Khán giả 1: Bác sĩ ơi em đã 40 năm nay không phải dùng đến viên thuốc chữa bệnh nào. Nhưng vừa rồi, đi khám định kì và được bác sĩ ở bệnh viện cho biết huyết áp là 150/100. Huyết áp em có bình thường khơng?
BS: Huyết áp là áp lực máu chảy tác động lên thành mạch lúc tim co. Ở người bình
thường huyết áp tối đa ứng với lúc tim co là 120-110 mmHg,huyết áp tối thiểu ứng với lúc tim giãn là 80-70 mmHg. Chỉ số huyết áp của bạn như thế chứng tỏ bạn đã bị cao huyết áp.
Khán giả 1: Em phải làm gì ạ?
BS: Đầu tiên bạn cần làm khám tổng thể xem nguyên nhân tăng huyết áp là gì và
sau đó dựa vào đó có phương pháp chữa trị đúng cách. Bạn cần đến bệnh bệnh viện để làm 2 nhóm xét nghiệm: Nhóm 1 xét nghiệm tìm nguyên nhân khiến cho huyết áp tăng cao. Ví dụ: hẹp động mạch thận, u tuyến thượng thận, hẹp eo động mạch chủ,… Nhóm 2 xét nghiệm đánh giá ảnh hưởng của huyết áp lên các cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, não, thận và mắt.
MC: Rất cảm ơn bác sĩ. Có một khán giả nữa đã gửi câu hỏi đến chương trình: “
Bác sĩ ơi, bố tôi năm nay 70 tuổi bị cao huyết áp nhưng ông không tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Theo bác sĩ bệnh cao huyết áp sẽ có thể dẫn đến hậu quả gì?”. Xin mời bác sỹ ạ.
BS: Bệnh cao huyết áp nếu khơng điều trị có thể dẫn đến các hậu quả nặng nề:Ở tim, tăng huyết áp có thể dẫn đến các biến chứng như Cơn đau thắt ngực, Nhồi máu cơ tim và suy tim…Đối với não, tăng huyết áp là nguyên nhân dẫn đến đột quy xuất huyết não, hoặc đột quy tắc mạch não, bệnh não do tăng huyết áp. Ở thận gây đái ra protein, phù và cuối cùng là suy thận… Đối với mắt tăng huyết áp mờ có thể gây xuất huyết, xuất tiết và phù gai thị dẫn đến mù lòa. Đối với mạch máu: tăng huyết áp lâu ngày dẫn đến phình hoặc phình tách thành động mạch lớn, gây hẹp tắc các bệnh động mạch ở chân.
MC: Có 1 khán giả đã gửi đến câu hỏi: Nhóm người nào dễ mắc bệnh cao huyết
áp ạ?
BS: Nhóm người dễ mắc bệnh cao huyết áp là :Người già, người tiền sử gia đình mắc bệnh, người ít vận động thân thể, người có chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, quá nhiều muối, người thường xuyên uống rượu bia, người bị béo phì, người căng thắng street kéo dài….
Khán giả 2: Huyết áp cao nguy hiểm vô cùng vậy huyết áp thấp ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ ạ?
BS: So với mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg, người bị huyết áp thấp thường có trị số huyết áp tối đa thấp hơn 100mmHg, phổ biến là thấp hơn
90/60mmHg. Nếu so sánh với bệnh tăng huyết áp, huyết áp thấp trước mắt không
dẫn đến biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… nên nhiều người rất chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém. Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và ôxy cho các cơ quan có chức năng sống cịn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này, Alzheimer, gây tai biến mạch máu não. Ngồi ra, người bị tụt huyết áp cấp có thể gây sốc, đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng trong những trường hợp như đang lái xe, làm việc trên tầng cao… Nếu huyết áp thấp kéo dài còn làm cho các cơ quan thận, gan, tim, phổi suy yếu nhanh chóng.
Khán giả 3: Thưa bác sĩ, mẹ tôi năm nay 65 tuổi vừa rồi bị ngất xỉu và đến bệnh
viện bác sĩ khám và cho biết bà bị hở van 2 lá. Bệnh của mẹ tôi cần phải chữa trị như thế nào ạ?
BS: Hở van tim 2 lá là khi van 2 lá đóng khơng kín mỗi khi tim bơm máu, gây ứ
trệ tuần hoàn với dấu hiệu mệt mỏi,1. khó thở, ho, phù… Đây là căn bệnh nguy
hiểm nhưng nếu biết cách điều trị, người bệnh vẫn sống khỏe và có tuổi thọ cao.
Hở van tim 2 lá 1/4: Hở van tim 1/4 thường được xem là hở van sinh lý. Nếu khơng có triệu chứng khó chịu, người bệnh có thể chưa cần phải điều trị. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng như khó thở, đau ngực, mệt mỏi thì cần điều trị ngay. Mẹ bạn nên thăm khám kịp thời tại các chuyên khoa tim mạch của bệnh viện để được tư vấn chữa trị kịp thời.
MC: Vâng, trong thời lượng ngắn của chương trình chúng ta đã được nghe những trao đổi rất bổ ích từ bác sỹ. Nếu khán giả nào cần tư vấn sau chương trình này chúng tơi sẽ hỗ trợ qua số điện thoại...... đề quý vị có thể được bác sỹ tư vấn thêm. Chương trình của chúng ta xin tạm dừng tại đây. Xin cảm ơn sự tham gia của bác sỹ chuyên khoa tim mạch Nguyễn Quang Đạt, cảm ơn quý khán giả đã quan tâm theo dõi. Xin chào và hẹn gặp lại.
5. Sản phẩm tìm hiểu ngày hội hiến máu nhân đạo
1. Phiếu giao nhiệm vụ tìm hiểu ngày hội hiến máu nhân đạo
Báo cáo: Tìm hiểu ngày hội hiến máu
Họ và tên: ……………………………………………Nhóm: …… Lớp:…………
Vấn đề tìm hiểu Trả lời
1.Những người nào đủ điều kiện tham gia hiến máu?
2.Quy trình hiến máu gồm những bước nào?
3.Ý nghĩa của việc hiến máu nhân đạo ?
2. Kết quả tìm hiểu ngày hội hiến máu nhân đạo
Hình 15. Trải nghiệm ngày hội hiến máu nhân đạo tại TTYT Quỳnh Lưu.
Phụ lục 4. Một số kết quả đánh giá Bảng tổng hợp kết quả hoạt động của nhóm 2.
TT Họ tên Họ tên Tổng hợp điểm đánh giá Tổng điểm Điểm TB Tự đánh giá Nhóm đánh giá Các nhóm đánh giá HĐTN nhóm Giáo viên đánh giá HĐTN nhóm Bài kiểm tra 15p 1 Nguyễn Quang Đạt 10 10 8 8 10 46 9,2 2 Nguyễn Thị Thanh Huyền 10 10 8 8 9 45 9,0
3 Nguyễn Văn Hiếu 9 10 8 8 9 44 8,8
4 Trần Công Bách 9 9 8 8 8 42 8,4
5 Hoàng Quốc Bảo 8 8 8 8 8 40 8,0
6 Nguyễn Trọng Tấn 7 8 8 8 8 39 7,8 7 Hoàng Thị Lệ 8 9 8 8 8 41 8,2 8 Đàm Văn Thắng. 9 9 8 8 9 43 8,6 9 Hồ Vũ Minh Quân 9 8 9 8 8 42 8,4 10 Nhữ Ngọc Thành Vinh 9 9 9 8 8 43 8,6