Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp nội suy không gian xây dựng bản đồ ngập lụt do lũ trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 58 - 62)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1.2.Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

4.1.2.Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Trong những năm qua, kinh tế huyện Đức Thọ tăng trưởng tương đối ổn định. Tổng giá trị sản xuất năm 2016 đạt 5.473 tỷ đồng.

- Về cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp đạt 22,6%; CN - TTCN – XD đạt 35,7% và Thương mại - Dịch vụ đạt 41,7%.

- Về giá trị sản xuất: Nông nghiệp đạt là 1.232 tỷ đồng, CN - TTCN - XD là 957 tỷ đồng và Thương mại - Dịch vụ là 2.282 tỷ đồng,

Bình quân lương thực đầu người năm 2016 đạt 597kg/người, thu nhập bình quân đầu người đạt 33,8 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,34% tỷ lệ số hộ nghèo giảm từ 6,54% xuống còn 5,65%.

- Về nông, lâm nghiệp và thủy sản: Giá trị sản xuất của toàn ngành đạt 1.232 tỷ đồng. Hiện nay huyện đang tập trung chỉ đạo cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, sản phẩm nông nghiệp hàng hóa chủ lực tăng nhanh về sản lượng, quy mô, từng bước được tổ chức sản xuất theo hướng liên kết để nâng cao chất lượng, hiệu quả. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích đạt 90 triệu đồng/ha.

Chỉ đạo sản xuất vụ năm 2016 đảm bảo diện tích, cơ cấu giống, lịch thời vụ với diện tích lúa gieo cấy: 10.560/10.617 ha, đạt 99,5% kế hoạch và bằng 103,7% so với năm trước, tổng sản lượng thóc 60.414 tấn, đạt 100,3% kế hoạch và tăng 9,4% so với năm 2015. Diện tích Ngô 1.637/1.684 ha đạt 97,2% kế hoạch, năng suất 41,7 tạ/ha. Diện tích gieo trỉa lạc 1.398/1.443 ha đạt 97%, năng suất 24,6 tạ/ha. Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn huyện, tình hình dịch bệnh được kiểm soát ổn định, chưa để các loại dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Chỉ đạo các xã, thị trấn ra quân nạo vét kênh mương, tu sửa đường giao thông, kênh mương thủy lợi nội đồng. Quản lý, bảo vệ và chăm sóc 3.192,5 ha rừng và thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng. Thành lập đoàn và thường xuyên kiểm tra, quản lý giết mổ, kinh doanh vận chuyển gia súc trên địa bàn (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

4.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập.

a. Dân số

Năm 2016 toàn huyện có 105.098 người với 31.827 hộ (quy mô hộ gia đình 3,30 người), mật độ dân số trung bình toàn huyện 516 người/km2

độ dân số cao thứ 3 trong tỉnh. Mật độ dân số đô thị (TT. Đức Thọ) là 2156 người/km2, khu vực nông thôn 500 người/km2. Dân số khu vực đô thị có 7.406 người, chiếm 7,05%. Dân số khu vực nông thôn có 97.692 người, chiếm 92,95%.

b. Lao động - việc làm

Năm 2016 toàn huyện có 56.910 lao động trong độ tuổi, chiếm 54,15% dân số. Trong đó lao động trong khu vực nhà nước và lao động làm việc ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước là 8.520 người chiếm 14,97% tổng số lao động, lao động nông lâm nghiệp, thuỷ sản 48.390 người chiếm 85,03% lao động trong độ tuổi.

Việc thẩm định, phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2016 – 2020 đã được thực hiện. Kết quả đầu năm 2016 toàn huyện có 2.075 hộ nghèo, với tỷ lệ 6,54%; 2.557 hộ cận nghèo, với tỷ lệ 8,06%. Đến cuối năm 2016, giảm hộ nghèo xuống còn 1.805 hộ, với tỷ lệ 5,65% (giảm 270 hộ nghèo). Rà soát lập danh sách cấp kịp thời thẻ bảo hiểm y tế cho người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, người nghèo và đối tượng cận nghèo.

