Nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular Mycorrhizae (AM)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp tạo thảm thực vật bằng vật liệu sinh học nhằm bảo vệ đất dốc (Trang 30 - 32)

Phần 2 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

2.5. Nấm rễ cộng sinh Mycorrhizae

2.5.4. Nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular Mycorrhizae (AM)

Nấm rễ nội cộng sinh Arbuscular Mycorrhizae (AM) khi cộng sinh trên thực vật phân hóa thành các dạng cấu trúc khác nhau bao gồm:

- Cấu trúc trong rễ ngăn:

+ Sợi nấm (Hypha): không có vách ngăn khi còn non và đâm nhánh bên trong lớp vỏ rễ hình thành nên cấu trúc bụi và túi.

+ Bụi (Arbuscule): phân nhánh ngoằn nghèo trong tế bào vỏ. + Túi (Vesicles): Là cấu trúc dự trữ dinh dưỡng cho nấm. - Cấu trúc trong đất: Bào tử và sợi nấm

+ Bào tử: Vô tính, hình cầu lớn (đường kính: 20 – 1000µm) nó được tạo thành từ sợi nấm trong đất hoặc rễ.

+ Sợi nấm: Mạng lưới sợi nấm trong đất có hình dạng sợi mỏng, chức năng của nó là ống dẫn để hấp thu chất dinh dưỡng (Trần Văn Mão, 2011; Trần Thị Dạ Thảo, 2012).

Mạng lưới các sợi nấm của nấm Populus

Đầu giai đoạn xâm nhập rễ của Pisolithus tinctorius. Sợi nấm (mũi tên) đang bắt đầu phát triển

ở gần đỉnh của một rễ ngắn (A). Bar = 10 μm

Giai doạn sau của sự xâm nhập rễ thông bởi Pisolithus tinctorius. Các sợi nấm hình thành lớp phủ dày đặc trên bề mặt rễ Bar = 10 μm Hình 2.5. Hartig net của Populus Hình 2.6. Sự xâm nhập rễ thông

của Pisolithus tinctorius

Trong đó:

+ Bào tử: là chỗ phình to lên của sợi nấm, bào tử được hình thành khi dinh dưỡng đã cạn và sự kết hợp giữa nấm và cây chủ bị già yếu. Bào tử chứa đựng lipid, tế bào chất và nhiều nucleid.

+ Sợi nấm: Sự kết hợp Mycorrhiza bắt đầu bằng sự nảy mầm của bào tử khi có sự hiện diện của rễ. Sợi nấm có khả năng phát triển giới hạn, chúng sẽ chết sau vài tuần khi nảy mầm mà không gặp rễ ký chủ. Chúng có nhiệm vụ hấp thu chất dinh dưỡng và làm gia tăng sự kết hợp với rễ và hình thành bào tử nấm.

Bụi: bụi phân nhánh rất phức tạp và được hình thành bên trong tế bào vỏ rễ. Bụi được hình thành từ sự chia đôi của nhánh và sự nén bề rộng của sợi nấm, bắt đầu từ thân sợi nấm (đường kính: 5-10µm) và kết thúc bằng sự phát triển mạnh của cành nhánh sợi nấm (đường kính 1µm). Bụi được xem là vị trí chủ đạo để trao đổi dinh dưỡng giữa nấm và cây chủ.

Túi: Túi phát triển để tích lũy sản phẩm dự trữ ở nhiều loại VAM. Túi là chỗ phình to lên của sợi nấm trong tế bào vỏ rễ, nó chứa lipid và tế bào chất. Túi có thể nằm trong hoặc ngoài gian bào. Túi có chức năng như yếu tố lan truyền giống (Trần Văn Mão, 2011; Trần Thị Dạ Thảo, 2012).

2.6. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC SỬ DỤNG NẤM RỄ CỘNG SINH ĐỂ SẢN XUẤT VẬT LIỆU SINH HỌC VÀ TÁI TẠO THẢM THỰC VẬT BẰNG VẬT LIỆU SINH HỌC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu biện pháp tạo thảm thực vật bằng vật liệu sinh học nhằm bảo vệ đất dốc (Trang 30 - 32)