Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Con Cuông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện con cuông

4.1.5. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai huyện Con Cuông

4.1.5.1. Tình hình quản lý đất đai

Cùng với sự hoàn thiện dần của các văn bản pháp luật về đất đai và hệ thống cơ quan quản lý về đất đai cũng được cải thiện. Huyện Con Cuông trong thời gian qua đã thực hiện tốt các luật và văn bản do nhà nước, UBND tỉnh Nghệ An ban hành trong thời gian qua.

Đất đai huyên Con Cuông được quản lý theo 13 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trên cơ sở pháp lý địa giới, mốc giới được tổ chức thực hiện theo Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ). Huyện đã lập bản đồ hành chính cấp huyện, tỷ lệ 1/500.000 và bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/25.000 để phục vụ các yêu cầu quản lý đất đai trên địa bàn.

Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất được thực hiện định kỳ 5 năm trên phạm vi toàn huyện theo quy định của pháp luật về đất đai. Thực hiện tổng kiểm kê đất đai năm 2014 đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100% số đơn vị hành chính ở cả 2 cấp huyện, xã, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện tỷ lệ 1/25.000.

Công tác đo đạc, thành lập bản đồ địa chính: Ngoài Thị trấn Con Cuông là đã có hệ thống bản đồ địa chính hoàn thiện và đo mới năm 1999, còn lại các xã vẫn sử dụng hệ thống bản đồ cũ, bị sai lệch nhiều so với hiện trạng. Năm 2013, các xã tiến hành đo đạc lại bản đồ địa chính để đảm bảo chính xác so với thực trạng và thuận lợi trong quá trình quản lý, sử dụng.

Công tác lập quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất ở cả cấp huyện và cấp xã được triển khai khá đồng bộ. Được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các ngành và các cấp có thẩm quyền, các xã, thị trấn và huyện tiến hành triển khai kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu, đã đạt kết quả tốt và đúng thời gian quy định nhằm phân bổ kịp thời đất đai cho các mục đích, đối tượng sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Những năm qua, việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất thực hiện khá tốt, từng bước đi vào nề nếp, đúng luật đất đai và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Công tác thống kê đất đai, kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên đúng quy định pháp luật. Thống kê theo định kỳ hàng năm, kiểm kê theo định kỳ 5 năm. Năm 2014 huyện đã thực hiện việc tổng kiểm kê đất đai theo thông tư 28/2014/TT-BTNMT của Thủ tướng Chính phủ, công tác kiểm kê, thống kê về đất đai đã được nâng cao, tình trạng bản đồ, số liệu về đất đai thiếu hoặc không khớp giữa các năm, các đợt thống kê, kiểm kê từng bước được hạn chế.

Về thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai như thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất, tiền thuê đất… được thực hiện đúng theo các quy định hiện hành của pháp luật… Hàng năm huyện đã áp dụng khung giá các loại đất của UBND tỉnh quy định áp dụng trên địa bàn toàn huyện, làm cơ sở để thu tiền khi nhà nước giao đất, cho thuê đất, đền bù khi nhà nước thu hồi đất và áp tính thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đã được UBND huyện quan tâm thông qua việc quản lý, giám sát các

hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất góp phần đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất và nguồn thu ngân sách.

UBND huyện đã tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý các sai phạm trong quản lý đất đai trên địa bàn, đã tiến hành thanh tra và phối hợp với ủy ban kiểm tra huyện ủy tiến hành thanh, kiểm tra toàn diện tình hình quản lý, sử dụng đất đai tại 13 xã, thị trấn.

Trong những năm gần đây, huyện luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng, tăng cường hiệu lực, hiệu quả họat động của bộ máy quản lý nhà nước về đất đai. Chỉ đạo đưa công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai vào kế hoạch họat động của hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật trên địa bàn toàn huyện. Chỉ đạo ký kết giao ước thực hiện phổ biến giáo dục Pháp luật đất đai với các cấp và các tổ chức vận động quần chúng.

Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được duy trì thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, công tác giải quyết đơn thư đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Việc quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai gặp nhiều khó khăn do chưa có bộ phận chuyên trách trong tổ chức bộ máy Quản lý Nhà nước về đất đai. Tuy nhiên, những năm gần đây công tác này đã có những chuyển biến tích cực khi triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” và điều chỉnh thực hiện công khai các thủ tục về nhà đất.

* Thực trạng hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và các loại bản đồ phục vụ công tác quản lý đất đai xã Cam Lâm

Bản đồ và hồ sơ địa chính của xã Cam Lâm đang được lưu trữ và quản lý tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Con Cuông, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An, còn ở cấp xã được lưu trữ dưới dạng giấy.

Bản đồ điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng xây dựng theo QĐ số 48- 2014/QĐ-UBND ngày 15/08/2014 của UBND tỉnh Nghệ An.

