Tình hình quản lý sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp nội suy không gian xây dựng bản đồ ngập lụt do lũ trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 63)

4.2.1. Tình hình quản lý đất đai

4.2.1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất

Việc tổ chức thực hiện Luật đất đai, các văn bản dưới luật của huyện đã và đang ngày càng đi vào nề nếp, hạn chế được những tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng đất.

Sau khi Luật Đất đai năm 2013 ra đời và có hiệu lực thi hành, được sự quan tâm chỉ đạo của của các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn trực tiếp là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh, huyện Đức Thọ đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý đất đai cấp huyện theo Luật đất đai 2013. Do vậy mà công tác quản lý, sử dụng đất trên địa bàn tiếp tục được củng cố, đã hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch của huyện cũng như cấp trên đề ra.

4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính

huyện giáp ranh hoạch định ranh giới theo tài liệu đo đạc địa chính. Ranh giới giữa huyện và các huyện giáp ranh, giữa các xã trong huyện đã được xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc mốc địa giới và được chuyển vẽ lên bản đồ; hồ sơ, kết quả được nộp lưu trữ quản lý sử dụng theo đúng quy định pháp luật, đất đai trong phạm vi lãnh thổ huyện đã ổn định. Không có tranh chấp với huyện giáp ranh.

4.2.1.3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Tài liệu đo đạc đã được cấp có thẩm quyền kiểm tra nghiệm thu và được sử dụng làm căn cứ để giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

Bản đồ địa chính thường xuyên được chỉnh lý biến động theo thực tế, từ đó tạo điều kiện thuận lợi lớn cho công tác quản lý sử dụng đất, là cơ sở giải quyết những tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Về công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: Huyện đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 (của toàn huyện cũng như các xã, thị trấn) vào đợt tổng kiểm kê đất đai năm 2014. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được thành lập cùng với phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020.

4.2.1.4. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nhận thức từ vai trò quan trọng của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nên Ủy ban nhân dân huyện đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015 và đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt tại Quyết định số 3273/QĐ - UB ngày 07/10/2011. Đây thực sự là hành lang pháp lý, là cơ sở để quản lý và sử dụng đất hợp lý, tạo điều kiện cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư nhằm sử dụng đất có hiệu quả theo quy hoạch và pháp luật.

Thực hiện theo quy định của Luật đất đai 2013, công tác lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện được thực hiện tốt và đúng thời gian quy định. Luôn tổng hợp nhu cầu mới phát sinh để đề nghị huyện bổ sung vào kế hoạch sử dụng đất. Lập kế hoạch sử dụng đất của huyện luôn theo hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất hợp lý góp phần đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nông nghiệp nông thôn theo chủ chương nông thôn mới; đáp ứng

nhu cầu sử dụng đất của mọi loại hình và tạo điều kiện phát triển nhanh các thành phần kinh tế.

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm (từ 2015-2017) đã được lập và trình phê duyệt đưa vào thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Điều tra xây dựng giá đất: Do UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức thực hiện, đã ban hành Bảng giá đất năm 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

4.2.1.5. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, và chuyển đổi mục đích sử dụng đất được huyện triển khai thực hiện có hiệu quả, đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đất ở cho các hộ gia đình đã được giao theo đúng quy hoạch và quyết định của UBND tỉnh.

4.2.1.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai

Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường, công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn huyện được triển khai thực hiện tốt. Đất đai của huyện đã được thống kê hàng năm theo quy định của ngành, 5 năm tổ chức kiểm kê đất đai. Năm 2015 huyện đã hoàn thành công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm theo Thông tư số 28/2014/TT- BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, với chất lượng được nâng cao, hạn chế được tình trạng sai lệch về số liệu, bản đồ với thực tế (kết quả: đất nông nghiệp 14.739,05 ha, đất phi nông nghiệp 5.106,03 ha, đất chưa sử dụng 504,08 ha). Kết quả của các công tác này là tài liệu quan trọng, phục vụ công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn toàn huyện.

4.2.1.7. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

Thường xuyên tuyên truyền phổ biến pháp luật cho nhân dân, duy trì đều đặn công tác tiếp công dân, thực hiện tốt chế độ thanh tra, kiểm tra, phát huy tốt công tác hoà giải trong nhân dân và thanh tra nhân dân tại các cơ sở. Chủ động xem xét và xử lý đơn thư khiếu tổ, khiếu nại của công dân và làm tốt công tác thi hành án dân sự.

Hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được tập trung chỉ đạo, nhiều vụ việc được giải quyết kịp thời, có kết quả, hạn chế được đơn thư vượt cấp, khiếu kiện đông người, góp phần ổn định tình hình.

