Một số thông tin về prostaglandin F2α (PGF2α)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung sau đẻ trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông hồng và thực nghiệm điều trị (Trang 36)

Trong kỹ thuật điều khiển quá trình sinh sản ở gia súc, sử dụng các kích dục tố đóng vai trò quyết định sự thành công của công nghệ sinh sản. Một trong những kích dục tố đang thông dụng trên thế giới là prostaglandin F2α (FGF2α). Nhờ tác dụng kích thích trực tiếp đối với cơ quan sinh dục cũng như hệ thống điều khiển quá trình sinh sản của cơ thể gia súc mà PGF2α được sử dụng như một công cụ kỹ thuật đặc biệt của công nghệ sinh sản trong chăn nuôi gia súc nhất là với gia súc lớn. Trên thế giới PGF2α đã được nghiên cứu sử dụng một cách rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của công nghệ sinh sản và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ.

+ Prostaglandin được phát hiện trong tinh dịch người vào năm 1935 bởi nhà khoa học người Thụy Điển Von Euler.

Hình 2.7. Von Euler người tìm ra và đặt tên cho Prostaglandin

Có giả thiết nguồn gốc của Prostaglandin từ tuyến tiền liệt (Prostaglandula). Sau đó với hàng loạt nghiên cứu, Prostaglandin còn được phát hiện thấy trong nhiều tổ chức khí quan khác của cơ thể : nội mạc tử cung, các tuyến của tử cung, trong buồng trứng, tinh hoàn, trong nước ối của bào thai, trong mống mắt, trong đại não, tủy sống, thận, lá lách, phổi, thành ruột. Do đó đến những năm gần đây, cái tên ban đầu hầu như không còn hàm nghĩa, nhưng do thói quen, thuật ngữ Prostaglandin vẫn được sử dụng.

Prostaglandin thực chất là sản phẩm của các axit béo chưa no, với 20 gốc Cacbon. Nguyên tử Cacbon ở 2 vị trí số 8 và số 12 hợp thành theo cấu trúc vòng Cyclopentan bao gồm hai đuôi dài: Đuôi thứ nhất từ vị trí cacbon số 7 trở về số1; Đuôi thứ 2 từ vị trí cacbon số 13 đến số 20. Tùy theo cách sắp xếp khác nhau của các nguyên tử, cách kết hợp của hai nhóm Hydroxyl và Axeton để tạo ra các Prostaglandin nhóm A,B,E,F. Trong những nhóm trên, chỉ có PG ở nhóm E và PG ở nhóm F, đặc biệt là PGF2α có tác dụng mạnh đến hoạt động sinh dục.

Tác dụng chính của PGF2α làm thoái hóa thể vàng, giảm hàm lượng Progesterone trong máu, kích thích bài tiết Gonadotrompin, kích thích phát triển nang trứng gây động dục và rụng trứng. PGF2α không có hiệu lực khi dùng cho gia súc không có thể vàng. Do đó nó ít được dùng cho gia súc nuôi con vì phần lớn những gia súc này không có khả năng động dục trước ngày thứ 50 sau khi đẻ

Công thức hóa học của PGF2α là : C20H34O5, Công thức cấu tạo phân tử như sau:

OH

14

OH OH PGF2 α

Từ năm 1966, PGF2α và các chất có tác dụng tương tự đã được điều chế sản xuất và sử dụng rộng rãi ở các nước Anh, Mỹ, Hà lan...Các chế phẩm Prostaglandin được dùng phổ biến trong chăn nuôi gia súc hiện nay.

PGF2α VÀ CÁC SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

Chế phẩm Hoạt chất Liều dùng

PGF2a PGF2a 25mg

Oestrophan Cloprostenol 25mg Estrumat Cloprostenol 25 mg Synchlocept -B hoặc Bovilene Fenprostalene 1 mg Lutalyse Dinoprostiol 25 mg Prosolvin Luprostiol 15 mg

Ở Việt nam hiện nay cũng đã có nhiều sản phẩm tương tự PGF2α như Hanprost, Fiveprost, Bioprost ...vàđang được dùng rộng rãi trong lĩnh vực sinh sản gia súc.

