Phần 4 Kết quả nghiên cứu
4.3. Tình hình lũ lụt trên địa bàn huyện Đức Thọ
- Diện tích tự nhiên của toàn huyện là trên 20.000 ha, với hơn 100 ngàn dân; Có 28 xã và 1 thị trấn, trong đó có 7 xã ngoài đê thường xuyên bị ngập lụt và có 4 xã miền núi ở vùng thượng lưu cũng bị ngập lụt do ảnh hưởng của sông La và sông Ngàn Sâu.
- Đức Thọ là huyện hàng năm đều có chịu ảnh hưởng của thiên tai, lũ lụt. Huyện hàng năm bình quân chịu ảnh hưởng từ cơn bão số 6 đến cơn bão số11. Đặc điểm của các cơn bão này là vào trung tâm của huyện hoặc nếu bão ở ngoài biển thì cũng gây ra mưa lớn, nước dâng cao rồi ngập lụt, đặc biệt là đối với vùng hạ lưu gồm 7 xã ngoài đê và 4 xã miền núi là thường xuyên năm nào cũng chịu ảnh hưởng của ngập lụt.
- Trung tâm thị trấn Đức Thọ, các xã Tùng Ảnh, Đức Yên, Đức Long nếu lượng mưa lớn kéo dài trên 200 mm thì sẽ chịu ngập úng cục bộ. Mặc dù địa phương đã lập nhiều dự án tiêu úng nhưng chưa triển khai được do thiếu kinh phí. Nhu cầu của địa phương: mong muốn được hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết phòng chống và tiêu úng, đặc biệt đối với 7 xã ngoài đê và 4 xã miền núi.
- Đặc điểm tình hình mưa lũ, ngập lụt:
+ Địa bàn huyện có tuyến đê chạy qua là Đê La Giang dài 15,5 km đi dọc theo sông La. Các xã Đức Châu, Đức La, Đức Quang, Đức Tùng, Đức Vĩnh và Liên Minh, Trường Sơn nằm hoàn toàn ngoài đê; Xã Đức Nhân có 1/3 dân nằm ở ngoài đê (Xóm 4, 5 và 6) và 2/3 nằm trong đê (xóm 1,2, 3 và 7); Các xã ngoài đê, lụt lớn là đều bị ngập, nếu mức nước sông trên báo động 1 (cao trình 3.5) là các xã đều bị ngập, đồng ruộng bị ngập hết và nước lũ bắt đầu vào các đường làng.
+ Đặc điểm dân cư vùng nước lũ: xây nhà đặt móng nhà rất cao, cao hơn mặt đường 1 m, thậm chí cao hơn đầu người để giải quyết phòng lũ. Ở cao trình 4.5 thì lũ bắt đầu mới vào nhà.
+ Trong 7 xã ngoài đê, ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ lụt là Đức La và Đức Quang là 2 xã nằm cạnh ven sông. Ngoài ra còn 2 xã Đức Châu và Đức Tùng cũng bị ảnh hưởng nhiều. Còn ảnh hưởng đầu nguồn nhiều nhất là xã Đức Lạng và Đức Lạc, dọc bờ sông La và sông Ngàn Sâu tiếp theo là Trường Sơn và Liên Minh.
+ Các xã trong đê: Nếu mưa lớn ngập thì ngập nặng nhất là Đức Long, Đức Lâm, Đức Thanh, xã Thái Yên và Yên Hồ. Đặc biệt xã Yên Hồ hàng năm nếu lượng mưa ngày vượt quá 200 mm thì sẽ bị ngập trên diện rộng gây ảnh hưởng đến 100-200 ha lúa, xã Thái Yên, Đức Lâm, Đức Long khoảng 250 ha lúa/ xã. Việc tiêu úng ở Yên Hồ được thực hiện qua cống Trung Lương và cống Đức Xá. Yên Hồ là xã trũng nên khi có mưa lớn thì nước ở thượng nguồn sông Lam và sông Ngàn Sâu đổ về rất lớn khiến lượng nước ở sông là cao hơn trong đồng (trên 50 cm) nên phải đóng cống Trung Lương, nước mưa do đó không thể tiêu qua cống được. Đó là lý do tại sao Yên Hồ - một xã nằm ngay cạnh cống nhưng lại bị úng khi có mưa lớn.
