Điều kiện sử dụng vật liệu sinh học và quá trình tái tạo thảm thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp tạo thảm thực vật bằng vật liệu sinh học nhằm bảo vệ đất dốc (Trang 49 - 53)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Điều kiện sử dụng vật liệu sinh học và quá trình tái tạo thảm thực vật

TẠO THẢM THỰC VẬT BẰNG VẬT LIỆU SINH HỌC TRÊN ĐẤT DỐC 4.4.1. Điều kiện sử dụng vật liệu sinh học trên đất dốc

- VLSH phải đạt tiêu chuẩn:

Sau sản xuất, độ ẩm của vật liệu sinh học đạt khoảng 20 – 25%, giàu N và K tổng số. Tính chất của vật liệu sinh học hoàn toàn phù hợp với yêu cầu về điều kiện sinh trưởng của AM và đáp ứng được việc cung cấp dinh dưỡng cho cây con trong giai đoạn đầu sinh trưởng. Sau 3 và 6 tháng phối trộn, các tính chất vật lý và hóa học của vật liệu không thay đổi nhiều, vẫn đảm bảo các điều kiện cho nấm rễ và cây con phát triển.

Trong vật liệu sinh học đã có đầy đủ các thành phần như dinh dưỡng, giống nấm rễ, vật liệu giữ ẩm, hạt giống phù hợp đảm bảo cho cây con phát triển mà không phải tốn thêm công chăm sóc và chi phí khác như canh tác thông

thường, lại đảm bảo cho sự tái tạo thảm thực vật trong mọi điều kiện địa hình và đất có vấn đề (đặt biệt là đất nghèo dinh dưỡng).

- Hạt giống phải có khả năng nảy mầm tốt và có thời gian nảy mầm ngắn: Trong nghiên cứu của Nông Thị Quỳnh Anh (2015) về xây dựng quy trình sản xuất vật liệu sinh học từ nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular mycorhizae nhằm tái tạo thảm thực vật phủ xanh đất trống đồi núi trọc, kết quả cho thấy hạt giống đậu mèo (Mucuna Pruriens) có thời gian nảy mầm là 3 ngày với tỷ lệ nảy mầm đến 99%, cao hơn hẳn cỏ Stylo với thời gian nảy mầm 5 ngày và tỷ lệ nảy mầm chỉ là 65%.

Hạt đậu mèo cũng cho kết quả tương tự với thời gian nảy mầm 3 ngày và tỷ lệ nảy mầm là 80% trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nhàn (2016) về sử dụng Abuscular trong tái tạo thảm cỏ.

- Sử dụng màng che phủ:

Ngoài các bước đảm bảo điều kiện sử dụng trên, thì màng che phủ cũng là điều kiện quan trọng. Màng che phủ có lớp giữ ẩm ở giữa, đồng thời có cấu trúc lưới bên ngoài, có tác dụng bảo vệ đất khỏi xói mòn, tạo điều kiện cho VLSH phát huy hiệu quả khi tái tạo TTV.

Kết quả thí nghiệm cho thấy tác dụng của màng che phủ ở CT2, sử dụng màng che phủ. Theo dõi theo tuần thì sau 3 tuần hạt cỏ rơi qua màng có thể mọc thành cây, so với CT1 (Đối chứng) khi không sử dụng màng che phủ thì gần như không có cây mọc. Theo tuần tỷ lệ che phủ của cỏ dại tại CT2 cũng tăng lên.

Bảng 4.6. Hiệu quả của màng che phủ

Độ che phủ (%)

Công thức Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8

CT1 (ĐC) - - - - <5,00 <5,00

CT2 <5,00 11,26 25,30 37,74 45,07 56,18 Công thức đối chứng không sử dụng màng che phủ, đất khô, cứng và có nhiệt độ cao. Vì vậy, cỏ dại không có điều kiện phát triển.

Sự nảy mầm của các hạt cỏ bên ngoài rơi vào và sự phát triển của cỏ tại CT2 cho thấy tác dụng tích cực của màng che phủ đối với khu vực đất thí nghiệm.

Với lớp giữ ẩm ở giữa, đồng thời có cấu trúc lưới bên ngoài, màng che phủ đã tạo điều kiện về độ ẩm, nhiệt độ và ánh sáng đủ cho cỏ dại phát triển. Tận dụng được đặc điểm này của màng che phủ sẽ tạo điều kiện cho VLSH phát huy hiệu quả khi tái tạo TTV.

Hình 4.6. Quy trình sử dụng vật liệu sinh học nhằm tái tạo thảm thực vật

Kiểm tra chất lượng VLSH

Bổ sung hạt giống (nếu có)

Tích hợp màng che phủ theo 1 trong 2

cách Nhiễm vào hệ rễ cây

con khi trồng Tích hợp màng che phủ làm từ polyester trải đều trên diện tích

đất dốc Sử dụng màng che phủ lên trên Tính chất vật lý Hàm lượng dinh dưỡng Mật độ AM

Hình 4.7. Thí nghiệm về màng che phủ đát

4.4.2. Quy trình công nghệ sử dụng vật liệu sinh học nhằm tái tạo thảm thực vật nhằm bảo vệ đất dốc vật nhằm bảo vệ đất dốc

Sau khi phối trộn, quy trình sử dụng VLSH trong việc tái tạo thảm thực vật nhằm bảo vệ đất dốc được xây dựng theo các bước sau:

- Kiểm tra chất lượng theo các chỉ tiêu: mật độ AM, hàm lượng dinh dưỡng, tính chất vật lý

- Bổ sung hạt giống (nếu có)

- Tích hợp màng che phủ làm từ polyester trải đều trên diện tích đất dốc (hoặc nhiễm vào hệ rễ cây con khi trồng, sau đó sử dụng màng che phủ lên trên)

Đối với hạt giống, bổ sung hạt giống đậu mèo (Mucuna Pruriens) với lượng 120 hạt/kg khi sử dụng.

Cách sử dụng: Đào hốc nhỏ, rải vật liệu sinh học (khoảng 10g/hốc, bao gồm 01 hạt đậu mèo). Mật độ: 5 hốc/m2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp tạo thảm thực vật bằng vật liệu sinh học nhằm bảo vệ đất dốc (Trang 49 - 53)