SẢN PHẨM NHÓM 4:

Một phần của tài liệu Em làm hướng 1 dẫn viên du lịch hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với dạy học môn GDCD tại trường THPT con cuông (Trang 36 - 37)

- Địa điểm Cây Đa Côn Chùa.

SẢN PHẨM NHÓM 4:

Em làm hướng dẫn viên du lịch tại địa điểm: Cơ sở dệt vải thổ cẩm truyền thống và văn hóa ẩm thực du lịch cộng đồng.

Dệt thổ cẩm là một trong những nghề truyền thống của người phụ nữ Thái. Những năm gần đây, chính quyền cùng phụ nữ Thái ở bản Xiềng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông đẩy mạnh khôi phục, phát triển nghề, tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa, mang lại thu nhập…Làng nghề bản Xiềng nổi danh bởi làng dệt thổ cẩm truyền thống và đang được xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng. Sản phẩm thổ cẩm làng Xiềng rất đa dạng với nhiều loại sản phẩm như: Khăn quàng, váy, áo, bìa sổ, túi thêu... với những nét họa tiết, hoa văn phong phú mang giá trị nghệ thuật cao, phản ánh tay nghề khéo léo của những người thợ lành nghề và nghệ nhân. Cầm những tấm vải thổ cẩm được thêu sặc sỡ, chị Hà Thị Hằng, Chủ nhiệm HTX thủ công mỹ nghệ xã Môn Sơn ở bản Xiềng, vui vẻ: “Các hoa văn thêu trên váy áo đều mô phỏng các con vật, loài cây trên rừng, hay các vì sao trên trời, nghĩa là tất cả những gì gần gũi, thân thuộc với người Thái, với triết lý sống hòa hợp với thiên nhiên”. Chị giải thích: “Đây là “kết pa” (vảy cá), đây là “laotaxa” (sao trời), còn đây là “tinpu” (con cua), đây là “xanac” (rái cá)... ”. Có nhiều hoa văn mà ngay cả chị Hằng cũng khó giải thích, bởi đã được truyền lại từ hàng trăm năm trước, qua người mẹ truyền cho con gái hoặc con dâu. “Con gái Thái khoảng 10 tuổi đã được mẹ cho làm quen với khung cửi, dệt, thêu theo cách bài bản từ xưa, liên tục đến khoảng 16 tuổi mới tạm được coi là thành thạo nghề canh cửi”.Các em rất hào hứng (đặc biệt là các bạn nữ) khi được đại diện của nhóm 4 làm hướng dẫn viên. Đến nơi đây các em biết được Nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống có từ lâu đời của đồng bào Thái ở huyện miền núi Con Cuông, Nghệ

Một phần của tài liệu Em làm hướng 1 dẫn viên du lịch hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục ý thức bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương gắn với dạy học môn GDCD tại trường THPT con cuông (Trang 36 - 37)