (104045’).
CSDL không gian sau khi chuyển đổi sang phần mềm ArcGIS được định dạng Shape (Shape-Fomat). Shape-Fomat chứa đựng 5 tập tin (file) gồm: *shp, *prj, *dbf, *sbx, *sbn.
4.2.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính
Sau khi đã có cơ sở dữ liệu không gian bản đồ từ bản đồ địa chính, ta tiến hành thiết kế các trường dữ liệu thuộc tính địa chính mô tả cho các nhóm đối tượng. Các bảng thuộc tính được thiết kế tương ứng với 8 lớp dữ liệu không gian được phân chia từ bản đồ địa chính. Việc phân chia này căn cứ theo chuẩn mô hình cấu trúc và nội dung dữ liệu địa chính.
Việc thiết kế từng nhóm đối tượng cụ thể như sau:
* Nhóm Địa chính: bao gồm các nội dung thông tin về thửa đất tài sản gắn liền với đất, tình trạng sử dụng đất.
Bảng 4.6. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Địa chính
Trường dữ liệu Thông tin cần nhập
DC_ThuaDat (Thửa đất) MaDoiTuong Mã kí hiệu thửa đất
MaXa Mã đơn vị hành chính cấp xã
SoHieuTo Là số hiệu và số thứ tự tờ bản đồ địa chính
SoThua Là số thứ tự thửa đất trên tờ bản đồ địa chính theo đơn vị hành chính xã
DienTich Diện tích
LoaiDat Loại đất
MaLoaiDat Mã loại đất
TenChu Tên chủ sử dụng đất
DiaChi Địa chỉ thường trú của chủ SD
SoChungMinhNhanDan Số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu
NgayCap Ngày cấp NoiCap Nơi cấp HinhThuc Hình thức sử dụng NguonGoc Nguồn gốc sử dụng đất (DG-KTT, DG-CTT, DTTML, DTTHN, CNQ, DT-KCN ) ThoiHanSuDung Thời hạn sử dụng đất
DoiTuongToChuc Loại đối tượng tổ chức (UBS, TKT, TCN, TKH, TLD, TVN, TNG)
TenToChuc Tên đầy đủ của tổ chức
TruSoChinh Địa chỉ trụ sở chính của tổ chức NoiCuTru Tên cộng đồng dân cư sử dụng đất NguoiDaiDien Là nơi sinh hoạt của cộng đồng
DC_TaiSan (Tài sản trên đất)
Nha Loại công năng nhà (nhà ở, chung cư, tập thể, cơ quan, kho, giáo dục, y tế,)
DienTich Diện tích nhà
KetCauNha Kết cấu nhà (loại vật liệu xây dựng các kết cấu chủ yếu của nhà)
CapNha Loại cấp nhà (cấp I, II, III, IV) DienTichSan Diện tích sàn
NamHoanThanh Năm hoàn thành xây dựng TenCongTrinh Tên công trình xây dựng
* Nhóm Cơ sở đo đạc: Bao gồm nội dung của các kiểu đối tượng địa lý mô tả các điểm đo đạc cơ sở.
Bảng 4.7. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Cơ sở đo đạc
Trường dữ liệu Thông tin cần nhập
CS_QuocGia (Điểm tọa độ cơ sở quốc gia) MaDoi Tuong Kí hiệu điểm tọa độ cơ sở quốc gia MaXa Mã đơn vị hành chính cấp xã
ToaDoX Là toạ độ phẳng x trong Hệ tọa độ quốc gia theo số liệu được cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
ToaDoY Là toạ độ phẳng y trong Hệ tọa độ quốc gia theo số liệu được cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
DoCaoH Độ cao
CS_DiaChinh (Điểm tọa độ địa chính) MaDoi Tuong Kí hiệu điểm tọa độ địa chính MaXa Mã đơn vị hành chính cấp xã
ToaDoX Là toạ độ phẳng x trong Hệ tọa độ quốc gia theo số liệu được cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
ToaDoY Là toạ độ phẳng y trong Hệ tọa độ quốc gia theo số liệu được cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
DoCaoH Độ cao
ViTri Tên thôn, bản
* Nhóm Quy hoạch: gồm các dữ liệu mô tả đường chỉ giới quy hoạch, mốc chỉ giới quy hoạch, chỉ giới hành lang an toàn, bảo vệ công trình.