Theo Hoàng Kim Giao, Nguyễn Thanh Dương và Cs(1997), Nguyễn Văn Thanh và Cs (2016), trong chăn nuôi đại gia súc, đặc biệt trong chăn nuôi heo nái sữa, PGF2α được dùng trong các trường hợp sau:

Các dạng không sinh sản với thể vàng tồn lưu, rụng trứng yếu, động dục ẩn, chết phôi, thai chết lưu, bọc mủ tử cung, viêm nội mạc tử cung, thai biến thành xác khô.

Kiểm soát chủ động chu kỳ động dục của heo nái cái, kết hợp với các hoormone khác gây siêu bài noãn, gây động dục đồng pha trong công nghệ cấy truyền phôi.

6 5

+ Sử dụng PGF2α kích thích động dục cho những heo nái chậm động dục + Sử dụng PGF2α để rút ngắn khoảng cách giữa các lứa đẻ

+ Sử dụng PGF2α cho heo nái động dục yếu, rụng trứng kém hoặc động dục thầm lặng

+ Sử dụng PGF2α trong điều trị viêm tử cung + Sử dụng PGF2α gây sẩy thai theo ý muốn + Sử dụng PGF2α gây đẻ cho heo nái theo ý muốn + Sử dụng PGF2α trong công nghệ phôi

Tác dụng chính của PGF2α là phá hủy thể vàng đưa đến hiện tượng giảm hàm lượng progesteron trong máu gây ra sự kích thích phát triển của nang trứng, con vật sẽ động dục sau khi tiêm 48 -96 giờ. Trong công nghệ cấy truyền phôi có thể sử dụng PGF2α để gây động dục đồng pha bằng cách, tiêm 1 lần cho heo nái vào pha thể vàng của chu kỳ hoặc tiêm 2 lần cách nhau 10 -12 ngày, tiêm PGF2α trực tiếp vào cơ mông, vào tử cung, vào âm đạo đều cho kết quả tốt. Thời gian PGF2α có tác dụng phá hủy thể vàng từ ngày 5 - 16 của chu kỳ vì vậy nó thường xuyên được tiêm 2 lần với khoảng cách 11-13 ngày liều lượng PGF2α dùng để gây động dục đồng pha phụ thuộc vào bản chất hóa học của nó, trạng thái sinh dục của con cái, giai đoạn của chu kỳ động dục, giống gia súc. Liều lượng của PGF2α khi gây động dục đồng pha cũng có nhiều ý kiến khác nhau.

Theo Hoàng Kim Giao và cs. (1997), nếu khám buồng trứng phát hiện có thể vàng, tiêm PGF2α tỷ lệ động dục trên 70%, tỷ lệ rụng trứng 90%. Thời gian xuất hiện động dục sau khi tiêm PGF2αlà 72 -96 giờ.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng.

3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu 3.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Các hộ chăn nuôi bò sữa tại Hà Nội, Vĩnh Phúc và Bắc Ninh.

3.2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 5/2016 đến tháng 5/2017.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa

- Phân loại yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung + Yếu tố mùa vụ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung.

+ Yếu tố lứa đẻ đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung.

+ Giai đoạn sau đẻ và chờ phối đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung. + Yếu tố sản lượng sữa đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung.

3.3.2. Xác định biến đổi của một số chỉ tiêu lâm sàng khi bò bị viêm tử cung

- Sự biến đổi về thân nhiệt. - Sự biến đổi về nhịp tim. - Sự biến đổi về hô hấp.

- Sự biến đổi về phản ứng của cơ thể: đau, co nhỏ của tử cung. - Sự biến đổi về ăn, uống.

- Dịch viêm ở cơ quan sinh dục.

3.3.3. Xác định sự biến đổi của một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong dịch viêm tử cung dịch viêm tử cung

- Tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò bình thường và bò mắc bệnh viêm tử cung.

- Thành phần vi khuẩn hiếu khí có trong dịch tử cung của bò bình thường và bò mắc bệnh viêm tử cung.

- Xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của một số loại vi khuẩn hiếu khí phân lập được từ dịch viêm tử cung.

3.3.4. Thử nghiệm biện pháp điều trị

Thử nghiệm biện pháp điều trị bằng các phác đồ khác nhau và theo dõi tỷ lệ khỏi, thời gian khỏi và khả năng sinh sản của bò sau khi khỏi bệnh.