Bản đồ hiện trạng sử đất và các dữ liệu thống kê tổng hợp hiện trạng định kỳ hàng năm và hiện trạng sử dụng đất trước khi quy hoạch.

Năm 2013 xã Cam Lâm được đo bản đồ địa chính gồm 40 tờ bao gồm: 19 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1000 và 21 tờ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 có số

thửa, diện tích, loại đất và các công trình trên đất. Đây là hệ thống bản đồ được dùng để cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ năm 2014 đến nay.

Trong quá trình điều tra, thu thập tài liệu tác giả đã tìm hiểu và nhận thấy hiện trạng hồ sơ địa chính của xã Cam Lâm có một số bất cập sau:

+ Do công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền trong giai đoạn trước thiếu đồng bộ nên việc thiết lập và quản lý hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức.

+ Trình độ chuyên môn của cán bộ địa chính xã còn hạn chế đồng thời phải kiêm nhiệm nhiều việc dẫn đến việc lập sổ sách, cập nhật chỉnh lý biến động chưa thường xuyên.

+ Hệ thống văn bản pháp lý, quy định về hồ sơ địa chính thay đổi nhiều lần trong khi lại không có kinh phí để chuẩn hóa hồ sơ địa chính theo quy định mới.

Tồn tại của việc quản lý đất đai của xã Cam Lâm:

Thực tiễn công tác quản lý đất đai ở Cam Lâm còn khá nhiều vấn đề tồn tại: - Các phần mềm mới tạo được thống kê hiện trạng sử dụng đất dạng bảng, chưa tạo được cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất cả không gian và thuộc tính hàng năm phục vụ phân tích đánh giá.

- Đã tạo được bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong các kỳ quy hoạch nhưng chưa đánh giá được sự khác biệt giữa các số liệu từ các loại bản đồ hiện trạng sử dụng đất lập ra với cơ sở dữ liệu hiện trạng sử dụng đất, dẫn đến khi tập hợp các số liệu báo cáo vẫn phải tập hợp từ các bảng biểu trên giấy. Vậy đâu là lý do có sự khác biệt giữa các số liệu này và cách giải quyết để dẫn tới sự thống nhất. Nội dung, thuật toán và các chỉ tiêu khái quát hóa để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính chưa được công bố và nghiên cứu và đánh giá đầy đủ.

4.1.5.2. Tình hình sử dụng đất

Tính đến 31/12/2015, tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 173808,39 ha. Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 169057,52 ha chiếm 97,27% diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp: 3835,72 ha chiếm 2,21 % diện tích tự nhiên; - Đất chưa sử dụng: 915,15 ha chiếm 0,53 % diện tích tự nhiên.

a. Đất nông nghiệp

Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Con Cuông được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 4.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Con Cuông năm 2015

STT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) So với tổng diện tích TN (%) So với đất N. nghiệp (%) I Đất nông nghiệp 169057,52 97,27 100,00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 7757,12 4,46 4,59 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5442,97 3,13 3,22

1.1.1.1 Đất trồng lúa 2294,41 1,32 1,36

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 3148,56 1,81 1,86 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 2314,15 1,33 1,37

1.2 Đất lâm nghiệp 161149,28 92,72 95,32 1.2.1 Đất rừng sản xuất 68515,06 39,42 40,53 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 18546,29 10,67 10,97 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 74087,93 42,63 43,82 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 96,29 0,06 0,06 1.4 Đất làm muối 0,00 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác 54,83 0,03 0,03

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, quỹ đất sử dụng trong nhóm đất nông nghiệp như sau:

- Đất sản xuất nông nghiệp: 7757,12 ha, chiếm 4,59 % quỹ đất nông nghiệp và bằng 4,46 % so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện gồm các loại đất: Đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất phi nông nghiệp khác.

- Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích 96,29 ha chiếm 0,06 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

- Đất nông nghiệp khác: Diện tích 54,83 ha chiếm 0,03 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

Việc sử dụng đất đai bước đầu được thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất về hiện trạng sử dụng đất của huyện. Về cơ bản, diện tích đất đã giao cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được quản lý và sử dụng có hiệu quả. Nhiều lô

đất giao vẫn chưa được sử dụng hoặc sử dụng chưa đúng với tiến độ trong quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn.

b. Đất phi nông nghiệp

Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 4.4. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Con Cuông năm 2015 huyện Con Cuông năm 2015

STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) So với tổng diện tích tự nhiên (%) So với đất phi nông nghiệp (%)