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tranh chấp đất đai của nhân dân được thực hiện nhanh gọn, dứt điểm với phương châm hoà giải ngay từ thôn, xóm có sự hướng dẫn của các phòng ban có liên quan cấp huyện. Hàng năm giải quyết tốt vụ việc phát sinh. Tuy nhiên do việc quản lý quỹ đất ở một số xã chưa chặt chẽ nên tình trạng cố ý lấn chiếm đất đai làm nhà trái phép trong nhân dân vẫn xảy ra dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn còn nhiều, vì thế đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các ngành có liên quan và có sự chỉ đạo chặt chẽ của UBND các xã cũng như UBND huyện.

Công tác phòng chống tham ô lãng phí luôn được quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc. Công tác quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, thu chi ngân sách được thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước.

4.2.1.8. Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Nhìn chung công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo được quan tâm thực hiện, xử lý kịp thời, dứt điểm các trường hợp vi phạm Luật Đất đai như sử dụng đất không đúng mục đích, tranh chấp, lấn chiếm,... Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khi mà giá trị đất đai ngày càng tăng lên, tình trạng tranh chấp, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích sẽ có chiều hướng tăng lên. Do vậy cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp trong công tác quản lý đất đai nhằm ngăn chặn kịp thời các vụ việc vi phạm pháp luật về đất đai.

4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2016 tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đức Thọ là 20349,14 ha, bao gồm:

- Đất nông nghiệp: 14717,39 ha, chiếm 72,32% tổng diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp: 5128,78 ha, chiếm 25,20% tổng diện tích tự nhiên.

- Đất chưa sử dụng: 502,97 ha, chiếm 2,48% tổng diện tích tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

Diện tích đất nông nghiệp năm 2016, toàn huyện có 14717,39 ha đất nông nghiệp, chiếm 72,32% tổng diện tích tự nhiên của huyện, được thể hiện chi tiết trong bảng 4.1.

Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Thứ tự Loại đất Mã đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) I Tổng diện tích đất tự nhiên 20.349,14 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 14.717,39 72,32

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.254,33 55,31

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 8.824,42 45,37

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 6.696,25 32,91

1.1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 5.558,13 27,31

1.1.1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 1.138,12 5,60

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.128,17 12,46

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 2.429,91 9,94

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3.181,72 15,63 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3.092,00 15,19 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 89,72 0,44 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 0,00 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 236,79 1,16 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 44,55 0,22

Nguồn: UBND huyện Đức Thọ (2016)

Diện tích đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện và phân bố nhiều ở các xã Tân Hương 1.423,78 ha, Đức Lạng 1.282,84 ha, Đức Đồng 1.217,35 ha, Đức Dũng 825,37 ha...Trong đó:

- Đất trồng lúa có 6.696,25 ha chiếm 32,91% diện tích tự nhiên:

+ Đất chuyên trồng lúa nước có 5.558,13 ha, chiếm 27,31% diện tích tự nhiên. + Đất trồng lúa nước còn lại có 1.138,12 ha, chiếm 5,60% diện tích tự nhiên. - Đất trồng cây hàng năm khác có 2.128,17 ha, chiếm 12,46% diện tích tự nhiên.

- Đất trồng cây lâu năm có 2.429,91 ha, chiếm 9,94% diện tích tự nhiên. - Đất lâm nghiệp có 3.181,72 ha, chiếm 15,63% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Trường Sơn 1.038,16 ha, Đức Lạng 856,24 ha, Đức An 238,93 ha, Đức Dũng 205,80 ha...:

+ Đất rừng sản xuất chiếm phần lớn diện tích đất lâm nghiệp với 3.092,00 ha, chiếm 15,19% diện tích tự nhiên.

+ Đất rừng phòng hộ có 89,72 ha, chiếm 0,44% diện tích tự nhiên. - Đất nuôi trồng thủy sản có 236,79 ha, chiếm 1,16% diện tích tự nhiên.

4.2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2016, toàn huyện có 5.128,78 ha chiếm 25.20% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện, được thể hiện chi tiết trong bảng 3.

- Đất ở tại nông thôn có 834,14 ha, chiếm 4,10% diện tích tự nhiên.

- Đất ở tại đô thị (thị trấn Đức Thọ) có 57,58ha, chiếm 0,28% diện tích tự nhiên.

- Đất xây dựng trụ sở cơ quan có 21,35 ha, chiếm 0,10% diện tích tự nhiên.

- Đất quốc phòng có 1,34ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên. - Đất an ninh có 1,27ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên.

- Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp có 2,43ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên.

- Đất phát triển hạ tầng có 2176,31 ha, chiếm 10,69% diện tích tự nhiên.Hiện trạng sử dụng các loại đất trong đất phát triển hạ tầng, như sau:

+ Đất xây dựng cơ sở văn hóa có 2,24 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên. + Đất xây dựng cơ sở y tế có 7,02 ha,chiếm 0,03% diện tích tự nhiên.

