Chiều cao cây đậu mèo trong 8 tuần khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp tạo thảm thực vật bằng vật liệu sinh học nhằm bảo vệ đất dốc (Trang 54 - 56)

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nhàn (2016) khi đánh giá ảnh hưởng của các chủng nấm rễ đến sinh trưởng của cây chủ là cỏ mần trầu (Eleusine indica) và cây cỏ đuôi phụng (Paspalum) sau 30 ngày, kết quả của nghiên cứu này cũng có sự khác biệt so với số liệu bảng 7 khi mà tỷ lệ chiều cao giữa cây chủ có xâm nhiễm 2 chủng nấm rễ Gigaspora sp6 và Dentiscutata nigra là 1,72 và 1,36 đối với cỏ Đuôi Phụng; 1,13 và 1,04 đối với cỏ mần trầu (hình 4.8).

Một kết quả khác thu được từ nghiên cứu của Nông Thị Quỳnh Anh khi nghiên cứu về vật liệu sinh học từ nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular mycorhizae nhằm tái tạo thảm thực vật phủ xanh đất trống đồi núi trọc cho thấy sau 8 tuần tỷ lệ chiều cao cây đậu mèo trong thí nghiệm so với đối chứng là 2,14 lần. Kết quả này là phù hợp so với kết quả nghiên cứu khi mà tỷ lệ này là 2,07 lần.

Các số liệu ở bảng 4.7 cũng được so sánh đối chiếu với số liệu thu được từ nghiên cứu của Tabassum Yaseen et al.(2016) về ảnh hưởng của nấm rễ đối với một cây thuộc họ đậu là Đậu Lăng (Lens culinaris). Kết quả của Tabassum và các cộng sự cho thấy chiều cao của cây chủ sau 45 ngày (hơn 6 tuần) là 32,12 cm, gấp 1,1 lần so với đối chứng. Tỷ lệ này thấp hơn so với tỷ lệ thu được tại thời điểm theo dõi tuần thứ 4 của kết quả thí nghiệm đề tài.

Số liệu của Jihane Touati1, Mohamed Chliyeh và nnk (2014) khi nghiên cứu ảnh hưởng của nấm rễ đối với 2 cây có khả năng cố định đạm là Linh lăng thân gỗ (Medicago arborea) và cỏ Vertiver (Vetiver nigritana) trên đất dốc cho thấy tỷ lệ chiều cao của cây Linh lăng và Vertiver sau 90 ngày (hơn 12 tuần) so với đối chứng lần lượt là 1,6 và 1,2 lần, thấp hơn so với giá trị có được ở tuần 8 của thí nghiệm đề tài. Nguyên nhân có thể là do thành phần chủng nấm rễ được sử dụng trong nghiên cứu có khả năng cộng sinh không tốt đối với cây chủ.

Hình 4.9 đã cho thấy ngoại trừ cây đậu mèo trong thí nghiệm và trong nghiên cứu của Nông Thị Quỳnh Anh có tỷ lệ chiều cao cây chủ so với đối chứng là như nhau, các trường hợp còn lại đều phản ánh sự khác biệt. Khi so sánh với các cây chủ có khả năng cố định đạm như Vertiver, Linh Lăng, Đậu Lăng, kết quả nghiên cứu cho thấy cây đậu mèo có khả năng sinh trưởng nhanh hơn. Sự khác biệt này có thể là do đặc điểm sinh trưởng của các giống thực vật khác nhau hoặc do sự sai khác về thành phần các chủng nấm rễ được sử dụng trong mỗi nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp tạo thảm thực vật bằng vật liệu sinh học nhằm bảo vệ đất dốc (Trang 54 - 56)