Đất phi nông nghiệp 3835,72 2,21 100,00

2.1 Đất ở 987,68 0,57 25,75

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 963,49 0,55 25,12

2.1.2 Đất ở tại đô thị 24,19 0,01 0,63

2.2 Đất chuyên dùng 1080,45 0,62 28,17

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 7,45 0,00 0,19

2.2.2 Đất quốc phòng 30,37 0,02 0,79

2.2.3 Đất an ninh 0,50 0,00 0,01

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 92,72 0,05 2,42 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 31,28 0,02 0,82 2.2.6 Đất có mục đích công cộng 918,13 0,53 23,94

2.3 Đất cơ sở tôn giáo 0,00 0,00

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 0,69 0,00 0,02

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang

lễ, NHT 203,94 0,12 5,32

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 1561,00 0,90 40,70 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 1,96 0,00 0,05

2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0,00 0,00

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, quỹ đất sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp của huyện là 3835,72 ha, chiếm 2,21 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong đó:

- Đất ở: Diện tích 987,68 ha, chiếm 0,57 % tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện, trong đó: đất ở đô thị có diện tích 24,19 và đất ở nông thôn có diện tích 963,49 ha.

- Đất chuyên dùng: Diện tích 1080,45 ha chiếm 0,62 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện bao gồm các loại đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp; đất xây dựng, mặt bằng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp; đất quốc phòng; đất an ninh; đất có mục đích công cộng

- Đất tín ngưỡng: Diện tích 0,69 ha.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Diện tích 203,94 ha chiếm 0,12 % tổng diện tích tự nhiên toàn huyện bao gồm diện tích nghĩa trang liệt sĩ và đất nghĩa địa của 13 xã, thị trấn trong huyện.

- Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối: Diện tích 1561,00 ha chiếm 0,90 % tổng diện tích tự nhiên.

- Đất có mặt nước chuyên dùng: Diện tích 1,96 ha là diện tích các hồ có trên địa bàn huyện.

Nhìn chung, việc sử dụng đất đai vào mục đích phi nông nghiệp trên địa bàn huyện đã được thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của huyện.

c. Đất chưa sử dụng

Hiện trạng đất chưa sử dụng của huyện Con Cuông được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 4.5. Hiện trạng đất chưa sử dụng huyện Con Cuông năm 2015

STT Mục đích sử dụng Diện tích (ha) So với tổng diện tích tự nhiên (%) So với quỹ đất chưa sử dụng (%) Đất chưa sử dụng 915,15 0,53 100,00 1 Đất bằng chưa sử dụng 789,22 0,45 86,24 2 Đất đồi núi chưa sử dụng 82,40 0,05 9,00

3 Núi đá không rừng cây 43,52 0,03 4,76

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy, quỹ đất chưa sử dụng của huyện còn 915,15 ha, chiếm 0,53 % so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó, đất bằng chưa sử dụng chiếm diện tích lớn nhất 789,22 ha chiếm 86,24% tổng diện tích đất chưa sử dụng.

4.1.5.3. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai huyện Con Cuông

Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin ở huyện Con cuông còn nhiều bất cập, tuy rằng đã có những phần mềm quản lý đất đai (microstation) nhưng việc ứng dụng vẫn còn hạn chế, các giấy tờ, thông tin liên quan đến đất đai hầu như được lưu trữ ở dạng giấy, nhiều biến động chưa được cập nhật kịp thời gây khó khan trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai cũng như công tác quy hoạch.

Nguyên nhân do thiếu trang thiết bị cũng như trình độ chuyên môn của cán bộ phòng tài nguyên môi trường cũng như cán bộ địa chính các xã, thi trấn còn hạn chế...Vì vậy, việc triển khai ứng dụng đề tài được lãnh đạo địa bàn huyện Con Cuông, cũng như xã Cam Lâm ủng hộ và mong muốn có thể triển khai ứng dụng trên địa bàn huyện.

Việc triển khai đề tài ứng dụng công nghệ thông tin khai thác dữ liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu cho hệ thống thông tin đất đai huyện Con Cuông sẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết hiện nay, thiết thực góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý đấy đai trên địa bàn huyện, đồng thời tại điều kiện nâng cao trình độ cán bộ quản lý đất đai.

4.2. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH

CSDL bao gồm dữ liệu thông tin quan trọng đầu vào của một hệ thống GIS cũng như là sự thể hiện các kết quả phân tích của hệ thống đó. CSDL địa chính cũng bao gồm hai yếu tố cơ bản của thực thể: giới hạn thể hiện vị trí của thực thể trong một không gian 2 chiều (dữ liệu không gian) và các thuộc tính tại giới hạn thể hiện các số đo về số lượng và chất lượng của thực thể tại vị trí đó (dữ liệu thuộc tính). Từ các tính chất cơ bản này một sự thay đổi về tính chất quan hệ không gian và các tính chất hình học cũng có thể xác định được ví dụ như: khoảng cách, hướng, sự liên tục và độ chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống thông tin địa lý xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai huyện con cuông, tỉnh nghệ an (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)