Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung bò trên thế giới và tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung sau đẻ trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông hồng và thực nghiệm điều trị (Trang 34 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.6. Tình hình nghiên cứu bệnh viêm tử cung bò trên thế giới và tại Việt Nam

GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

2.6.1. Trên thế giới

Chăn nuôi trâu bò là một nghề chiếm tỷ trọng cao trong ngành chăn nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Nhằm khai thác hiệu quả giá trị dinh dưỡng và sinh khối của loài, các nước phát triển trên thế giới không ngừng đầu tư cải tạo đàn giống trâu bò và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng sinh sản của chúng. Trong đó các vấn đề về bệnh sinh sản của gia súc cũng là chủ đề được các nhà thú y đặc biệt quan tâm. Hàng năm các chương trình đào tạo quốc tế về sinh sản gia súc được tổ chức tại một số Trường Đại học thú y, Trung tâm Khoa học quốc tế về Nông nghiệp của các

nước có ngành chăn nuôi phát triển như Pháp, Thụy Điển, Úc, Ai Cập…Nội dung của các khóa đào tạo chủ yếu đề cập tới phương pháp chẩn đoán phát hiện và điều trị các bệnh sinh sản, trong các bệnh của cơ quan sinh dục cái thì bệnh ở tử cung đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Ở các nước có ngành chăn nuôi bò phát triển (Pháp, Úc, Hà Lan, Mỹ, Canada), để hạn chế các bệnh sản khoa, nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung giải quyết đã có kết quả cao trong việc khống chế các bệnh sản khoa (Andriamanga et al., 1984). Tác giả Chaffaux and Bhat (1987) đã tiến hành sinh thiết niêm mạc tử cung bò bị bệnh sản khoa để tìm hiểu quá trình sinh bệnh cho biết: hậu quả của thụ tinh nhân tạo thô bạo, sai nguyên tắc đã làm tăng tỷ lệ bệnh viêm tử cung trong chăn nuôi bò sữa. Bhattacharyya et al. (2011) nghiên cứu quản lý điều trị lâm sàng bệnh viêm tử cung bò. Barman et al. (2013) nghiên cứu tính kháng kháng sinh của vi khuẩn được phân lập từ dịch viêm tử cung bò. Bhat et al. (2014) nghiên cứu sử dụng phương pháp WST chẩn đoán phát hiện bệnh viêm tử cung bò.

2.6.2. Tại Việt Nam

Hơn 10 năm trở lại đây, phong trào chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam đang phát triển mạnh về số lượng và chất lượng ở trang trại cũng như trong nông hộ. Tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp, đặc biệt là các bệnh về lĩnh vực sinh sản, bệnh viêm tử cung là một trong những bệnh đang được các nhà khoa học và người chăn nuôi quan tâm.

Một số nghiên cứu về tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa thông báo: tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung trên đàn bò sữa sau đẻ là khá cao tùy thuộc vào từng địa phương: 21,32% tại Hà Nội và Bắc Ninh (Nguyễn Văn Thanh và Lê Trần Tiến, 2007), 22,88% tại khu vực đồng bằng sông Hồng (Phạm Trung Kiên, 2012).

Ở một nghiên cứu khác, khi khảo sát tình hình mắc bệnh đường sinh dục của đàn bò sữa tại một số cơ sở giết mổ thuộc thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh. Nguyễn Văn Thanh (2007) cho biết, trong các bệnh sinh sản của bò sữa, bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất, 47,23%. Nguyễn Ngọc Sơn và cs. (2016) nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh viêm tử cung bò sữa.

lượng và tính mẫn cảm với kháng sinh của một số vi khuẩn hiếu khí được phân lập từ dịch tử cung bò sữa thông báo: số lượng vi khuẩn hiếu khí trong dịch tử cung bị viêm tăng lên gấp nhiều lần số lượng vi khuẩn có trong dịch tử cung của bò không bị viêm và ở dịch viêm tử cung vi khuẩn Staphylococcus spp và

Streptococcuss spp được phát hiện ở 100% mẫu bệnh phẩm đồng thời cho biết tính mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn hiếu khí được phân lập từ dịch tử cung bò sữa là không cao.

Gần đây với mục tiêu giảm thiểu việc dùng kháng sinh trong điều trị bệnh sinh sản của vật nuôi một số tác giả đã tập trung nghiên cứu về tính kháng khuẩn của một số thảo dược đối với vi khuản gây viêm tử cung bò. Tác giả Nguyễn Văn Thanh và Nguyễn Thanh Hải (2016) nghiên cứu ảnh hưởng của dung môi đến hiệu suất chiết và tác dụng diệt khuẩn invitro của cao khô dịch chiết cây đơn đỏ

(Excoecaria cochinchinensis Lour) với vi khuẩn Staphylococcus spp và

Streptococcus spp, phân lập từ dịch viêm tử cung bò.

Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất nhằm hạn chế việc sử dụng kháng sinh trong điều trị bệnh sinh sản nói chung và bệnh viêm tử cung của bò nói riêng giảm thiểu hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và tồn dư kháng sinh trong sữa bò góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng Bộ Khoa học và Công nghệ đã phê duyệt 01 đề tài độc lập cấp Nhà nước mã số ĐTĐL CN -52/15 mang tên: Nghiên cứu sản xuất chế phẩm có nguồn gốc thảo dược phòng và trị bệnh viêm tử cung cho bò.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh viêm tử cung sau đẻ trên đàn bò sữa nuôi tại một số địa phương khu vực đồng bằng sông hồng và thực nghiệm điều trị (Trang 34 - 36)