Bảng 4.8. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Quy hoạch
Trường dữ liệu Thông tin cần nhập
QH_ChiGioi (Chỉ giới quy hoạch) MaDoi Tuong Mã kí hiệu chỉ giới quy hoạch MaXa Mã đơn vị hành chính cấp xã
LoaiChiGioiQH Loại chỉ giới quy hoạch (đường bộ, xây dựng, vùng đất nông nghiệp cần bảo vệ
QH_ MocQuyHoach (Mốc giới quy hoạch) MaDoi Tuong Mã kí hiệu mốc giới quy hoạch MaXa Mã đơn vị hành chính cấp xã
LoaiMoc Loại mốc chỉ giới (đường đỏ, xây dựng, vùng đất nông nghiệp cần bảo vệ)
* Nhóm Biên giới địa giới: gồm nội dung dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý mô tả đường biên giới, địa giới hành chính các cấp; mốc biên giới, địa giới hành chính; địa phận hành chính cấp xã.
Bảng 4.9. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Biên giới địa giới
Trường dữ liệu Thông tin cần nhập
DG_MocDiaGioi (Mốc địa giới)
MaDoi Tuong Loại đối tượng mốc giới (mốc biên giới, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã)
SoHieuMoc Số hiệu mốc
ToaDoX Tọa độ X
ToaDoY Tọa độ Y
DG_DuongDiaGioi (Đường địa giới cấp huyện)
MaDoi Tuong Loại đối tượng đường biên giới (biên giới, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã)
HienTrang Loại hiện trạng pháp lý (xác định, chưa xác định) DG_CapXa (Đường địa giới cấp xã)
MaDoi Tuong Mã kí hiệu đường địa giới cấp xã MaXa Mã đơn vị hành chính cấp xã
Ten Tên xã
DienTich Diện tích
* Nhóm Giao thông: gồm nội dung dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý mô tả mạng lưới đường giao thông và các đối tượng liên quan
Bảng 4.10. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Giao thông
Trường dữ liệu Thông tin cần nhập
GT_TimDuongBo (Tim đường bộ) MaDoiTuong Mã kí hiệu tim đường bộ MaXa Mã đơn vị hành chính cấp xã
Ten Tên của tuyến đường bộ
GT_MepDuongBo (Mép đường bộ) MaDoi Tuong Mã kí hiệu mép đường bộ MaXa Mã đơn vị hành chính cấp xã
GT_CauGiaoThong (Cầu giao thông) MaDoi Tuong Mã kí hiệu cầu giao thông MaXa Mã đơn vị hành chính cấp xã
* Nhóm Thủy hệ: gồm dữ liệu của các kiểu đối tượng địa lý mô tả đường bờ nước, đường mép nước, mương máng dẫn nước và các đối tượng liên quan.
Bảng 4.11. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Thủy hệ
Trường dữ liệu Thông tin cần nhập
TH_DuongMepNuoc (Đường mép nước) MaDoiTuong Mã kí hiệu đường mép nước
MaXa Mã đơn vị hành chính cấp xã TH_DuongBoNuoc (Đường bờ nước) MaDoi Tuong Mã kí hiệu đường bờ nước
MaXa Mã đơn vị hành chính cấp xã
TH_MuongDanNuoc (Mương dẫn nước) MaDoiTuong Mã kí hiệu mương dẫn nước
MaXa Mã đơn vị hành chính cấp xã GT_Congdap (Cống đập) MaDoi Tuong Mã kí hiệu cống, đập
MaXa Mã đơn vị hành chính cấp xã
Ten Tên cống, đập
* Nhóm Địa danh: gồm nội dung dữ liệu của các kiểu đối tượng lý mô tả địa danh các loại.
Bảng 4.12. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Địa danh
Trường dữ liệu Thông tin cần nhập
DD_DiaDanh (Địa danh) MaDoiTuong Mã kí hiệu địa danh
MaXa Mã đơn vị hành chính cấp xã
DanhTuChung Loại danh từ chung (cánh đồng, dãy núi, hồ, sông, thôn, khu phố, chợ,..)
DiaDanh Tên địa danh
* Nhóm Địa hình: gồm các kiểu đối tượng địa lý mô tả về các yếu tố dáng đất và các điểm độ cao đặc trưng.
Bảng 4.13. Thiết kế trường dữ liệu của nhóm Địa hình
Trường dữ liệu Thông tin cần nhập
DH_DiemDoCao (Điểm độ cao) MaDoi Tuong Mã kí hiệu điểm độ cao
LoaiDiemDoCao Loại điểm (độ cao, độ sâu) Độ Cao Giá trị độ cao
DH_DuongBinhDo (Đường bình độ) MaDoi Tuong Mã kí hiệu đường bình độ
LoaiDuongBinhDo Loại đường (cơ bản, bình cái, phụ, nửa khoảng cao đều, bình độ con nháp, bình độ cái nháp, đẳng sâu)
*Nhập dữ liệu thuộc tính
Các trường dữ liệu thuộc tính được nhập trên file Excel. Sau khi xây dựng hoàn thiện ta tiến hành kết nối bảng excel với bảng thuộc tính trên ArcGIS bằng chức năng kết nối dữ liệu (Jion data) thông qua một trường chung kết nối. Kết quả là bảng thuộc tính hoàn thiện như hình 4.5. Và cơ sở dữ liệu không gian thửa đất sẽ được kết nối với dữ liệu bảng thuộc tính, mỗi thửa đất sẽ được quy định bằng một mã địa chỉ ID riêng.
