Sơ đồ vị trí huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp nội suy không gian xây dựng bản đồ ngập lụt do lũ trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 52)

Đức Thọ có 28 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 27 xã) với tổng diện tích đất tự nhiên 20.349,14 ha.

Nhìn chung, huyện Đức Thọ có vị trí khá quan trọng đối với vùng kinh tế phía Bắc tỉnh. Với những lợi thế cơ bản là nằm trên trục đường Quốc lộ 8A nối QL 1A với cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo… có đường sắt Bắc Nam chạy qua, có nhà ga đường sắt và đường sông thuận lợi... tạo nên sự phát triển kinh tế - xã hội với nhiều lợi thế: giao lưu, học hỏi kinh tế - văn hóa, khoa học công nghệ giữa các xã, thị trấn trong và ngoài huyện, kết hợp giữa những vùng nguyên liệu sẵn có trong và ngoài huyện với các cơ sở sản xuất công nghiệp, vận chuyển và trung chuyển để tiêu thụ hàng hóa,… Cho phép huyện có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

b. Địa hình, địa mạo

Địa hình của huyện Đức Thọ nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài theo đường Quốc lộ 8A là 16 km, chiều rộng theo trục đường TL 5 (nay là TL 552) đi qua đường 8B từ Đức Lạng - Tùng Ảnh dài 14km, với đầy đủ các dạng địa hình, có đồi núi, gò đồi, ven trà sơn, thung lũng, đồng bằng, sông, với không gian hẹp, trong đó núi đồi chiếm 10,5% diện tích đất tự nhiên. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh, qua khảo sát địa hình của huyện được chia thành 4 nhóm (có 2 nhóm chính là dạng địa hình đồng bằng và dạng địa hình đồi núi).

Nhóm 1: Vùng địa hình tương đối bằng phẳng, nằm dọc theo Quốc lộ 8A và vùng ngoài đê phía Bắc của huyện và có độ dốc từ 0- 80

ít bị chia cắt. Địa hình ở đây có quá trình tích tụ vật chất chiếm ưu thế hơn quá trình bào mòn rửa trôi, do đó thường được tạo thành đất phù sa.

Nhóm 2: Vùng địa hình đồi có độ dốc từ 80

- 150, nằm về phía Tây của huyện.

Nhóm 3: Vùng địa hình với những dãy đồi có độ dốc từ 180 - 250, nằm ở phía Tây Bắc của huyện.

Nhóm 4: Vùng địa hình với những dãy đồi cao và núi thấp có độ dốc trên 250

, nằm ở phía Đông Nam của huyện. Đây là vùng địa hình bị chia cắt nhiều, với quá trình xói mòn rửa trôi bề mặt mà đặc biệt ở nhưng nơi bị mất lớp thực vật che phủ.

c. Đặc điểm khí hậu, thời tiết

Đức Thọ nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển hình của miền Nam và khí hậu nhiệt đới gió mùa có một mùa đông giá

lạnh của miền Bắc. Khí hậu ở Đức Thọ có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa ít mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12. Còn mùa ít mưa kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8.

Lượng mưa trung bình hàng năm ở Đức Thọ vào khoảng 2.100mm, tập trung chủ yếu vào tháng 10 và tháng 11, chiếm trên 70% lượng mưa cả năm. Số ngày có mưa trung bình trong năm ở Đức Thọ tương đối dài, từ 150 - 160 ngày, có khi lên đến 180 - 190 ngày/năm.

Độ ẩm không khí hàng năm ở Đức Thọ tương đối cao, trong những tháng khô hạn của mùa hè độ ẩm trung bình tháng vẫn trên 70%.

Nhiệt độ trong khu vực ở mức tương đối cao, trung bình năm khoảng 240C. Tuy nhiên các tháng mùa đông nhiệt độ trung bình thường xuống dưới 200

C, có khi dưới 180

C. Nắng ở Đức Thọ có cường độ tương đối cao bình quân 1.500 - 1.700 giờ/ năm. Sương mù trong năm có khoảng từ 5 - 6 ngày có sương mù.

Nằm trong khu vực miền Trung nên Đức Thọ hàng năm bình quân có từ 0,5 - 1,0 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến lãnh thổ huyện.