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp đánh giá thực trạng bệnh viêm tử cung

- Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa tại địa phương nghiên cứu được xác địnhbằng phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi kết hợp với việc theo dõi trực tiếp và sử dụng phương pháp Whiteside test (Bhat

et al., 2014) để kiểm tra mẫu dịch lấy từ bò bị viêm tử cung hay bò không bị viêm tử cung: lấy 1ml dịch tử cung cần kiểm tra vào ống nghiệm sạch, sau đó cho thêm 1ml dung dịch NaOH 5% vào ống nghiệm và đun sôi. Để ống nghiệm trong giá đựng cho tới khi dung dịch nguội và đánh giá kết quả như sau:

+ Nếu dung dịch không có màu thì được cho là dịch tử cung bình thường. + Nếu dung dịch có màu vàng thì dịch được cho là dịch viêm tử cung. - Phân loại yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bằng cách phân loại những bò bị viêm tử cung theo từng yếu tố: mùa vụ, lứa đẻ, sản lượng sữa và sau đẻ, chờ phối.

3.4.2. Phương pháp xác định sự biến đổi một số chỉ tiêu lâm sàng khi bò bị viêm tử cung viêm tử cung

- Sự biến đổi về thân nhiệt của bò được xác định bằng nhiệt kế đo ở trực tràng bò sữa, mỗi con 3 lần. So sánh giữa bò bình thường và bò bị viêm tử cung.

- Sự biến đổi về nhịp tim của bò được xác định bằng cách đếm số lần động mạch đuôi đập trong vòng 1 phút, mỗi con 3 lần. So sánh giữa bò bình thường và bò bị viêm tử cung.

- Sự biến đổi về hô hấp của bò được xác định bằng cách đếm số lần hít vào, thở ra trong vòng 1 phút, mỗi con 3 lần. So sánh giữa bò bình thường và bò bị viêm tử cung.

- Sự biến đổi về phản ứng của cơ thể: đau, co nhỏ của tử cung được xác định bằng cách khám qua trực tràng và phản ứng co, đạp 2 chân sau. So sánh giữa bò bình thường và bò bị viêm tử cung.

- Sự biến đổi về ăn, uống được xác định theo dõi lượng thức ăn, nước uống của bò ở mỗi lần cho ăn, uống. So sánh giữa bò bình thường và bò bị viêm tử cung.

- Dịch viêm ở cơ quan sinh dục được xác định bằng cách kiểm tra dịch tiết ra từ cơ quan sinh dục. So sánh giữa bò bình thường và bò bị viêm tử cung.

3.4.3. Phương pháp xác định sự biến đổi của một số vi khuẩn hiếu khí thường gặp trong dịch viêm tử cung thường gặp trong dịch viêm tử cung

- Xác định tổng số và thành phần vi khuẩn hiếu khí được thực hiện theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm ISO - 17025.

- Xác định tính mẫn cảm của vi khuẩn với một số loại kháng sinh được đánh giá theo “Các tiêu chuẩn lâm sàng trong phòng thí nghiệm của Hội đồng Quốc gia Mỹ” (The United State National Committee for Clinical Laboratory Standards guidelines - NCCLS).

3.4.4. Xác định phác đồ điều trị hữu hiệu bằng phương pháp theo dõi các chỉ tiêu tỷ lệ khỏi, thời gian điều trị và khả năng sinh sản của bò sữa sau khi tiêu tỷ lệ khỏi, thời gian điều trị và khả năng sinh sản của bò sữa sau khi được điều trị lành bệnh.

* Phác đồ 1: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Rivanol 0,1% ngày 1 lần, sau khi thụt rửa kích thích cho dung dịch thụt rửa chảy hết ra ngoài, dùng

Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung; kết hợp điều trị toàn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị không quá 5 ngày.

* Phác đồ 2: Dùng 6 ml Oxytocin tiêm dưới da, thụt rửa tử cung 500ml dung dịch Lugol 0,1%, Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung ngày một lần; kết hợp điều trị toàn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị không quá 5 ngày.

* Phác đồ 3: Dùng Lutalyze một dẫn xuất của PGF2α tiêm dưới da 2ml (25mg), tiêm 1 lần; thụt rửa tử cung 500ml dung dịch Lugol 0,1%, dùng

Norfloxacin 5mg/kg thể trọng pha với 100ml nước cất bơm vào tử cung ngày một lần; kết hợp điều trị toàn thân bằng ADE, B.complex. Liệu trình điều trị tối đa là 5 ngày.