Huyện đã giải quyết việc làm cho 1.550/1.300 lao động, đạt 119% kế hoạch, trong đó: Xuất khẩu lao động 413/400 người (đạt 103% kế hoạch). Tổ chức 28 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 926 người (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

4.1.2.3. Thực trạng phát triển đô thị, nông thôn và văn hóa – thể thao

a. Thực trạng phát triển đô thị

Thị trấn Đức Thọ có tổng diện tích tự nhiên là 343,55 ha, chiếm 1,67% diện tích tự nhiên của huyện và 6,9% diện tích đất đô thị của tỉnh. Trên địa bàn thị trấn có quốc lộ 8A, tuyến đường sắt thống nhất Bắc-Nam chạy qua.

Đất nông nghiệp của thị trấn có diện tích lớn với 148,21 ha, chiếm 43,67% diện tích tự nhiên. Đất thực sự xây dựng đô thị có diện tích 90 ha, chiếm 26,49% diện tích tự nhiên, trong đó đất chuyên dùng có 89,95 ha và đất ở có 37,11 ha (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Dân cư nông thôn của huyện đã được hình thành từ rất lâu đời, đến nay đã hình thành khu quần cư là các thôn, xóm. Trong các thôn xóm mỗi hộ gia đình

đều có diện tích nhà ở, sân phơi, các công trình phụ, giếng nước, vườn cây và ao cá (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

c. Văn hóa – thể thao

Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, các hoạt động văn hóa, thể thao phục vụ các ngày lễ và nhiệm vụ chính trị, trọng tâm là mừng Đảng mừng xuân, Bầu cử Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp, kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Hà Huy Tập.... Công nhận 27.495/29.838 gia đình văn hóa (đạt 92% kế hoạch), 18/20 thôn văn hóa (đạt 90% kế hoạch). Xây dựng 5 nhà văn hóa, 7 sân thể thao xã; xây mới 23 nhà, nâng cấp 27 nhà, khuôn viên nhà văn hóa thôn (đạt 100% kế hoạch xây mới Nhà văn hóa thôn). Tổ chức tốt Hội thi “Nhà nông đua tài, tìm hiểu mô hình HTX trong xây dựng nông thôn mới”. Tham gia 100% các cuộc thi cấp tỉnh đạt 01giải nhất, 02 giải nhì, 4 huy chương bạc, 5 huy chương đồng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng chữ ký số trong gửi nhận văn bản tại 100% xã, thị trấn. Nâng cấp trang thông tin điện tử của huyện hoạt động hiệu quả.

Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền, chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền trọng tâm, trọng điểm. Sản xuất trên 300 chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên mục với trên 3.800 tin bài, phóng sự, gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.

a. Hệ thống giao thông

- Đường sắt: Huyện Đức Thọ có đường sắt Bắc - Nam đi qua 9 xã từ Đức Châu đến Đức Lạng dài 17Km, có 3 ga là Yên Trung, Đức Lạc và Yên Duệ.

- Hệ thống giao thông đường bộ

Quốc lộ: Trên địa bàn tỉnh có Quốc lộ 8A chạy qua 12 xã, theo hướng từ Đông sang Tây, chiều dài 16 km, nền đường rộng 18 m, mặt đường rộng 12m -14 m được rải nhựa (đoạn qua thị trấn rộng 18m dài 2km). Đây là tuyến đường quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tới.

Quốc lộ 15A dài 14,5km gồm 2 đoạn; Đoạn 1 từ QL 8A (Trung lễ) - Đức Thanh dài 5 Km, mặt đường rộng 6m, nền đường rộng 7m và mặt đường đã đ- ược rải nhựa; Đoạn 2 từ ngã tư Yên Trung đến giáp Nam Đàn tỉnh Nghệ An dài 9,5Km, mặt đường rộng 9m, nền đường rộng 14m và mặt đường đã được (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

rải nhựa.