Gió mùa Đông Bắc xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, mạnh nhất là các tháng 6 và 7. (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

d. Thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của huyện ảnh hưởng chủ yếu bởi hệ thống sông ngòi trong huyện. Những con sông lớn chảy qua như sông Ngàn Sâu (dài 25km chảy từ Hương Khê đổ về qua 10 xã của huyện), sông Ngàn Phố (chảy từ Hương Sơn về Đức Thọ qua địa phận xã Trường Sơn), hai con sông này hợp lưu tại ngã ba Linh Cảm tạo thành sông La (con sông lớn nhất của Hà Tĩnh) chảy qua địa phận 9 xã của huyện với chiều dài 12 km, sông La gặp sông Cả chảy từ tỉnh Nghệ An tại ngã Ba Phủ tạo thành sông Lam tiếp tục chảy qua 5 xã của huyện rồi đổ ra cửa Hội, ngoài ra còn có một số sông suối nhỏ khác như sông Đò Trai, sông Minh... (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

e. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên

- Thuận lợi

Đức Thọ có diện tích tự nhiên lớn, quỹ đất sản xuất nông nghiệp nhiều và đa dạng về loại đất thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng như: lúa, ngô, khoai, cây ăn quả,… Huyện có điều kiện quy hoạch các vùng sản xuất tập

trung, chuyên canh với quy mô lớn. Có thể phát triển trang trại và xây dựng mô hình nông - lâm kết hợp.

Diện tích đất có rừng tự nhiên lớn, trữ lượng gỗ khá, hệ động thực vật tự nhiên phong phú và đa dạng, tạo nguồn sinh thủy, hạn chế lũ lụt.

Có nhiều sông suối, ao hồ, nhiều vị trí có điều kiện thuận lợi xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện phục vụ phát triển sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

- Khó khăn

Sự biến đổi của khí hậu và thời tiết không ổn định có ảnh hướng xấu đến hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, quỹ đất đồng bằng phù sa màu mỡ của huyện không nhiều, địa hình khu vực đồi núi bị chia cắt với độ dốc lớn nên khó phát triển kinh tế hàng hóa có quy mô lớn.

4.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

a. Tài nguyên đất

Địa bàn huyện có 6 nhóm đất với tổng diện tích đất tự nhiên là 16660,26 ha, không bao gồm các loại đất: sông suối, mặt nước, đất chuyên dùng và đất ở với diện tích là 3688,88 ha.

- Nhóm đất Cát: có diện tích 98,20 ha, chiếm 0,48% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất Phù sa: có diện tích 11674,26 ha, chiếm 57,57% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất Bạc màu: có diện tích 326,20 ha, chiếm 1,61% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất Đỏ vàng: có diện tích 2323,86 ha, chiếm 11,46% diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất Thung lũng dốc tụ: có diện tích 383,31 ha, chiếm 1,89% diện

tích tự nhiên.

- Nhóm đất Xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích 1854,43 ha, chiếm 9,14% diện

tích tự nhiên (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

b. Tài nguyên nước

Tài nguyên nước của huyện Đức Thọ được cung cấp chủ yếu bởi 3 nguồn nước chính là: nước ngầm, nước mặt và nước mưa.

- Nguồn nước mặt: Các vùng trong huyện có nguồn nước mặt dồi dào do có hệ thống sông ngòi dày đặc và hồ đập chứa nước, đất đai trong huyện chủ yếu là đồng bằng và có hệ thống thuỷ lợi được đầu tư khá hoàn chỉnh cho nên đảm bảo tưới tiêu chủ động.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm tương đối phong phú vì địa chất ở đây chủ yếu là phần đất sét nên có khẳ năng chứa và giữ nước tốt. Đây là nguồn nước chủ yếu phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, tuy nhiên hiện nay có một số nơi nguồn nước bị ô nhiễm ...

