Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp tạo thảm thực vật bằng vật liệu sinh học nhằm bảo vệ đất dốc (Trang 36 - 40)

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Biện pháp tái tạo TTV bằng VLSH.

3.2. VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

- Giống vi sinh vật: Nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular mycorrhizae. - Thực vật nhân giống nấm rễ: cây đậu xanh (Vigna radiata).

- Thực vật dùng để tái tạo TTV ngoài thực địa: cây đậu mèo (Mucuna Pruriens).

3.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Thời gian nghiên cứu: tháng 4/2017 – tháng 5/2018.

- Địa điểm nghiên cứu: Học viện Nông nghiệp Việt Nam và xã Xuân Cẩm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đặc điểm của nấm rễ AM dùng để sản xuất VLSH. - Lựa chọn cây chủ dùng tái tạo TTV.

- Chất lượng của VLSH.

- Điều kiện sử dụng VLSH trên đất dốc và quá trình tái tạo TTV bằng VLSH trên đất dốc.

- Hiệu quả tái tạo TTV trên đất dốc bằng VLSH.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Nghiên cứu tài liệu liên quan đến công nghệ tái tạo thảm thực vật bằng VLSH từ Báo, khoa học; Các website, thông tin từ internet; Các ấn phầm nghiên cứu khoa học có liên quan; Sách và tư liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

3.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng

- Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của màng che phủ đất, gồm 2 công thức + CT1: Đối chứng, không sử dụng màng che phủ, đất để trống.

+ CT2: Chỉ sử dụng màng che phủ đất. + Diện tích 10 m2/CT, độ dốc 50

Chỉ tiêu theo dõi: tỷ lệ che phủ của cỏ dại: đo đếm trực tiếp

- Thí nghiệm đánh giá hiệu quả tái tạo TTV gồm 2 công thức (CT):

+ CT1: Đối chứng (không sử dụng VLSH), có hạt giống (cây con) và dinh dưỡng tương đương VLSH.

+ CT2: Sử dụng VLSH.

+ Diện tích 100 m2/CT, độ dốc 50, thổ nhưỡng: đất Feralit. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:

+ Sinh trưởng phát triển cây (chiều cao cây và số lá kép), chỉ số diện tích lá (LAI): đo đếm trực tiếp 5 cây (4 cây ở 4 góc và 1 cây ở giữa khu vực thí nghiệm) sau đó lấy giá trị trung bình.

+ Tính chất đất trước và sau thí nghiệm: Các chỉ tiêu tổng số là N, P, K và OC. Giá trị pH và độ ẩm đất. VSV tổng số và số bào tử nấm rễ.

3.5.3. Phương pháp phân tích phòng thí nghiệm

- Chỉ tiêu vi sinh tổng số: được xác định theo phương pháp pha loãng Koch và tính số lượng tế bào bằng cách đếm số khuẩn lạc tạo thành khi nuôi cấy trên môi trường chuyên tính bán rắn.

- Xác định Nitơ tổng số: TCVN 6498: 1999 – phương pháp Kjendahl. - Xác định Lân tổng số: TCVN 4052: 1985 – phương pháp so màu.

- Xác định Kali tổng số TCVN 4053: 1985 – phương pháp quang kế ngọn lửa. - Xác định Cacbon hữu cơ tổng số: TCVN 6644:2000 – phương pháp Walkley & Black.

- Xác định pH: TCVN 4402:1987 – đo bằng pH

- Xác định độ ẩm: TCVN 1867:2001 – phương pháp sấy khô

- Xác định mật độ bào tử nấm AM theo phương pháp đo đếm trực tiếp (Brundrett, 1991).

3.5.4. Phương pháp lựa chọn cây chủ

- Xác định tỷ lệ nảy mầm trên giấy lọc ẩm ở điều kiện vô trùng 250C. - Nhiễm nấm rễ vào rễ cây chủ trực tiếp. Số lượng bào tử được xác định theo phương pháp sàng ướt của Linderman (1963)

- Tỷ lệ xâm nhiễm rễ cây được xác định theo phương pháp phóng đại ô giao nhau của McGonigle (1991).

3.5.5. Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả thí nghiệm được xử lý thống kê bằng phần mềm Excel.

3.5.6. Phương pháp sản xuất vật liệu sinh học

VLSH được sản xuất theo quy trình của Nguyễn Thị Minh và cs (2014) theo sơ đồ dưới đây:

Hình 3.1. Quy trình sản xuất vật liệu sinh học Lựa chọn và Lựa chọn và

nhân giống nấm rễ

Giống nấm rễ:Gigaspora

sp6 và Dentiscutata Nigra

Cây chủ: Cây đậu xanh

Mật độ nấm rễ: 2000 bào tử / 1kg VLSH Chất nền: Đất phù sa cũ Gia Lâm Xử lý: Sàng qua rây 2-5 mm trước khi sử dụng Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung NPK 15-0-15 với tỷ lệ 15-20g/1kg VLSH

Lựa chọn cây giống sử dụng

Cây giống sử dụng: Cây đậu mèo

Lượng VLSH sử dụng: 50 g/m2

Kiểm tra chất lượng – Bảo quản và sử dụng

Kiểm tra chất lượng: Mật độ nấm rễ AM, độ ẩm, pH, hàm lượng dinh dưỡng (N,P,K tổng số…) Bảo quản và sử dụng: Bảo quản ở 4-80C và sử dụng trong vòng 6 tháng

3.5.7. Phương pháp kế thừa

Kế thừa các số liệu về phân lập, tuyển chọn các chủng nấm rễ trong đề tài nghiên cứu PGS. TS. Nguyễn Thị Minh và cs (2016) “Tuyển chọn giống Arbuscular mycorrhizae và Rhizobium dùng để sản xuất vật liệu sinh học nhằm tái tạo thảm thực vật làm tiểu cảnh trong khuôn viên”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp tạo thảm thực vật bằng vật liệu sinh học nhằm bảo vệ đất dốc (Trang 36 - 40)