+ Về ảnh hưởng của ngập úng: việc ngập úng ở địa bàn huyện không chỉ phụ thuộc vào lượng nước ở thượng nguồn các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố mà phụ thuộc vào lượng mưa, nếu lượng mưa trên 250 mm thì sẽ gây ngập úng cục bộ. Các xã trong huyện năm nào cũng chịu vài đợt lũ lụt, gây thiệt hại về nhà cửa, công trình, mùa màng. Đối với sản xuất nông nghiệp thì các trận lũ sớm (khoảng giữa tháng 8 đến giữa tháng 9) thường gây thiệt hại lớn vì nhân dân chưa kịp thu hoạch lúa.
- Đợt lũ năm 2010, toàn huyện bị ngập lụt, kể cả trung tâm của huyện là thị trấn Đức Thọ, các xã khác đều bị ngập vào nhà kéo dài từ 15-20/10/2010. Ngày 15/10/2013, sau cơn bão Nari quét qua các tỉnh miền Trung, hoàn lưu bão kết hợp không khí lạnh tây ra trận lũ lớn, bủa vây các tỉnh miền Trung gồm: Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam. Nhiều tuyến đường bị sạt lở, chia cắt; trong khi tại miền núi, nước ngập tới mái nhà, cô lập nhiều xã, huyện, hàng trăm nhà dân ngập chìm trong biển nước. Huyện Đức Thọ là một trong những huyện rốn lũ chịu ảnh hưởng lớn trong đợt lũ này.
(Nguồn: Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh.2013)
* Trận lũ tháng 10 năm 2016:
- Tháng 10 năm 2016, mưa lớn kéo dài ở Đức Thọ kết hợp với nước lũ thượng nguồn các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố và sông Cả (từ Nam Đàn) đổ về gây ngập lụt toàn bộ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, trong đó ngập nặng nhất là 7 xã ngoài đê và 6 xã ven đê và các xã vùng trũng, trừ các xã có địa hình cao như Tân Hương, Đức Lạng, Đức An, Đức Lập, Đức Dũng là bị ngập ít hơn.
Hình 4.2. Biểu đồ Mực nƣớc và lƣợng mƣa tại Linh Cảm trận lũ năm 2016
Quá trình diễn biến mưa và mực nước lũ của trận lũ này tại Linh Cảm như sau: Bắt đầu từ 2 giờ ngày 13/10 lúc chưa có mưa, mực nước đo được là 0,6m. Một giờ sau, bắt đầu có mưa và lượng mưa tăng dần đến 16 giờ cùng ngày là 3,7mm/giờ, mực nước đo được là 1,5m. Trong khoảng 50 giờ tiếp theo lượng mưa tiếp tục có xu hướng tăng lên, đến 19 giờ ngày 15/10 mực nước đo được là 4.8m, với lượng mưa 14,8mm/giờ. Trong 32 giờ tiếp theo lượng mưa tiếp tục tăng lên đến 4 giờ ngày 17/10 là 25,2mm/giờ, mực nước đo được là 5,9m. Đến
23 giờ ngày17/10 mưa giảm từ 25,2mm/giờ xuống còn 19,2mm/giờ nhưng mực nước tăng từ 5,9m lên 6,5m do nước từ thượng nguồn đổ về làm cho mực nước tăng lên mặc dù mưa giảm. Trong khoảng 42 giờ tiếp theo lượng mưa giảm dần dao động trong khoảng 18-19mm/giờ, vào 18 giờ ngày 19/10 đo được là 18mm/giờ với mực nước là 6,1m. Từ đó lượng mưa và mực nước giảm dần đến 17 giờ ngày 27/10 thì hết mưa mực nước đo được là 1,8m.
+ Đỉnh lũ của trận lũ này là 6,5m, với lưu lượng mưa dao động trong khoảng từ 14-25mm/giờ,
+ Thời gian lũ lên là 68 giờ, + Thời gian lũ xuống là 170 giờ.
Hình 4.3. Hình ảnh ngập lụt ở vùng ngoài đê huyện Đức Thọ trận lũ năm 2016 trận lũ năm 2016
Nguồn: báo Hà Tĩnh điện tử
Theo thống kê của của UBND huyện Đức Thọ, toàn huyện đã có 660 hộ bị ngập bao gồm: xã Đức Thanh 400 hộ, Thái Yên 120 hộ bị ngập, Đức Lạng 75 hộ, Đức Đồng 20 hộ, Bùi Xá 20 hộ, Trường Sơn 18 hộ và Đức Châu 7 hộ. Thiệt hại về hoa màu, toàn huyện bị ngập úng và gãy đổ 140,9 ha ngô đông; 81 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập và mất trắng.