Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung ở bò sữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung sau đẻ trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông hồng và thực nghiệm điều trị (Trang 29 - 34)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung ở bò sữa

BÒ SỮA

2.5.1. Giống

Mỗi một giống bò có nguồn gốc xuất xứ khác nhau và thích nghi với điều kiện khí hậu cũng như điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng đặc trưng của vùng đó. Khi di chuyển hay thay đổi môi trường sống, bò có thể không thích nghi được hoặc bị xáo trộn nặng dẫn đến giảm sức đề kháng. Từ đó, những nguyên nhân gây bệnh có cơ hội xâm nhập và gây bệnh cho bò. Những giống bò sữa cao sản thường dễ bị viêm tử cung hơn.

2.5.2. Mùa vụ

Khí hậu Việt Nam bao gồm bốn mùa với các đặc tính thời tiết khác nhau: xuân, hạ, thu, đông. Song thể hiện sự phân hoá rõ hơn là xuân - hạ và thu - đông. Trong mùa xuân hạ thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ cao, độ ẩm trong không khí cao là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật gây bệnh phát triển. Nhiệt độ cao làm cho khả năng thu nhận thức ăn giảm, sức khoẻ, sức đề kháng của con vật giảm nên tỷ lệ mắc bệnh của bò sữa rất cao, đặc biệt là bệnh ở đường sinh dục.

Ngược lại, thời tiết trong giai đoạn thu đông thì nhiệt độ mát mẻ làm sức đề kháng của con vật được nâng cao. Mặt khác có những thời điểm nhiệt độ hạ thấp xuống rất thấp gây sự bất lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển. Vì thế mà các bệnh xảy ra trên đàn bò sữa cũng giảm. Điều đó cho thấy tỷ lệ bệnh viêm tử cung ở hai thời điểm khác nhau có sự khác nhau rõ rệt.

2.5.3. Lứa đẻ

Những lứa đầu tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung là khá cao là do trong lần sinh đẻ đầu tiên các bộ phận của cở quan sinh dục giãn nở chưa hoàn toàn, thường dẫn đến hiện tượng đẻ khó và phải dùng biện pháp can thiệp bằng tay hay dụng cụ để kéo thai ra ngoài từ đó làm trầy sước niêm mạc đường sinh dục tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ ngoài xâm nhập vào qua những vết thương trên niêm mạc tử cung. Ở những bò đã đẻ nhiều lứa, trương lực của tử cung giảm dẫn tới sự co bóp của tử cung giảm không đủ cường độ để đẩy hết các sản phẩm trung gian sau khi đẻ ra ngoài, sự hồi phục của tử cung chậm, cổ tử cung đóng muộn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm.

2.5.4. Vệ sinh thú y

Công tác vệ sinh thú y đối với bò sữa là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến bệnh viêm tử cung. Vệ sinh thú y bao gồm vệ sinh môi trường và vệ sinh trong quá trình sinh sản. Vệ sinh thú y tốt được đánh giá bởi các yếu tố:

- Vệ sinh môi trường bao gồm: Cọ rửa máng ăn hàng ngày, thu dọn phân, rác trong chuồng hàng ngày, rửa chuồng hàng ngày, phun sát trùng định kỳ 1 tuần 1 lần...

- Vệ sinh trong quá trình sinh sản bao gồm: vệ sinh các dụng cụ thụ tinh, vệ sinh bò sữa trong quá trình thụ tinh, vệ sinh khai thác tinh, dụng cụ phối, vệ sinh trước và sau khi đẻ…

2.5.5. Phương pháp phối giống

Phương pháp phối giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung. Thụ tinh nhân tạo ở bò cái dễ gây xây xát do đưa dụng cụ phối vào con cái, con cái dịch chuyển trong khi phối gây xây xát niêm mạc, dụng cụ phối không được vô trùng… rất dễ gây viêm.

2.5.6. Quá trình đẻ

Bò sữa đẻ bình thường sẽ làm khả năng nhiễm bệnh đường sinh dục thấp hơn khi bò đẻ phải can thiệp. Tuy nhiên thời gian đẻ kéo dài và có một số yếu tố khác dẫn đến cần sự can thiệp của công nhân. Công nhân dùng tay hoặc dây và các thiết bị hỗ trợ khác để đưa thai ra gây xây xát niêm mạc và dễ gây nhiễm vi khuẩn vào gây viêm.