Tỉnh lộ: Tỉnh lộ 552 (Tỉnh lộ 5 cũ): Điểm đầu tại xã Tùng Ảnh; điểm cuối ở xã Đức Lạng, dài 14km (theo hướng Bắc - Nam), nền đường rộng 9m và mặt đường 6m đã được rải nhựa; Tỉnh lộ 8B: Điểm đầu tại Yên Trung - bến Tam Soa, dài 4km, nền đường rộng 7/9m và mặt đường đã được rải nhựa; Tỉnh lộ 554 (Tỉnh lộ 28 cũ) dài 15 km (bắt đầu từ xã Tùng Ảnh đến xã Đức Dũng), nền đường rộng 7/9 m và mặt đường đã được rải nhựa; Tỉnh lộ 12 (qua Đức Thanh) dài 700m, nền đường rộng 7/9 m và mặt đường đã được rải nhựa.

- Hệ thống giao thông liên huyện, đường trục xã

Gồm 52 tuyến, đoạn đường với tổng chiều dài 377,9km, nền đường rộng từ 6 m – 7m, mặt đường rộng từ 3,5 - 6m chủ yếu là đường cấp phối và nhựa hóa.

Nhìn chung, mật độ các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ đạt 0,7 km/km2 và 0,3 km/1.000 dân. So với tỷ lệ chung của toàn tỉnh đạt 0,5 km/ km2 và 0,25 km/ 1.000 dân thì huyện Đức Thọ đạt trên mức trung bình của toàn tỉnh (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

b. Hệ thống thuỷ lợi

- Kênh mương: huyện có hệ thống kênh chính dài 9 km, đã kiên cố hoá đ- ược 8,0 km, trong đó:

+ Hệ thống kênh cấp I dài 14,1 km, đã được kiên cố hoá 13,5 km và do Công ty thuỷ nông Linh Cảm quản lý

+ Hệ thống kênh mương cấp II, cấp III và hệ thống tưới tiêu, kênh tiêu do huyện và xã quản lý có tổng chiều dài 214,5 km, đến nay đã kiên cố hoá được khoảng 130 - 150 km, đạt 70%.

- Hệ thống đê, kè:

+ Hệ thống đê, kè của huyện do Trung ương và Tỉnh quản lý, bao gồm: Đê La Giang dài 15,6 km, hệ kè Bến Giá dài 400 m, hệ kè Đức Nhân dài 500 m và hệ kè Yên Hồ dài 750 m.

c. Điện

Công tác quản lý sử dụng điện ngày càng hiệu quả. Đến nay có trên 100% dân trong huyện được sử dụng điện Quốc gia. Hệ thống đường dây, trạm điện đang được xây dựng thêm và hoàn thiện, đã hoàn thành bàn giao lưới điện cao áp cho ngành quản lý.

d. Giáo dục

Năm học 2015 - 2016 đạt kết quả khá toàn diện. Tiếp tục giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Đã phổ cập giáo dục THCS và đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Công tác xây dựng cơ sở vật chất, trường chuẩn quốc gia được đẩy mạnh và đạt kết quả cao, toàn huyện có 57/70 trường đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 81,4%. Năm 2015 có 1.045 em đậu vào các trường đại học, cao đẳng.

Triển khai các lớp chuyên đề cho các cấp học Mầm non, Tiểu học, THCS trong toàn huyện; tiếp tục chỉ đạo triển khai, nhân rộng các mô hình, phương pháp dạy học mới ở Tiểu học và triển khai mô hình trường học mới Việt Nam tại Trường THCS Yên Trấn (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

e. Y tế

Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được quan tâm, từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân từ y tế cơ sở đến Bệnh viện Đa khoa huyện. Hiện nay 26/28 trạm y tế đạt tiêu chí Quốc gia về y tế xã; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 9,6% (đạt 100% kế hoạch). Trong năm không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ em dưới 5 tuổi đạt kế hoạch. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 80%. Công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh đạt kết quả tốt. Chỉ đạo tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện. Công tác quản lý hành nghề y dược tư nhân được tăng cường (UBND huyện Đức Thọ, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp nội suy không gian xây dựng bản đồ ngập lụt do lũ trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 58 - 62)