- Nguồn nước mưa: Với trữ lượng mưa trung bình hàng năm của huyện vào khoảng 2100 mm, là nguồn nước bổ sung cho các sông, ao, hồ phục vụ cho nhu cầu về nguồn nước của nhân dân. (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

c. Tài nguyên rừng

Theo kết quả thống kê đất đai đến 31/12/2016 diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 3181,72 ha; chiếm 15,63% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đất rừng sản xuất có 3092,00 ha, đất rừng phòng hộ có 89,72 ha. Diện tích rừng hiện có của huyện đang góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nguồn nước đầu nguồn, hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi, sạt lở và ngăn lũ. Hình thành sản xuất hàng hóa từ phát triển kinh tế trang trại, rừng đồi (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

4.1.1.3. Tài nguyên nhân văn

Đức Thọ là vùng đất có truyền thống yêu nước với những bậc cách mạng tiền bối như Đồng Chí Trần Phú - Nguyên Tổng Bí Thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đức Thọ còn là nơi có bề dày lịch sử văn hoá với lòng hiếu học, nhân dân cần cù thông minh sáng tạo nên đã cống hiến cho quê hương và đất nước những nhà trí thức và khoa học lớn. Theo thống kê dưới thời phong kiến từ khoa thi đầu tiên (1075) đến khoa thi cuối cùng (1919) tỉnh Hà Tĩnh có 148 vị đậu Đạt cao riêng Đức Thọ có 45 vị. Những vùng trong huyện có truyền thống học giỏi như Tùng Ảnh, Trung Lễ, Yên Hồ, Đức Yên, Đức Châu...

Toàn huyện có 22 di tích được công nhận là di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 1 di tích được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia là Nhà thờ Phan Đình Phùng tại xã Tùng Ảnh.

Hội lễ đền Thái Yên ở xã Thái Yên: Vào mùa xuân hàng năm ở Thái Yên đều có lễ hội đền sau đó người dân xã Thái Yên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao đến tận rằm tháng giêng như: kéo co, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cờ tướng, thi văn nghệ. Đặc biệt cứ hai năm một lần Thái Yên lại tổ chức rước kiệu vào ngày mồng 7 tháng giêng. Hội xuân và trò chơi vạt cầu ở xã Trung Lễ: đầu mùa xuân. Hội hát ghẹo và tục ăn cá gỏi ở Mỹ Xuyên, xã Đức

Lập: Vào cuối xuân, đầu hạ. Lễ rước Hến ở Kẻ Thượng ở xã Trường Sơn, Đức Thọ: ngày 07 tháng Giêng âm lịch (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

4.1.1.4. Thực trạng môi trường

Cụ thể đánh giá về thực trang môi trường và một số dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường của huyện như sau:

- Hiện tượng sạt lở, xói lỡ bồi tụ ở các vùng ven các con sông, ở vùng ngoài đê thường bị lũ lụt, ngập úng gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản và hoa màu...

- Môi trường không khí: Nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không khí là ở khu đô thị và các khu trung tâm, khu tiểu thủ công nghiệp ngành nghề tập trung, khai thác vật liệu xây dựng...Nhìn chung môi trường không khí trên địa bàn huyện những năm gần đây tương đối tốt.

- Môi trường nước: Nguồn nước ngầm và nước mặt của huyện đáp ứng được yêu cầu sinh hoạt của nhân dân, hầu như ít bị ô nhiểm.

- Môi trường đất: Môi trường đất ở huyện, lượng phân bón tồn dư khá lớn, một trong những nguyên nhân làm cho đất bị ô nhiễm. Mặt khác, một nguyên nhân nữa là việc hóa chất bảo vệ thực vật trôi nổi ngoài thị trường không rõ nguồn gốc chất lượng và việc bảo quản, quản lý đã gây nên ô nhiễm môi trường. nguy hiểm hơn, nhiều sản phẩm hoa màu, hoa quả được cung cấp cho thị trường ngay sau khi phun thuốc bảo vệ thực vật được vài giờ, gây ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng.

- Chất thải rắn: Bao gồm chất thải sinh hoạt, y tế, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề tập trung. Hiện tượng vứt bừa bãi vỏ chai, túi ni lông ra ngoài đồng xuống sông, ao hồ trên địa bàn huyện vẫn còn xảy ra. Những hiện tượng đó đã gây phá vỡ cân bằng sinh thái đồng ruộng làm mất đi hoặc giảm thiểu một số loài sinh vật tự nhiên, làm giảm sút chất lượng nông sản, thực phẩm.

- Hệ thống tiêu thoát nước ở đô thị và nông thôn trên địa bàn huyện chưa đảm bảo cũng gây ảnh hưởng không nhỏ về ô nhiểm môi trường.