+ Đất xây dựng cơ sở giáo dục đào tạo có 69,36 ha,chiếm 0,34% diện tích tự nhiên.

+ Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao có 53,76 ha, chiếm 0,27% diện tích tự nhiên.

+ Đất giao thông có 1.608,20 ha, chiếm 7,90% diện tích tự nhiên. + Đất thủy lợi có 461,53 ha, chiếm 2,26% diện tích tự nhiên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đất công trình năng lượng có 3,40 ha,chiếm 0,02% diện tích tự nhiên. + Đất công trình bưu chính viễn thông 1,07 ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên. + Đất chợ có 5,94ha, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên.

- Đất cụm công nghiệp có 6,50ha, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên. - Đất thương mại, dịch vụ có 11,30 ha, chiếm 0,06% diện tích tự nhiên.

Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Thứ tự Loại đất Mã đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) I Tổng diện tích đất tự nhiên 20.349,14 100,00

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.128,78 25,20

2.1 Đất ở OCT 891,72 4,38

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 834,14 4,10

2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 57,58 0,28

2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.404,71 11,82

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 21,35 0,10

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 1,34 0,01

2.2.3 Đất an ninh CAN 1,27 0,01

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 134,81 0,66

2.2.4.1 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 2,43 0,01

2.2.4.2 Đất xây dựng cơ sở văn hóa DVH 2,24 0,01

2.2.4.3 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 7,02 0,03

2.2.4.4 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo DGD 69,36 0,34

2.2.4.5 Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao DTT 53,76 0,27

2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 125,23 0,62

2.2.5.1 Đất cụm công nghiệp SKN 6,50 0,03

2.2.5.2 Đất thương mại, dịch vụ TMD 11,30 0,06

2.2.5.3 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 64,97 0,32

2.2.5.4 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 22,40 0,11

2.2.5.5 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm SKX 20,07 0,10

2.2.6 Đất có mục đích công cộng CCC 2.120,71 10,42

2.2.6.1 Đất giao thông DGT 1.608,20 7,90

2.2.6.2 Đất thuỷ lợi DTL 461,53 2,26

2.2.6.3 Đất có di tích lịch sử - văn hoá DDT 10,80 0,05

2.2.6.4 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 25,93 0,13

2.2.6.5 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 0,37 0,00

2.2.6.6 Đất công trình năng lượng DNL 3,40 0,02 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.6.7 Đất công trình bưu chính, viễn thông DBV 1,07 0,01

2.2.6.8 Đất chợ DCH 5,94 0,03

2.2.6.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 3,47 0,02

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 8,07 0,04

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 52,15 0,25

2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT NTD 274,23 1,35

2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.055,09 5,18

2.7 Đất có mặt nước chuyên dung MNC 441,68 2,17

2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 1,13 0,01

- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp có 64,97 ha, chiếm 0,32% diện tích tự nhiên. - Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm có 20,07ha, chiếm 0,10% diện tích tự nhiên.

- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản có 22,40 ha, chiếm 0,11% diện tích tự nhiên.

- Đất có di tích lịch sử - văn hóa có 10,80 ha, chiếm 0,05% diện tích tự nhiên. - Đất bãi thải, xử lý chất thải có 3,47 ha,chiếm 0,02% diện tích tự nhiên. - Đất cơ sở tôn giáo có 8,07 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên.

- Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa có 274,23 ha, chiếm 1,35% diện tích tự nhiên. - Đất sinh hoạt cộng đồng 25,93 ha, chiếm 0,13% diện tích tự nhiên.

- Đất khu vui chơi, giải trí công cộng có 0,37ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên. - Đất cơ sở tín ngưỡng có 52,15 ha, chiếm 0,25% diện tích tự nhiên.

- Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối có 1.055,09 ha,chiếm 5,18% diện tích tự nhiên. - Đất có mặt nước chuyên dùng có 441,68 ha, chiếm 2,17% diện tích tự nhiên. - Đất phi nông nghiệp khác có 1,13ha, chiếm 0,01% diện tích tự nhiên.

4.3. TÌNH HÌNH LŨ LỤT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỨC THỌ

- Diện tích tự nhiên của toàn huyện là trên 20.000 ha, với hơn 100 ngàn dân; Có 28 xã và 1 thị trấn, trong đó có 7 xã ngoài đê thường xuyên bị ngập lụt và có 4 xã miền núi ở vùng thượng lưu cũng bị ngập lụt do ảnh hưởng của sông La và sông Ngàn Sâu.

- Đức Thọ là huyện hàng năm đều có chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt. Huyện hàng năm bình quân chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 6 đến cơn bão số11.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp nội suy không gian xây dựng bản đồ ngập lụt do lũ trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 63)