Sơ đồ ngập lụt vùng trong đê La Giang huyện Đức Thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp nội suy không gian xây dựng bản đồ ngập lụt do lũ trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 85)

* Nhận xét

- Đối với vùng ngoài đê La Giang, đây là vùng ven sông do phù sa sông La bồi đắp, có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Khi mưa lớn kéo dài nước đổ về từ vùng thượng lưu sông Ngàn Sâu, Sông Cả (sông Lam) đổ về khiến nước sông La dâng cao và làm ngập lụt vùng địa hình thấp trũng. Ở phía Tây Bắc (thuộc xã Trường Sơn) có địa hình đồi, độ dốc từ 18-250

nên bị ngập ít hơn. Tương tự, phía Đông Bắc (xã Đức Vĩnh) có địa hình cao hơn nên diện tích ngập ít hơn.

- Đối với vùng trong Đê La Giang, khi mưa lớn kéo dài, tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sông La ở ngoài đê nhưng khi nước từ các con sông dâng cao, đặc biệt phía tây có sông Ngàn Sâu chảy quanh, hệ thống các số suối nhỏ như sông Đò Trai, Minh Diện và các kênh rạch suối khác dẫn nước vào vùng trong đê làm ngập những nơi có địa hình thấp trũng, hệ thống thoát nước kém. Ở phía Nam của huyện (thuộc các xã Tân Hương, Đức Lạc, Đức An, Đức Dũng) là những dãy đồi cao và núi thấp có độ dốc trên 250 nên không hoặc ít bị ngập.

4.4.2. Xác định hiện trạng sử dụng đất bị ngập huyện Đức Thọ

4.4.2.1. Chuyển đổi dữ liệu bản đồ ngập lụt

Sử dụng công cụ chuyển đổi "Raster to Polygon" của ArcGIS để chuyển đổi bản đồ ngập lụt raster (đã được phân mức ngập) sang dạng vector polygon. Kết quả của bước này tạo ra bản đồ ngập lụt định dạng vector polygon. Trong bản đồ này còn chứa cả vùng không ngập lụt (những vùng có giá trị bằng 0), ta phải xóa những vùng này để thực hiện việc chồng xếp tính toán diện tích các loại đất bị ngập lụt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng phương pháp nội suy không gian xây dựng bản đồ ngập lụt do lũ trên địa bàn huyện đức thọ, tỉnh hà tĩnh (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)