Hình 4.5. Bảng thuộc tính của Layer DC_ThuaDat
CSDL thuộc tính được xây dựng để thể hiện nội dung của Sổ mục kê đất đai, Sổ địa chính, Sổ theo dõi biến động đất đai và Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất. Nội dung của CSDL thuộc tính trong CSDL địa chính thực chất là một tập hợp các thực thể có mối quan hệ với nhau, được thể hiện qua hình 4.6.
Trong mô hình trên:
- Các đối tượng thể hiện trên sơ đồ là các lớp (class). Mỗi một lớp được mô tả trong sơ đồ gồm 2 phần: Phần phía trên chỉ ra tên của lớp; phần dưới có chứa các thuộc tính của lớp. Mỗi một lớp cũng thể hiện tầm vực truy xuất thông tin trong đối tượng gồm: Private (thông tin bị che dấu hoàn toàn), Protected (chỉ che dấu bên ngoài, cho phép các đối tượng con truy xuất), Public (cho phép tất cả mọi nơi truy xuất). Tầm vực truy xuất thông tin trong mô hình CSDL địa chính huyện Con Cuông là Public và được kí hiệu bởi dấu + trước các thuộc tính của lớp. Đa số các lớp sẽ sinh ra một thực thể (một bảng dữ liệu) tương ứng khi chuyển đổi mô hình thành cơ sở dữ liệu.
- Mối quan hệ giữa các thực thể hay các bảng trong cơ sở dữ liệu được xác định bởi các trường liên kết. Và có 2 loại quan hệ giữa các bảng thuộc tính trong mô hình trên:
+ Mối quan hệ kế thừa: ký hiệu bằng một đường nét liền có mũi tên ở đầu chỉ tới siêu lớp, ở đầu có mũi tên là siêu lớp, ở đầu kia là lớp. Nếu lớp được kế thừa từ siêu lớp thì lớp sẽ có tất cả các thuộc tính và hành vi của siêu lớp.
+Mối quan hệ kết hợp: ký hiệu bằng một đường nét liền không có mũi tên ở đầu, chỉ đến lớp kết hợp. Kết quả của mối quan hệ kết hợp này là tạo ra một lớp giao nhau với các đặc điểm được kết hợp từ 2 lớp không gian.
Ví dụ như mối quan hệ giữa quy hoạch và thửa đất là tạo ra một lớp bồi thường khi mà kết hợp 2 lớp này lại với nhau.
Kết quả của phần thực nghiệm là xây dựng được cơ sở dữ liệu địa chính của xã Cam Lâm theo quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính gồm: chuẩn về hệ quy chiếu tọa độ, chuẩn về nội dung dữ liệu và chuẩn về cấu trúc dữ liệu.
Thông tin của các đối tượng có trong cơ sở dữ liệu có thể được thể hiện trên bản đồ theo diện tích, loại đất, tên chủ sử dụng, tên đường, … bằng cách hiển thị nhãn đối tượng trên bản đồ.
Hình 4.7. Thông tin về loại đất thể hiện trên bản đồ ArcMap
Hình 4.8. Bản đồ địa chính của xã Cam Lâm trên ArcMap
Cơ sở dữ liệu địa chính xã Cam Lâm xây dựng theo chuẩn dữ liệu địa chính do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định và đã đáp ứng được một số nội dung quản lý nhà nước về đất đai như:
- Sự gắn kết giữa cơ dữ liệu không gian địa chính và cơ sở dữ liệu thuộc tính địa chính tạo lên cơ sở dữ liệu địa chính hoàn chỉnh, thống nhất giúp cho việc quản lý hồ sơ địa chính của địa phương trở lên dễ dàng thuận tiện hơn.
- Cơ sở dữ liệu địa chính được xây dựng trên phần mềm ArcGIS với những chức năng phân tích, xử lý không gian mạnh mẽ. Các chức năng của công cụ Cadastral Editor đáp ứng được công tác cập nhật chỉnh lý biến động về đất đai.
