Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.1. Kết quả đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung
4.1.5. Ảnh hưởng của sản lượng sữa đến tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung
Hình 4.9. Bò sữa chờ phối mắc viêm tử cung
4.1.5. Ảnh hưởng của sản lượng sữa đến tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung tử cung
Tiến hành khảo sát tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung của bò sữa theo 03 nhóm bò có sản lượng sữa khác nhau trên 30kg sữa/ngày, 20-30 kg sữa/ngày và nhỏ
hơn 20 kg sữa/ngày. Chúng tôi có được kết quả trình bày tại bảng 4,5 và biểu diễn tại hình 4.10.
Bảng 4.5. Tỷ lệ bò mắc bệnh viêm tử cung theo sản lượng sữa
Chỉ tiêu SL sữa Kg/ngày Số bò khảo sát (con) Số bò mắc bệnh (con) Tỷ lệ mắc (%) >30 182 56 30,77 20-30 346 88 25,43 <20 168 34 20,23
Kết quả bảng 4.5 và hình 4.10 cho thấy, tỉ lệ mắc viêm tử cung ở nhóm bò có sản lượng sữa>30kg/ngày có xu hướng cao hơn ở bò có sản lượng sữa có sản lượng 20-30kg/ngày và <20kg/ngày. Điều này có thể lý giải như sau, những bò có sản lượng sữa cao thì nhu cầu về dinh dưỡng và năng lượng cũng cao hơn các bò có sản lượng sữa thấp. Mà trong khẩu phần ăn của bò thì thức ăn tinh là nguồn năng lượng chủ yếu để giúp bò tạo sữa.
Hình 4.10. Biểu đồ tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung theo sản lượng sữa theo sản lượng sữa
Khi bò ăn nhiều thức ăn tinh có thể dẫn đến sự mất cân bằng độ pH dạ cỏ và có thể làm tăng các thể xe-ton trong máu. Suriyasathaporn et al. (2000) cho biết keton huyết làm giảm khả năng hấp dẫn bạch cầu vào trong các tổ chức khi
có tác động của nguyên nhân gây viêm dẫn đến làm giảm số lượng bạch cầu đa nhân trong các tổ chức bị viêm, bạch cầu cũng giảm sản xuất các cytokines quan trọng trong quá trình viêm và phòng ngự của cơ thể như interferon, interleukin, tumor necrosis factor, tác giả cũng cho biết rằng những bò có năng suất sữa cao thì bị stress nhiều hơn các bò có năng suất thấp. Stress làm tăng tiết hormone cortisol, tình trạng này kéo dài dẫn đến suy giảm miễn dịch và làm tăng nguy cơ viêm tử cung ở bò sữa.