Theo các tác giả Nguyễn Hữu Ninh và Bạch Đăng Phong (1994); Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016) cho rằng phương pháp đỡ đẻ thô bạo, không đúng kỹ thuật là nguyên nhân chính gây bệnh viêm tử cung. Đặc biệt các trường hợp đẻ khó phải can thiệp bằng tay và dụng cụ.

2.5.7. Sản lượng sữa

Những bò có sản lượng sữa cao thì nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng cũng cao hơn các bò có sản lượng sữa thấp. Mà trong khẩu phần ăn của bò thì thức ăn tinh là nguồn năng lượng chủ yếu để giúp bò tạo sữa. Khi bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể dẫn đến sự mất cân bằng độ pH dạ cỏ và có thể làm tăng các thể xe-ton trong máu. Suriyasathaporn et al. (2000) cho biết xeton huyết làm giảm khả năng hấp dẫn bạch cầu vào trong các tổ chức khi có tác động của nguyên nhân gây viêm dẫn đến làm giảm số lượng bạch cầu đa nhân trong các tổ

chức bị viêm, bạch cầu cũng giảm sản xuất các cytokines quan trọng trong quá trình viêm và phòng ngự của cơ thể như interferon, interleukin, tumor necrosis factor, những bò có năng suất sữa cao thì bị stress nhiều hơn các bò có năng suất thấp. Stress làm tăng tiết hormone cortisol, tình trạng này kéo dài dẫn đến suy giảm miễn dịch và làm tăng nguy viêm tử cung ở bò sữa.

2.5.8. Một số bệnh sản khoa + Bệnh sát nhau bò + Bệnh sát nhau bò

Ở bò sau khi sổ thai quá 12 giờ nhau thai con không được đẩy ra khỏi tử cung cơ thể mẹ thì được gọi là bệnh sát nhau (Retain placenta). Căn cứ vào mức độ của bệnh có thể chia ra như sau:

- Thể sát nhau hoàn toàn: Toàn bộ hệ thống nhau thai còn dính với niêm mạc tử cung ở cả hai sừng tử cung.

- Thể sát nhau không hoàn toàn: Phía sừng tử cung không chứa thai thì nhau thai con đã tách khỏi niêm mạc tử cung. Sừng tử cung bên có thai thì nhau thai con còn dính chặt với niêm mạc tử cung mẹ.

- Thể sát nhau từng phần: Một phần của màng nhung hay một ít núm nhau con còn dính với niêm mạc tử cung, còn đa phần màng thai đã tách khỏi niêm mạc tử cung.

Triệu chứng của bệnh: tùy vào mức độ của bệnh mà toàn bộ nhau thai còn nằm trong tử cung hoặc một phần màng thai, núm nhau con đã tách khỏi núm nhau mẹ và được đẩy ra treo lòng thòng ở mép âm môn, có khi một phần của màng ối đã rời hẳn ra ngoài. Con vật xuất hiện trạng thái đau đớn, bồn chồn, khó chịu trong trạng thái bị kích thích và cong lưng, cong đuôi rặn. Sau khi sổ thai 2 - 3 ngày mà nhau thai không được đẩy ra ngoài thì các loại vi khuẩn phát triển mạnh trong tử cung làm cho nhau thai bị thối rữa gây viêm tử cung và từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch bao gồm dịch thai, máu, mủ, niêm dịch, mảnh vụn tổ chức, tế bào bị phân giải có mùi hôi thối, khó chịu. Càng về sau mức độ biến đổi của nhau thai càng nặng hơn và càng hôi thối hơn. Lúc này con mẹ xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ:

Thân nhiệt cao, ăn uống giảm, lượng sữa giảm. Nếu thời gian càng lâu mà không được can thiệp khi tình trạng con vật trở nên trầm trọng hơn: bỏ ăn, ngừng nhai lại, chướng bụng đầy hơi, ngừng tiết sữa, nhiễm trùng huyết hoặc huyết nhiễm mủ và con vật có thể bị tử vong.