3.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU

Toàn bộ số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu được tổng hợp và xử lý theo phương pháp thống kê trên phần mềm Microsoft Excel. Các tỉ lệ, số trung bình và độ lệnh chuẩn được tính toán trong phần mềm Excel. Tổng số vi khuẩn hiếu khí trong các loại dịch tử cung được lấy logarite tự nhiên để đưa số liệu về phân bố chuẩn. Sau đó việc so sánh tổng số vi khuẩn hiếu khí có trong hai loại dịch được thực hiện bằng phép so sánh t-test với mức ý nghĩa α= 0,5.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỆNH VIÊM TỬ CUNG

4.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên bò sữa ở một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng khu vực đồng bằng sông Hồng

Xuất phát từ thực tiễn trong chăn nuôi bò sữa những năm gần đây đã phản ánh về những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản chúng tôi đã tiến hành khảo sát tỷ lệ viêm tử cung sau đẻ của đàn bò sữa nuôi tại huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc; huyện Ba Vì, Gia Lâm - thành phố Hà Nội và huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh. Kết quả được trình bày tại bảng 4.1 và thể hiện tại hình 4.1.

Bảng 4.1. Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung ở một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng

Địa điểm Số lượng bò theo dõi

(con) Số bò bị viêm tử cung Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Vĩnh Tường -Vĩnh Phúc Ba Vì – Hà Nội 294 263 58 67 19,72 25,48 Gia Lâm – Hà Nội 256 71 27,73 Tiên Du – Bắc Ninh 248 56 22,58

Tổng số 1061 252 23,75

Hình 4.1. Tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung ở một số địa phương thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng

Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh viêm tử cung sau đẻ được điều tra trên 1061 bò sữa của 04 huyện thuộc các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng. Kết quả cho thấy có 252 bò bị viêm tử cung sau đẻ, chiếm tỉ lệ 23,75%, đây là số liệu rất đáng báo động đã làm giảm khả năng sinh sản, tăng khoảng cách lứa đẻ, giảm sản lượng, chất lượng sữa… của đàn bò sữa từ đó gây thiệt hại rất lớn cho người chăn nuôi. Và cũng từ vấn đề này cho thấy người chăn nuôi bò sữa cần phải nhìn nhận lại trình độ, kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, dinh dưỡng, phối giống, khám thai đặc biệt là hộ lý sau đẻ cho bò sữa.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của một số tác giả trong nước đã nghiên cứu công bố trước đó ở một số địa phương trong cả nước. Theo kết quả nghiên cứu của một số tác giả, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa sau đẻ là khá cao tùy thuộc vào từng địa phương: 21,32% tại Hà Nội và Bắc Ninh (Nguyễn Văn Thanh và Lê Trần Tiến, 2007), 13,91% tại Nghệ An (Cao Viết Dương, 2011), 22,88% tại khu vực đồng bằng sông Hồng (Phạm Trung Kiên, 2012).

Không riêng gì Việt Nam, trên thế giới kể cả những nước có nền chăn nuôi bò sữa phát triển tỷ lệ bò sữa mắc bệnh viêm tử cung vẫn là vấn đề nan giải và gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi bò sữa. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi tương đồng với một số kết quả nghiên cứu ngoài nước đã được công bố trước đây. Tác giả Dubuc et al. (2010) nghiên cứu trên 1295 bò sữa Holstein Friesian tại Canada, cho biết tỉ lệ mắc bệnh viêm tử cung là 17,6%. Theo Overton and Fetrow (2008) nghiên cứu cho biết tỷ lệ mắc viêm tử cung ở bò sữa trung bình chiếm 10% trên tổng đàn bò sữa, nhưng ở một số trang trại tỉ lệ này có thể cao hơn chiếm tới 20-30%. Trong một nghiên cứu khác, tác giả Sheldon and Dobson (2004) công bố rằng tỷ lệ viêm tử cung ở bò sữa chiếm đến 40% bò sữa có thể mắc viêm tử cung trong vòng 14 ngày sau khi đẻ. Một nghiên cứu khác ở Ấn Độ cũng cho thấy tỉ lệ viêm tử cung sau đẻ ở bò sữa giống Karan Fries là 38,93% (Balasundaram et al., 2011). Ngược lại, tác giả Ribeiro et al.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung sau đẻ trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông hồng và thực nghiệm điều trị (Trang 36)