Cao độ mức ngập thực tế và nội suy tại các điểm dùng để tham chiếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp nội suy không gian xây dựng bản đồ ngập lụt do lũ trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 80 - 83)

Để thực hiện được quá trình so sánh này, trước hết cần xác định được giá trị của bản đồ nội suy tại các điểm dùng để tham chiếu. Sử dụng công cụ trong ArcToolbox tính toán được các giá trị của bản đồ nội suy tại các điểm dùng để tham chiếu. Qua quá trình tính toán, trường RASTERVALUE chính là trường chứa giá trị dự báo (nghĩa là giá trị của bản đồ nội suy tại điểm dùng để tham chiếu), còn trường FloodLevel là trường chứa giá trị thực đo.

Dữ liệu điểm nội suy cho vùng ngoài đê là 57 điểm với 8 điểm tham chiếu. Dữ liệu điểm nội suy cho vùng trong đê là 183 điểm và 18 điểm tham chiếu.

- Đối với vùng ngoài đê La Giang:

Tập hợp điểm tham chiếu để đánh giá độ chính xác nội suy cho vùng ngoài đê gồm có 8 điểm, tương đương với 14% số điểm dùng để nội suy, các điểm dùng để tham chiếu phân bố đều trên địa bàn vùng ngoài đê

Bảng 4.3. Bảng so sánh giữa số liệu thực tế và số liệu nội suy tại các điểm tham chiếu vùng ngoài đê

STT Mã điểm Giá trị thực đo (m) Giá trị nội suy (m) Sai số (m)

(1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3) 1 R17 13.00 14.81 1.81 2 R20 12.50 14.14 1.64 3 R21 16.70 16.84 0.14 4 R22 16.20 16.46 0.26 5 R23 16.10 16.09 -0.01 6 R24 13.60 14.59 0.99 7 R25 20.30 20.32 0.02 8 R26 14.30 12.96 -1.34

Từ bảng trên cho thấy sai số giữa số liệu thực tế và số liệu nội suy lớn nhất là 1,81m tại điểm R17 nhỏ nhất là 0,01m tại điểm R23.

Quá trình tính toán đã xác định được Hệ số xác định bội R2=0,84, sai số trung phương là RMSE = 1,04m. Sai số trung bình phần trăm tuyệt đối là MAPE=5,7%.

- Đối với vùng trong đê La Giang

Tập hợp dùng để tham chiếu gồm có 18 điểm, tương đương với 10% số điểm dùng để nội suy, các điểm dùng để tham chiếu phân bố đều trên địa bàn vùng trong đê.

Bảng 4.4. Bảng so sánh giữa số liệu thực tế và số liệu nội suy tại các điểm tham chiếu vùng trong đê

STT Mã điểm Giá trị thực đo (m)

Giá trị nội suy (m) Sai số (m) (1) (2) (3) (4) (5)=(4)-(3) 1 R1 15.60 15.19 -0.41 2 R2 13.30 13.06 -0.24 3 R3 13.30 13.15 -0.15 4 R4 17.20 17.30 0.10 5 R5 13.60 14.22 0.62 6 R6 11.50 11.30 -0.20 7 R7 11.60 11.97 0.37 8 R8 11.50 11.40 -0.10 9 R9 14.50 15.23 0.73 10 R10 12.50 12.90 0.40 11 R11 11.20 11.34 0.14 12 R12 12.20 12.11 -0.09 13 R13 15.20 14.92 -0.28 14 R14 12.30 11.93 -0.37 15 R15 14.20 14.93 0.73 16 R16 11.00 10.33 -0.67 17 R18 13.60 11.91 -1.69 18 R19 11.20 11.14 -0.06

Từ bảng trên cho thấy sai số giữa số liệu thực tế và số liệu nội suy lớn nhất là 1,69m tại điểm R18 nhỏ nhất là 0,06m tại điểm R19 .

Kết quả tính toán xác định được Hệ số xác định bội R2=0,91, sai số trung phương tại các điểm tham chiếu là RMSE=0,56m. Sai số trung bình phần trăm tuyệt đối là MAPE=3,1%.

Theo lý thuyết về nội suy thì Hệ số xác định bội (R2) càng gần 1, sai số trung phương RMSE càng gần 0 thì độ chính xác của phương pháp nội suy càng cao. Nếu sai số MAPE từ 0- 10% thì kết quả nội suy đạt độ chính xác rất cao, sai số từ 10%-30%: Chính xác cao, 30-50%: Chính xác trung bình, sai số >50%: Kém chính xác. Như vậy, kết quả tính toán các chỉ số cho thấy phương pháp nội suy IDW đạt độ chính xác rất cao, thể hiện sự phù hợp của phương pháp này đối với nội suy ngập lụt huyện Đức Thọ.

4.4.1.4. Xây dựng bản đồ ngập lụt

Để xây dựng bản đồ ngập lụt, ta lấy bản đồ kết quả nội suy IDW trừ đi độ cao của địa hình (bản đồ DEM). Những vùng nào có giá trị dương là vùng bị ngập lụt,

vùng có giá trị 0 hoặc âm là vùng không bị ngập. Hình 4.10 và Hình 4.11 thể hiện bản đồ ngập lụt đã được phân cấp theo mức ngập:

0 : Không ngập 1: Ngập từ 0-0.5m 2: Ngập từ 0.5-1m 3: Ngập từ 1-2m 4: Ngập từ 2m trở lên

Tham khảo từ nghiên cứu của Vũ Ngọc Châu (2014) với các mức ngập đánh giá nằm trong khoảng từ 0 đến 2m, xét ảnh hưởng của ngập lụt đến các yếu tố con người, thiết bị tài sản và giao thông cũng như các mặt khác của kinh tế cho thấy: chiều sâu ngập lụt càng lớn thì mức độ thiệt hại càng tăng, khả năng ứng phó càng hạn chế và loại hình di tản càng phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp nội suy không gian xây dựng bản đồ ngập lụt do lũ trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)