- Từ cơ sở dữ liệu địa chính có thể dễ dàng truy xuất dữ liệu hiện trạng phục vụ công tác đánh giá hiện trạng sử dụng đất, biến động sử dụng đất và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
4.2.5. Quản lý, khai thác thông tin cơ sở dữ liệu địa chính xã Cam Lâm
Với phương pháp thu thập dữ liệu và cách thức xây dựng như trình bày phần trên ta có hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính xã Cam Lâm, huyện Con Cuông bao gồm dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính. Như chúng ta đã biết sự hoạt động của mỗi hệ thống thông tin bao gồm các hoạt động thu thập và tập hợp dữ liệu; Xử lý dữ liệu, lưu trữ và bảo quản dữ liệu; Đọc, phân tích và báo cáo kết quả. Vì vậy, muốn hệ thống thông tin hoạt động và duy trì yêu cầu phải có các nhà quản lý hệ thống thông tin có trình độ chuyên môn đáp ứng được yêu cầu. Việc quản lý này đòi hỏi phải cập nhật thường xuyên, nhanh chóng và chính xác các biến động về thông tin tài nguyên đất, và cung cấp các thông tin phục vụ cho các nhà quản lý đất đai. Dựa và việc khai thác các chức năng và tính năng của ArcGis, tôi xin đưa ra cách quản lý và cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý đất đai của xã Cam Lâm, huyện Con Cuông. Dưới đây mới chỉ là những ví dụ rất cơ bản mà cần thiết thường xuyên cho các nhà quản lý. Tất nhiên với tính năng phân tích và xử lý dữ liệu mạnh của GIS nói chung và ArcGIS nói riêng ứng với từng trường hợp cụ thể, và sự hiểu biết, sáng tạo của mình nhà quản lý sẽ có được những thông tin cần thiết trong hệ thống cơ sở dữ liệu này.
4.2.5.1. Quản lý thông tin từng thửa đất
Quản lý toàn bộ thông tin của các thửa đất trên địa bàn xã Cam Lâm
Dựa vào chức năng liên kết cơ sở dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính chúng ta có thể quản lý từng thửa đất trên bản đồ đã được biên tập trên ArcGIS. Dùng công cụ Identify kiểm tra thửa đất bất kỳ cho chúng ta thông tin về thửa đất đó.
Hình 4.9. Thuộc tính vị trí của thửa đất
4.2.5.2. Quản lý cập nhập biến động đất đai xã Cam Lâm
Trong quá trình sử dụng đất thực tế sẽ có những biến động về đất đai xảy ra cần được cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính. Căn cứ vào đặc trưng biến động đất đai, chia làm hai dạng biến động chính là: biến động do thay đổi dữ liệu không gian: tách thửa, hợp thửa, thửa đất sạt lở tự nhiên, thay đổi ranh giới hành chính và biến động do thay đổi dữ liệu thuộc tính: biến động này gắn liền với các quyền của người sử dụng đất.
* Các hình thức biến động đất đai
- Cho thuê, cho thuê lại QSDĐ, góp vốn tài sản gắn liền với đất. - Thế chấp, chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đổi tên, thay đổi thông tin về giấy tờ pháp nhân, nhân thân hoặc địa chỉ.
- Hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất.
- Chuyển đổi hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thành tổ chức kinh tế.
- Thu hồi, tách thửa hoặc hợp thửa đất, cấp đổi hoặc cấp lại GCN, thay đổi tên đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính
- Thay đổi diện tích do sạt lở tự nhiên một phần thửa đất, chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn, thay đổi đối với những hạn chế về quyền sử dụng đất, sai sót, nhầm lẫn về nội dung thông tin.
Dưới đây là một ví dụ về chỉnh lý biến động đất đai khi tu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất:
Căn cứ 194/2015/NQ-HĐNĐ ngày 29/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về Kế hoạch đầu tư công 2016 và Kế hoạch sử dụng đất 2016 huyện Con Cuông. Công trình Đập dâng nước Bản Bạch Sơn, xã Cam Lâm sẽ được đầu tư xây dựng do vậy cần thu hồi đất. Để cập nhật biến động thu hồi này ta căn cứ vào trích đo trong kế hoạch sử dụng đất năm 2016 huyện Con Cuông.
Hình 4.10. Trích đo sử dụng làm căn cứ thu hồi đất
Để thực hiện cập nhật biến động trên vào CSDL này cần dựa vào Modul EDITOR thực hiện các nội dung theo các bước sau:
- Tách các thửa có phần trong và ngoài quy hoạch (sử dụng lệnh Cut Polygon Tool);
- Đưa vào lưu trữ các thửa sẽ thay đổi;
- Đổi mục đích sử dụng về cùng loại với quyết định; - Gộp các thửa theo quyết định (sử dụng lệnh Merge).
Hình 4.11. Khu đất biến động đưa vào lưu trữ
Hình 4.12. Khu đất cần thu hồi theo kế hoạch sử dụng đất 2016
Như vậy ArcGis không những giúp các nhà quản lý đất đai có thể nắm bắt các thông tin cần thiết về thửa đất mà còn có thể khai thác thông tin từ những cơ sở dữ liệu đó.
4.2.5.3. Khai thác cơ sở dữ liệu địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai tại