H

Hình 2.4. Bò sữa bị sát nhau + Hiện tượng đẻ khó + Hiện tượng đẻ khó

Trong quá trình sinh đẻ của gia súc, thời gian sổ thai bị kéo dài, những bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ gọi là hiện tượng đẻ khó. Hiện tượng đẻ khó do rất nhiều nguyên nhân dẫn tới và được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, có 02 nguyên nhân gây đẻ khó:

- Đẻ khó do cơ thể mẹ: do tử cung co bóp và sức rặn của con mẹ quá yếu. Các phần mềm của đường sinh dục như cổ tử cung, âm đạo, âm môn dãn nở không bình thường. Hệ thống khung xoang chậu hẹp hay biến dạng, khớp bán động háng phát triển không bình thường hay bị cốt hóa.Tử cung bị xoắn, vặn ở thời gian có chửa kỳ cuối.

- Đẻ khó do bào thai: thai quá to không phù hợp với xoang chậu và đường sinh dục, do chiều, hướng, tư thế của bào thai không bình thường.Thai dị hình hay quái thai.

Hiện tượng đẻ khó do bào thai gây lên thường chiếm 3/4 các trường hợp đẻ khó ở gia súc lớn nói chung và bò sữa nói riêng. Các ca đẻ khó có thể xảy ra một cách đơn độc và cũng có thể kết hợp lại với nhau. Ví như trường hợp những thai đã quá to mà đầu, cổ thai lại quay sang một bên hay úp xuống ngực hoặc trường hợp đầu thai quay sang một bên đồng thời hai chân trước một chân thẳng, một chân bị gấp khúc. Trong quá trình tiến hành thủ thuật đỡ đẻ, do không nắm vững các thao tác kỹ thuật nên làm xây sát niêm mạc tử cung, vi khuẩn xâm nhập từ

ngoài vào gây viêm. Chính vì vậy có thể nói đẻ khó là một trong những nguyên nhân chính gây viêm tử cung ở gia súc sinh sản nói chung và bò sữa nói riêng.

Hình 2.5. Đẻ khó do kích thước của bào thai không bình thường (thai quá to) (thai quá to)

+ Viêm âm môn, tiền đình và âm đạo

Trong quá trình gia súc sinh đẻ, khi can thiệp những trường hợp đẻ khó, khi đỡ đẻ bình thường hoặc khi phối giống không đúng kỹ thuật thường làm cho niêm mạc âm môn, tiền đình, âm đạo bị sây sát, bị tổn thương và nhiễm khuẩn. Mặt khác, có thể do hậu quả khi sử dụng mỏ vịt để kiểm tra âm đạo làm cho niêm mạc âm đạo và tiền đình bị kích thích quá mạnh hoặc niêm mạc âm đạo và tiền đình đã bị sây sát, bị tổn thương vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập làm xuất hiện quá trình viêm.Trường hợp bệnh mới phát sinh thì niêm mạc hơi sung huyết, trong âm đạo có dịch thẩm xuất. Khi kiểm tra âm đạo, con vật không có phản xạ đau và hầu như không có triệu chứng lâm sàng toàn thân. Nếu viêm âm đạo, tiền đình thể mãn tính thì niêm mạc âm đạo trở nên khô cứng, màu sắc nhợt nhạt, trên mặt niêm mạc có những đám màu trắng màu đỏ không đều. Dịch thẩm xuất lẫn với niêm dịch có màu trắng đục.Trường hợp viêm âm đạo, tiền đình có mủ thì khi con vật đại tiểu tiện có nhiều mủ lẫn niêm dịch chảy ra. Kiểm tra niêm mạc âm đạo, con vật có phản ứng đau rõ. Niêm mạc sưng, sung huyết và có những vết loét. Có trường hợp niêm mạc âm đạo do tổ chức liên kết tăng sinh mạnh nên làm cho lòng âm đạo bị hẹp. Lúc này con vật xuất hiện một số triệu chứng toàn thân như sốt, ủ rũ, mệt nhọc, ăn uống kém, lượng sữa giảm. Trường hợp âm đạo và tiền đình viêm hóa mủ, tế bào tổ chức niêm mạc bị tổn thương nặng, kế phát đến quá trình bệnh lý ở tử cung làm gia súc giảm hay mất khả năng sinh sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung sau đẻ trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông hồng và thực nghiệm điều trị (Trang 29 - 34)