Tính chất của vật liệu sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp tạo thảm thực vật bằng vật liệu sinh học nhằm bảo vệ đất dốc (Trang 49 - 50)

Thời gian Tính chất vật lý Tính chất hóa học Tính chất sinh học pHH2O Độ ẩm OC N P2O5 K2O Mật độ AM/100g % Bào tử

Ngay sau khi

phối trộn 5,46 24 0,88 0,24 0,04 1,02 1016 Sau phối trộn

3 tháng 5,30 21 0,85 0,21 0,03 0,98 1005

Sau phối trộn

6 tháng 5,34 20 0,83 0,20 0,03 0,97 1003

Theo tiêu chuẩn thông thường của chế phẩm sinh học, để đảm bảo hiệu quả sử dụng của vật liệu, thời gian bảo quản và sử dụng VLSH tốt nhất là 06 tháng, tối đa là là 1 năm.

Khi so sánh các tính chất của VLSH trên với một VLSH khác trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nhàn (2016) về quy trình sản xuất VLSH nhằm tái tạo thảm cỏ làm tiểu cảnh cho khuôn viên, kết quả cho thấy ngoại trừ chỉ tiêu về mật độ bào tử, tất cả các chỉ tiêu còn lại trong bảng 6 đều không có sự khác biệt.

4.4. ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG VẬT LIỆU SINH HỌC VÀ QUÁ TRÌNH TÁI TẠO THẢM THỰC VẬT BẰNG VẬT LIỆU SINH HỌC TRÊN ĐẤT DỐC TẠO THẢM THỰC VẬT BẰNG VẬT LIỆU SINH HỌC TRÊN ĐẤT DỐC 4.4.1. Điều kiện sử dụng vật liệu sinh học trên đất dốc

- VLSH phải đạt tiêu chuẩn:

Sau sản xuất, độ ẩm của vật liệu sinh học đạt khoảng 20 – 25%, giàu N và K tổng số. Tính chất của vật liệu sinh học hoàn toàn phù hợp với yêu cầu về điều kiện sinh trưởng của AM và đáp ứng được việc cung cấp dinh dưỡng cho cây con trong giai đoạn đầu sinh trưởng. Sau 3 và 6 tháng phối trộn, các tính chất vật lý và hóa học của vật liệu không thay đổi nhiều, vẫn đảm bảo các điều kiện cho nấm rễ và cây con phát triển.

Trong vật liệu sinh học đã có đầy đủ các thành phần như dinh dưỡng, giống nấm rễ, vật liệu giữ ẩm, hạt giống phù hợp đảm bảo cho cây con phát triển mà không phải tốn thêm công chăm sóc và chi phí khác như canh tác thông

thường, lại đảm bảo cho sự tái tạo thảm thực vật trong mọi điều kiện địa hình và đất có vấn đề (đặt biệt là đất nghèo dinh dưỡng).

- Hạt giống phải có khả năng nảy mầm tốt và có thời gian nảy mầm ngắn: Trong nghiên cứu của Nông Thị Quỳnh Anh (2015) về xây dựng quy trình sản xuất vật liệu sinh học từ nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular mycorhizae nhằm tái tạo thảm thực vật phủ xanh đất trống đồi núi trọc, kết quả cho thấy hạt giống đậu mèo (Mucuna Pruriens) có thời gian nảy mầm là 3 ngày với tỷ lệ nảy mầm đến 99%, cao hơn hẳn cỏ Stylo với thời gian nảy mầm 5 ngày và tỷ lệ nảy mầm chỉ là 65%.

Hạt đậu mèo cũng cho kết quả tương tự với thời gian nảy mầm 3 ngày và tỷ lệ nảy mầm là 80% trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Nhàn (2016) về sử dụng Abuscular trong tái tạo thảm cỏ.

- Sử dụng màng che phủ:

Ngoài các bước đảm bảo điều kiện sử dụng trên, thì màng che phủ cũng là điều kiện quan trọng. Màng che phủ có lớp giữ ẩm ở giữa, đồng thời có cấu trúc lưới bên ngoài, có tác dụng bảo vệ đất khỏi xói mòn, tạo điều kiện cho VLSH phát huy hiệu quả khi tái tạo TTV.

Kết quả thí nghiệm cho thấy tác dụng của màng che phủ ở CT2, sử dụng màng che phủ. Theo dõi theo tuần thì sau 3 tuần hạt cỏ rơi qua màng có thể mọc thành cây, so với CT1 (Đối chứng) khi không sử dụng màng che phủ thì gần như không có cây mọc. Theo tuần tỷ lệ che phủ của cỏ dại tại CT2 cũng tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp tạo thảm thực vật bằng vật liệu sinh học nhằm bảo vệ đất dốc (Trang 49 - 50)