- Một số mô hình chăn nuôi gia súc gia cầm ở các địa phương trên địa bàn huyện với quy mô lớn, nhưng chưa có biện pháp xử lý chất thải triệt để đã gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

- Nguy cơ gia tăng chất thải gây ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong những năm qua, kinh tế huyện Đức Thọ tăng trưởng tương đối ổn định. Tổng giá trị sản xuất năm 2016 đạt 5.473 tỷ đồng.

- Về cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp đạt 22,6%; CN - TTCN – XD đạt 35,7% và Thương mại - Dịch vụ đạt 41,7%.

- Về giá trị sản xuất: Nông nghiệp đạt là 1.232 tỷ đồng, CN - TTCN - XD là 957 tỷ đồng và Thương mại - Dịch vụ là 2.282 tỷ đồng,

Bình quân lương thực đầu người năm 2016 đạt 597kg/người, thu nhập bình quân đầu người đạt 33,8 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,34% tỷ lệ số hộ nghèo giảm từ 6,54% xuống còn 5,65%.

- Về nông, lâm nghiệp và thủy sản: Giá trị sản xuất của toàn ngành đạt 1.232 tỷ đồng. Hiện nay huyện đang tập trung chỉ đạo cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực tăng nhanh về sản lượng, quy mô, từng bước được tổ chức sản xuất theo hướng liên kết để nâng cao chất lượng, hiệu quả. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt 90 triệu đồng/ha.

Chỉ đạo sản xuất vụ năm 2016 đảm bảo diện tích, cơ cấu giống, lịch thời vụ với diện tích lúa gieo cấy: 10.560/10.617 ha, đạt 99,5% kế hoạch và bằng 103,7% so với năm trước, tổng sản lượng thóc 60.414 tấn, đạt 100,3% kế hoạch và tăng 9,4% so với năm 2015. Diện tích Ngô 1.637/1.684 ha đạt 97,2% kế hoạch, năng suất 41,7 tạ/ha. Diện tích gieo trỉa lạc 1.398/1.443 ha đạt 97%, năng suất 24,6 tạ/ha. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn huyện, tình hình dịch bệnh được kiểm soát ổn định, chưa để các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Chỉ đạo các xã, thị trấn ra quân nạo vét kênh mương, tu sửa đường giao thông, kênh mương thủy lợi nội đồng. Quản lý, bảo vệ và chăm sóc 3.192,5 ha rừng và thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng. Thành lập đoàn và thường xuyên kiểm tra, quản lý giết mổ, kinh doanh vận chuyển gia súc trên địa bàn (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

a. Dân số

Năm 2016 toàn huyện có 105.098 người với 31.827 hộ (quy mô hộ gia đình 3,30 người), mật độ dân số trung bình toàn huyện 516 người/km2

độ dân số cao thứ 3 trong tỉnh. Mật độ dân số đô thị (TT. Đức Thọ) là 2156 người/km2, khu vực nông thôn 500 người/km2. Dân số khu vực đô thị có 7.406 người, chiếm 7,05%. Dân số khu vực nông thôn có 97.692 người, chiếm 92,95%.

b. Lao động - việc làm

Năm 2016 toàn huyện có 56.910 lao động trong độ tuổi, chiếm 54,15% dân số. Trong đó lao động trong khu vực nhà nước và lao động làm việc ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 8.520 người chiếm 14,97% tổng số lao động, lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản 48.390 người chiếm 85,03% lao động trong độ tuổi.

Việc thẩm định, phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016 – 2020 đã được thực hiện. Kết quả đầu năm 2016 toàn huyện có 2.075 hộ nghèo, với tỷ lệ 6,54%; 2.557 hộ cận nghèo, với tỷ lệ 8,06%. Đến cuối năm 2016, giảm hộ nghèo xuống còn 1.805 hộ, với tỷ lệ 5,65% (giảm 270 hộ nghèo). Rà soát lập danh sách cấp kịp thời thẻ bảo hiểm y tế cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo và đối tượng cận nghèo.

Huyện đã giải quyết việc làm cho 1.550/1.300 lao động, đạt 119% kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp nội suy không gian xây dựng bản đồ ngập lụt do lũ trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)